Đẩy mạnh khu vực tư nhân tham gia phát triển khoa học công nghệ

VOV.VN - Về lâu dài doanh nghiệp tư nhân mới là nguồn đầu tư lớn nhất cho phát triển khoa học công nghệ, thông qua các quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp.


Thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã được ban hành và có những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Cùng với đó, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đang được đánh giá là bước đột phá về chính sách, là đòn bẩy cho khoa học công nghệ phát triển, cơ hội cho các doanh nghiệp đứng trước những thời cơ để có thể phát triển khoa học công nghệ.

Ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội tự động hoá Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 57 mang tính đột phá chưa từng thấy trong tất cả những văn kiện trước đây của Đảng. Đó là mục tiêu đặt ra rất cao so với những điều chúng ta vẫn đang làm.

Cụ thể tới năm 2030, kinh tế số phải chiếm 30% GDP quốc gia, đến năm 2045 phải là 50% GDP quốc gia - đây là những con số phải phấn đấu rất quyết liệt mới có thể làm được. Bởi ở thời điểm hiện nay, chúng ta mới chỉ có trên 18% GDP quốc gia là kinh tế số, năm nay phải đạt được trên 20% mới hy vọng năm 2030 chúng ta có 30%...

Do đó, về lâu dài, doanh nghiệp tư nhân mới là nguồn đầu tư lớn nhất cho phát triển khoa công nghệ thông qua các quỹ phát triển khoa công nghệ của doanh nghiệp. Dẫn chứng từ thực tiễn hiện những dự án về khoa học công nghệ lớn nhất của chúng ta đã được hình thành trong các doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân như VinFast, Hòa Phát, FPT…

“Về tổng thể chúng ta có thuận lợi từ Nghị quyết 68 và Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, điều này là cơ hội cho các doanh nghiệp đứng trước những thời cơ để có thể phát triển khoa học công nghệ, đưa công nghệ số, công nghệ tự động hóa vào trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sức cạnh tranh không chỉ trong nước và quốc tế. Chúng ta cũng có cơ hội để tạo ra những sản phẩm mới để hỗ trợ cho nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn chuyển mình”, ông Nguyễn Quân nêu rõ.

Một trong những điểm đột phá nữa của Nghị quyết 57, đó là Đảng đặt vấn đề phải đầu tư rất lớn cho phát triển khoa học công nghệ từ Ngân sách Nhà nước, phải đạt tối thiểu 3% tổng ngân sách nhà nước hàng năm. Đầu tư của xã hội tới năm 2030 phải đạt trên 2% GDP quốc gia là một con số thách thức.

Do đó, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho rằng, nếu không có sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân, không thể đạt được mục tiêu chiến lược về khoa học công nghệ. Đồng thời nhấn mạnh, Nghị quyết 68 đã xác định rõ kinh tế tư nhân là lực lượng tiên phong trong thực hiện thành công Nghị quyết 57 - một động lực thể chế quan trọng để thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế nói chung và công nghệ nói riêng.

“Chúng ta đặt mục tiêu đầu tư 2% GDP cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhưng sẽ không thể thực hiện được, nếu chỉ trông chờ vào Ngân sách Nhà nước hiện mới đáp ứng khoảng 0,8%, phần còn lại trên 1% phải đến từ xã hội. Do đó nếu không có doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân đầu tư cho khoa học công nghệ, chúng ta không thể thực hiện được mục tiêu chiến lược về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”, ông Lĩnh nêu rõ.

vien_nghien_cuu_khoa_hoc_co_ban_truoc_khi_chuyen_giao_nghien_cuu_cho_doanh_nghiep_1.jpg

Hiện thực hoá Nghị quyết 57: Liên kết giữa doanh nghiệp và nhà khoa học

VOV.VN - Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhận định là “hành lang pháp lý” quan trọng để tháo gỡ những điểm nghẽn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nghị quyết số 57-NQ/TW: Quảng Ninh “giải bài toán lớn” về nền tảng dữ liệu
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Quảng Ninh “giải bài toán lớn” về nền tảng dữ liệu

VOV.VN - Để hình thành “bộ não số” tỉnh Quảng Ninh, xây dựng hệ sinh thái số bền vững, địa phương này xác định nền tảng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là trung tâm. Chiến lược Dữ liệu và hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ đang được tỉnh này triển khai xây dựng.

Nghị quyết số 57-NQ/TW: Quảng Ninh “giải bài toán lớn” về nền tảng dữ liệu

Nghị quyết số 57-NQ/TW: Quảng Ninh “giải bài toán lớn” về nền tảng dữ liệu

VOV.VN - Để hình thành “bộ não số” tỉnh Quảng Ninh, xây dựng hệ sinh thái số bền vững, địa phương này xác định nền tảng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là trung tâm. Chiến lược Dữ liệu và hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ đang được tỉnh này triển khai xây dựng.

Lực lượng nào đóng vai trò “giải mã” Nghị quyết 57?
Lực lượng nào đóng vai trò “giải mã” Nghị quyết 57?

VOV.VN - Muốn hiện thực hóa Nghị quyết 57, yếu tố quyết định là con người. Cần xây dựng một lực lượng nhân lực mới – những con người có tư duy đột phá, năng lực đáp ứng những yêu cầu hoàn toàn mới của thời đại.

Lực lượng nào đóng vai trò “giải mã” Nghị quyết 57?

Lực lượng nào đóng vai trò “giải mã” Nghị quyết 57?

VOV.VN - Muốn hiện thực hóa Nghị quyết 57, yếu tố quyết định là con người. Cần xây dựng một lực lượng nhân lực mới – những con người có tư duy đột phá, năng lực đáp ứng những yêu cầu hoàn toàn mới của thời đại.

Nghị quyết 57 và sự bứt phá của trường Đại học
Nghị quyết 57 và sự bứt phá của trường Đại học

VOV.VN - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã và đang thổi luồng gió mới vào nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia; tạo ra sức sống mới, quyết tâm mới, động lực mạnh mẽ cho giáo dục đại học ở Việt Nam.

Nghị quyết 57 và sự bứt phá của trường Đại học

Nghị quyết 57 và sự bứt phá của trường Đại học

VOV.VN - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã và đang thổi luồng gió mới vào nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia; tạo ra sức sống mới, quyết tâm mới, động lực mạnh mẽ cho giáo dục đại học ở Việt Nam.