Dịch bệnh là khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho doanh nghiệp

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 là khó khăn, nhưng cũng sẽ là cơ hội nếu cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp nắm bắt để chủ động đổi mới tư duy, hành động, phương thức quản trị để thích ứng với bối cảnh bình thường mới.

Chính phủ cần đồng hành, cởi trói cho doanh nghiệp

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương cũng đang thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ. Bài toán đặt ra hiện nay là nhanh chóng đẩy mạnh các giải pháp thiết thực, hiệu quả, thực chất để phục hồi kinh tế; đồng thời đây cũng là cơ hội, để hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân cùng thay đổi, tự làm mới mình cả về tư duy và hành động, thích ứng với trạng thái “bình thường mới”.

Tại buổi tọa đàm “Phát huy vai trò doanh nghiệp và người dân trong phục hồi kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” tổ chức ngày 19/10, ông Võ Đại Lược - Ủy viên Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, FDI và tư nhân Việt Nam đều chịu tác động mạnh bởi dịch bệnh, nhưng đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Nhóm này chiếm 10% GDP và chịu tác động nặng nề nhất từ đợt dịch lần thứ tư này.

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong 8 tháng năm 2021 đã có 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị tường; 85.500 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Tuy nhiên đợt dịch lần này xem như là một cuộc khủng hoảng có tác dụng sàng lọc các doanh nghiệp, nghĩa là loại bỏ các doanh nghiệp “ốm yếu”, giúp cho nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển lành mạnh hơn sau đại dịch.

Chính phủ đã có những giải pháp rất tích cực về y tế để kiểm soát dịch bệnh, về giao thông vận tải để bảo đảm người và hàng hóa được lưu thông thuận tiện, giảm lãi suất hoàn nợ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, chi các gói hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo ý kiến của một số chuyên gia, gói hỗ trợ tài chính của Chính phủ còn ít so với một số quốc gia, thủ tục phân bổ gói hỗ trợ này còn phức tạp, nên khó giải ngân cho các doanh nghiệp.

Trong điều kiện nguồn lực của Chính phủ có hạn, ông Võ Đại Lược cho rằng, nếu gia tăng các giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, đổi mới tư duy, giải phóng cho các doanh nghiệp Việt Nam khỏi các rào cản thì có thể các doanh nghiệp sẽ có cơ hội bứt phá tốt hơn. Bên cạnh đó, những hạn chế về logistics, về tiếp thu ứng dụng công nghệ mới cũng như chính sách về đất đai... cần được Chính phủ quan tâm hơn nữa.

“Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì phải có chính quyền hỗ trợ. Đảng, Nhà nước cũng đã nói chính quyền phải phục vụ doanh nghiệp nhưng thực thi cụ thể thì chưa đạt yêu cầu. Muốn phát huy vai trò doanh nghiệp, người dân thì vai trò của Chính phủ là rất quan trọng. Nếu không có Chính phủ, có chủ trương, quyết tâm, giải pháp cụ thể thì doanh nghiệp và người dân sẽ khó khăn” – ông Võ Đại Lược nhấn mạnh.

Cơ hội để đổi mới tư duy và hành động

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng, trong điều kiện “bình thường mới”, cần chấp nhận việc làm khác bình thường, tuân thủ có điều chỉnh ít nhiều như Luật ngân sách, Luật quản lý nợ, Luật quy hoạch... Do đó, Chính phủ cần lên phương án cụ thể và báo cáo Quốc hội để có quyết sách nhanh nhất trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

“Cần công khai, minh bạch để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, với thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá chặt chẽ. Các chính sách mới cần huy động trí tuệ của các nhà khoa học, mọi tầng lớp dân cư và toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công khai, minh bạch sẽ chống được khe hở cho các lợi ích nhóm thực hiện ý đồ xấu”- ông Thái nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, chủ trương của Đảng, Trung ương đã có rồi, Chính phủ cũng có Nghị quyết 128, nhưng điều hành cụ thể từng bước một là điều rất quan trọng. An sinh xã hội chỉ là giải pháp 1-2 năm chứ không phải kích cầu mãi, quan trọng là phát triển năng lực sản xuất của doanh nghiệp để doanh nghiệp đứng lên và phát triển. Ở đây phải có tầm nhìn xa, có dự báo trước tình hình trong nước và thế giới để khi tình huống xảy ra không bị động.

“Ngoài an sinh xã hội, điều lo lắng là hệ thống y tế. Không chỉ mua vaccine, sản xuất vaccine mà còn phải hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị y tế để thích ứng với mọi dịch bệnh chứ không chỉ mỗi Covid-19” – ông Nguyễn Quang Thái nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - ông Lê Tiến Châu cũng cho rằng, dịch bệnh Covid-19 là khó khăn, nhưng cũng sẽ là cơ hội nếu cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp nắm bắt để chủ động đổi mới tư duy và hành động, phương thức quản trị để thích ứng với bối cảnh bình thường mới và xu thế chuyển đổi số; đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp cũng cần tranh thủ, nắm bắt thời cơ để thực hiện đột phá về thể chế; xây dựng, triển khai những chính sách tạo tiền đề cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số trong quản trị và hoạt động của chính quyền, người dân và doanh nghiệp tạo sự đột phá trong chuỗi giá trị toàn cầu.

“Tiếp tục quan tâm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đây vừa là giải pháp đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân, nhưng cũng đồng thời là tiền đề để tạo nguồn lao động cho quá trình phục hồi, phát triển kinh tế của đất nước” - ông Lê Tiến Châu gợi mở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng
Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành các Nghị quyết nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19.

Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng

Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành các Nghị quyết nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19.

Đề nghị Chính phủ đánh giá rõ kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ ảnh hưởng do Covid
Đề nghị Chính phủ đánh giá rõ kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ ảnh hưởng do Covid

VOV.VN - Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển KT-XH năm 2021, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá rõ hơn kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ người dân, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19...

Đề nghị Chính phủ đánh giá rõ kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ ảnh hưởng do Covid

Đề nghị Chính phủ đánh giá rõ kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ ảnh hưởng do Covid

VOV.VN - Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển KT-XH năm 2021, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá rõ hơn kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ người dân, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19...

Chính phủ quyết tâm vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ quyết tâm vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội

VOV.VN - Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng nêu rõ những giải pháp chủ yếu từ nay cho đến năm 2021 tiếp tục tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19...

Chính phủ quyết tâm vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội

Chính phủ quyết tâm vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội

VOV.VN - Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng nêu rõ những giải pháp chủ yếu từ nay cho đến năm 2021 tiếp tục tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19...