Doanh nghiệp Hàn Quốc hài lòng việc nhập cảnh vào Việt Nam trong dịch Covid-19

VOV.VN - Theo khảo sát của KORCHAM về quy trình nhập cảnh vào Việt Nam, 67,3% doanh nghiệp trả lời "hài lòng", 20,1% doanh nghiệp trả lời "bình thường", 12,6% doanh nghiệp "không hài lòng". 

Ngày 4/11, Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) công bố kết quả khảo sát với 303 doanh nghiệp trong nước sử dụng quy trình nhập cảnh đặc biệt vào Việt Nam. Trong đó, 67,3% doanh nghiệp trả lời "hài lòng" với chế độ này, 20,1% doanh nghiệp trả lời "bình thường", 12,6% doanh nghiệp "không hài lòng". 

Nhập cảnh đặc biệt vào Việt Nam là quy trình nhập cảnh bằng máy bay thuê bao đặc biệt do Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) tại Việt Nam chủ quản. Việt Nam cấm người nước ngoài nhập cảnh từ ngày 22/3 nhằm phòng ngừa sự lây lan của Covid-19. Các doanh nghiệp muốn nhập cảnh theo cơ chế này phải xét nghiệm Covid-19 trước khi xuất cảnh, và phải cách ly trong vòng 14 ngày sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, thì mới có thể hoạt động kinh doanh.

53,8% doanh nghiệp trả lời mục đích nhập cảnh là để "quản lý nhà máy, cơ sở kinh doanh", chiếm nhiều nhất; 25,1% là vì mục đích "lắp đặt sản phẩm, vận hành thử"; 6,6% chọn lý do "tìm kiếm, họp với đối tác"; và 5,6% là "ký kết hợp đồng mới".

Kết quả khảo sát của KORCHAM cho thấy, nhờ quy trình nhập cảnh đặc biệt, các doanh nghiệp trong nước đã ký được hợp đồng với phía Việt Nam với quy mô lên tới 30 tỷ won (26,4 triệu USD).

Các doanh nghiệp chỉ ra rằng Chính phủ hai nước cần phải hoàn thiện về mặt chế độ, như "cải thiện quy định cách ly sau khi nhập cảnh" (60,6%), "đơn giản hóa hồ sơ" (41,8%), "mở rộng chuyến bay" (35%), "hỗ trợ xuất cảnh nhanh chóng" (29%).

Về phương án cải thiện quy định cách ly sau nhập cảnh, 70,4% cho rằng cần rút ngắn thời gian cách ly là hai tuần như hiện nay, 15,2% cho rằng cần cho phép di chuyển tới nhà máy, công ty trong thời gian cách ly và 9,1% cho rằng nên cho phép cách ly tại nhà.

Số doanh nghiệp được nhập cảnh đặc biệt vào Việt Nam (bao gồm cả những người dự kiến xuất cảnh vào ngày 5/11) là 1.528 đơn vị, với 2.793 nhân lực doanh nghiệp và 453 thành viên gia đình. Trong số những người này, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có người nào bị kết luận dương tính với Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp ĐBSCL trước áp lực cạnh tranh khi hội nhập các FTAs
Doanh nghiệp ĐBSCL trước áp lực cạnh tranh khi hội nhập các FTAs

VOV.VN - Các doanh nghiệp ĐBSCL chưa thực sự hiểu rõ về những cơ hội và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại để có chiến lược phát triển hiệu quả.

Doanh nghiệp ĐBSCL trước áp lực cạnh tranh khi hội nhập các FTAs

Doanh nghiệp ĐBSCL trước áp lực cạnh tranh khi hội nhập các FTAs

VOV.VN - Các doanh nghiệp ĐBSCL chưa thực sự hiểu rõ về những cơ hội và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại để có chiến lược phát triển hiệu quả.

Doanh nghiệp thép gồng mình cạnh tranh với thép nhập khẩu
Doanh nghiệp thép gồng mình cạnh tranh với thép nhập khẩu

VOV.VN - Thép ngoại ồ ạt tràn vào thị trường nội địa khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước lao đao khi thị phần tiêu thụ bị thu hẹp.

Doanh nghiệp thép gồng mình cạnh tranh với thép nhập khẩu

Doanh nghiệp thép gồng mình cạnh tranh với thép nhập khẩu

VOV.VN - Thép ngoại ồ ạt tràn vào thị trường nội địa khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước lao đao khi thị phần tiêu thụ bị thu hẹp.

Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập
Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập

VOV.VN -Việt Nam ký kết Hiệp định TPP, tham gia AEC… thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục sôi động và cạnh tranh quyết liệt.

Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập

Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập

VOV.VN -Việt Nam ký kết Hiệp định TPP, tham gia AEC… thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục sôi động và cạnh tranh quyết liệt.