Cơ hội từ CPTPP: Doanh nghiệp không nắm bắt sẽ trở thành thách thức

VOV.VN - Cơ hội từ Hiệp định CPTPP là rất lớn, các DN và các ngành hàng đều có thể nắm bắt kịp thời nếu như không muốn những cơ hội đó trở thành thách thức.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1, mở ra thời kỳ hội nhập kinh tế mới, tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu.

CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa giữa các nước trong CPTPP sẽ tạo ra nhiều cơ hội song cũng có nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) cũng như các ngành hàng tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam chia sẻ, tham gia CPTPP, trong khi các nước chuyên về chăn nuôi họ có nhiều điểm mạnh lớn về thương hiệu, quy mô hệ thống quản lý trang trại, chất lượng… thì bản thân ngành chăn nuôi của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh.

Nguyên nhân cơ bản là do hệ thống chuồng trại manh mún, chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình, vừa và nhỏ nên năng suất thấp cũng như giá thành chưa cạnh tranh bởi nguyên liệu đầu vào chủ yếu phải nhập khẩu, nguồn giống chưa có năng suất cao, hệ thống quản lý trang trại chưa tối ưu...

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cơ hội cho ngành dệt may trong CPTPP là mở rộng thị trường sang Mexico, Peru và Canada. Ngoài ra, những tác động khác nhau thúc đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn cũng có ảnh hưởng tích cực lên ngành dệt may.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) lo ngại nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trong CPTPP.

Tuy nhiên, quy định xuất xứ từ sợi của CPTTP đã đánh đúng vào điểm nghẽn của ngành khi doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập gần 99% bông, 1,3 triệu tấn sơ xợi, 80% vải... Đối với lĩnh vực may, dù Việt Nam có thế mạnh nhưng chủ yếu vẫn là hình thức gia công với 76% lao động trong ngành dệt may là lao động phổ thông.

Chia sẻ về những khó khăn của DN khi tham gia CPTPP, bà Bùi Kim Thuỳ, chuyên gia kinh tế cho biết, khi tham gia CPTPP, trong những ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam hiện nay ngành hàng dệt may được dự báo sẽ gặp khó khăn nhất và chịu tác động lớn nhất vì những quy định xuất xứ hàng hoá (rủi ro và cơ hội) của CPTPP.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ kỹ thuật, bà Thùy cho rằng, CPTPP là Hiệp định duy nhất Việt Nam tham gia có chương dệt may đứng riêng mà không chung với bất cứ chương nào khác. Đặc biệt, trong tổng số các chương, ngành dệt may từ chương 50 - 63 là các nhóm hàng phổ biến nhất và được đứng riêng, không bị ghép chung với các chương khác. 

Doanh nghiệp cần làm gì?

Trước việc nhiều doanh nghiệp trong nước lo ngại khi CPTPP gặp khó khăn về quy tắc xuất xứ, bà Bùi Kim Thuỳ cho biết xuất xứ thuần túy được hiểu trong các FTA cũ là 100% các nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm phải nằm toàn bộ trong quốc gia đó. Đây là quy tắc xuất xứ chặt để ngăn chặn các quốc gia không phải là thành viên của hiệp định tận dụng các ưu đãi thuế.

Về yếu tố cộng gộp trong CPTPP, nguyên liệu nhập khẩu không đạt xuất xứ CPTPP nhưng có giá trị gia tăng trong CPTPP (dù chỉ 1%). Khi đó, số phần trăm giá trị gia tăng thực tế của nguyên liệu đó sẽ được cộng gộp để tính hàm lượng CPTPP trong sản phẩm được sản xuất tại nước xuất khẩu sản phẩm đó.

Để nắm bắt được cơ hội từ CPTPP, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, các doanh nghiệp dệt may phải hiểu về CPTTP, nắm kỹ thông tin về ngành dệt may từ đó nhận ra thế mạnh, lợi thế của mình trong CPTTP để đánh đúng thị trường. Muốn giải quyết được điểm nghẽn, các doanh nghiệp mạnh phải liên kết với nhau, cần xây dựng chuỗi liên kết doanh nghiệp, nhất là trong nước và đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh vấn đề đào tạo.

Bà Bùi Kim Thuỳ, nguyên thành viên Đoàn đàm phán, đại diện USABC tại Việt Nam giải thích các thắc mắc của DN về CPTPP.
Bên cạnh đó, cần có sự chung tay của nhà nước cũng như các địa phương. Nhà nước cần có chính sách phát triển ngành dệt may trong 10-15 năm tới để tận dụng hiệp định này. “Hiện một số địa phương quay lại với dệt may, đặc biệt là dệt nhuộm nhưng nhiều dự án của các nhà đầu tư danh tiếng, có đầy đủ yêu cầu đã không được cấp phép. Vì vậy, Chính phủ cần quy hoạch các khu công nghiệp, xử lý nước thải để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp”, ông Cẩm nói.

Giải pháp được ông Nguyễn Cao Trí đưa ra là các doanh nghiệp cần cung cấp thống chuồng trại thiết kế chuyên nghiệp, độ bền cao để phục vụ lĩnh vực chăn nuôi tốt hơn. Công nghệ được đưa vào trong lĩnh vực chăn nuôi cần phải nuôi tối ưu và tự động cho từng giai đoạn của con vật cùng công nghệ kiểm soát môi trường bên trong.

“Một trong những yếu tố quan trọng trong mô hình chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm. Hiện, 60-65% chi phí chăn nuôi nằm ở nguồn thực phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có nguồn lương thực đầu vào tốt, được kiểm soát chất lượng, chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn vật nuôi đồng thời áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

Cũng theo đại diện NS BlueScope Lysaght Việt Nam, Nhà nước cần có cơ chế phù hợp, xây dựng trung tâm hỗ trợ thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp. Điều quan trọng là làm sao để tạo ra vùng trọng điểm trong chăn nuôi như mô hình của các nước tiên tiến. Để làm điều này, DN cần có sự đồng hành của Chính phủ để tăng sức cạnh tranh, đón đầu lợi thế của CPTTP./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay

VOV.VN - Theo quy định của Hiệp định CPTPP sau 60 ngày tính từ khi quốc gia thứ 6 phê chuẩn Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực.

Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay

Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay

VOV.VN - Theo quy định của Hiệp định CPTPP sau 60 ngày tính từ khi quốc gia thứ 6 phê chuẩn Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực.

Dệt may Việt Nam chủ động nguyên liệu thì mới hưởng lợi từ CPTPP
Dệt may Việt Nam chủ động nguyên liệu thì mới hưởng lợi từ CPTPP

VOV.VN - Các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu và công nghệ sẽ giảm phụ thuộc và hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do.

Dệt may Việt Nam chủ động nguyên liệu thì mới hưởng lợi từ CPTPP

Dệt may Việt Nam chủ động nguyên liệu thì mới hưởng lợi từ CPTPP

VOV.VN - Các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu và công nghệ sẽ giảm phụ thuộc và hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019
Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019

VOV.VN - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019

Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019

VOV.VN - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.