Hầm Hoàng Liên - Công trình giao thông kết nối liên vùng giúp Lai Châu phát triển

VOV.VN - Để gỡ nút thắt về hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, tạo bước đột phá để phát triển, tỉnh Lai Châu đang báo cáo Chính phủ đề nghị đầu tư hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên Sơn.

Đèo Hoàng Liên Sơn hay còn gọi là đèo Ô Quy Hồ thuộc quốc lộ 4D, nối huyện Tam Đường (Lai Châu) với thị xã Sa Pa (Lào Cai) có tổng chiều dài khoảng 40km, là trục đường chính kết nối tỉnh Lai Châu với cao tốc Lào Cai - Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Trong đó, tuyến quốc lộ 4D kéo dài sang quốc lộ 12 qua địa phận tỉnh Lai Châu được xác định là xương sống phát triển kinh tế vùng, khi kết nối các tỉnh biên giới Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên. Thế nhưng, tuyến đường này có độ dốc lớn và nhiều khúc cua tay áo, mặt đường hẹp, tầm nhìn hạn chế nên rất nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

“Lái xe khi xuống đèo dốc, đi đường thì gặp cua nhiều, rất nguy hiểm. Bây giờ mà nhà nước có đường hầm thì sẽ bớt đi nguy hiểm cho lái xe và bớt đi chi phí cho doanh nghiệp”, anh Phạm Văn Ngọc, một tài xế xe tải đường dài chuyên vận chuyển hàng hóa tuyến Phú Thọ - Lai Châu nói.

Ông Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ngân Hà - đơn vị khai thác tuyến xe khách từ Lai Châu về các tỉnh miền xuôi chia sẻ, tuyến đường dài, nhiều đoạn đường hẹp và nguy hiểm, nhất là cung đường đèo Hoàng Liên Sơn nên nhà xe thường mất rất nhiều chi phí cho mỗi chuyến xe.

“Chuyến xe của chúng tôi cả lượt đi lượt về, theo tính toán khấu hao thì chi phí khoảng 13 triệu. Nếu có đường hầm đi tắt thì chúng tôi sẽ giảm được ít nhất 3% chi phí vận hành. Bởi vì tuyến đường Lai Châu - Hà Nội đang là 400km, nhưng khấu hao và chi phí vận hành chiếm mất khoảng 50% ở đoạn đường Lai Châu - Lào Cai có 100km. Nhưng 100km này, tại vị trí sẽ làm hầm lại chiếm phần lớn thời gian và khấu hao nhiên liệu cũng như là săm lốp”, ông Phạm Văn Tuấn cho hay.

Dự án Hầm Hoàng Liên thuộc quốc lộ 4D có chiều dài 9,5km, trong đó, phần hầm dài 2,5 km, còn lại là đường dẫn và cầu. Điểm đầu dự án từ km 80 + 500, thuộc địa phận huyện Tam Đường (Lai Châu) kết nối với điểm cuối tại km 97 + 500, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai). Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 3.500 tỷ đồng; khi hoàn thành sẽ thay thế 17km đường đèo dốc, rút ngắn thời gian qua đèo khoảng 30 phút và giải quyết được tình trạng giao thông ách tắc kéo dài vào mùa mưa.

Hiện nay, dự án đang được tỉnh Lai Châu báo cáo Chính phủ đề nghị đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Nếu dự án được chấp thuận và triển khai sớm, sẽ là bước đột phá, tháo gỡ nút thắt hạ tầng giao thông liên vùng, giúp địa phương đạt được nhiều mục tiêu như: phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, vận tải, du lịch, liên vận quốc tế...

Ông Tạ Đức Hùng, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Lai Châu cho biết, ngoài giảm thiểu về tai nạn giao thông, dự án đầu tư sẽ giúp địa phương có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kết nối khu kinh tế cặp cửa khẩu Quốc tế Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai và thuận lợi giao thương từ vùng kinh tế của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với các tỉnh trong vành đai kinh tế Tây Bắc, cũng như các tỉnh miền xuôi; thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các loại hàng hóa của Việt Nam...

“Khi hình thành Hầm Hoàng Liên sẽ rút ngắn được thời gian đi lại và tạo ra cánh cửa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về thời gian, hầm sẽ rút ngắn được khoảng 35 phút xuống còn khoảng 8 phút đi qua đèo Hoàng Liên. Vì vậy, việc đầu tư Hầm Hoàng Liên/Ô Quy Hồ rất cấp thiết. Đặc biệt, đối với Lai Châu sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phát triển du lịch, rồi phát triển để nối thông sang cửa khẩu Ma Lù Thàng”, ông Tạ Đức Hùng cho biết thêm.

Tỉnh miền núi Lai Châu vốn rất khó khăn trong thu hút đầu tư, khi nhiều doanh nghiệp cứ đến rồi đi với lý do cơ bản là giao thông kết nối liên vùng không thuận lợi. Vì vậy, địa phương và các nhà đầu tư rất mong đợi dự án hầm Hoàng Liên sớm được chấp thuận và triển khai, bởi nó sẽ gỡ nút thắt và tạo đà để địa phương khai thác tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tiến tới cân đối nguồn thu của địa phương, giảm phụ thuộc vào ngân sách Trung ương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lai Châu duy trì 55 chốt canh gác bảo vệ vùng đệm Vư­ờn Quốc gia Hoàng Liên Sơn
Lai Châu duy trì 55 chốt canh gác bảo vệ vùng đệm Vư­ờn Quốc gia Hoàng Liên Sơn

VOV.VN - Tỉnh Lai Châu đã yêu cầu các lực lượng duy trì 40 chốt canh gác tạm thời và 15 chốt gác kiên cố tại cửa rừng thuộc các xã tiếp giáp với tỉnh Lào Cai để kiểm soát người ra, vào rừng.

Lai Châu duy trì 55 chốt canh gác bảo vệ vùng đệm Vư­ờn Quốc gia Hoàng Liên Sơn

Lai Châu duy trì 55 chốt canh gác bảo vệ vùng đệm Vư­ờn Quốc gia Hoàng Liên Sơn

VOV.VN - Tỉnh Lai Châu đã yêu cầu các lực lượng duy trì 40 chốt canh gác tạm thời và 15 chốt gác kiên cố tại cửa rừng thuộc các xã tiếp giáp với tỉnh Lào Cai để kiểm soát người ra, vào rừng.

Cưỡng chế dân xây dựng lều, quán lấn chiếm ở đèo Hoàng Liên Sơn
Cưỡng chế dân xây dựng lều, quán lấn chiếm ở đèo Hoàng Liên Sơn

VOV.VN -Tỉnh Lai Châu cưỡng chế 19 hộ dân xây dựng trái phép lều, quán để buôn bán, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên đèo Hoàng Liên Sơn.

Cưỡng chế dân xây dựng lều, quán lấn chiếm ở đèo Hoàng Liên Sơn

Cưỡng chế dân xây dựng lều, quán lấn chiếm ở đèo Hoàng Liên Sơn

VOV.VN -Tỉnh Lai Châu cưỡng chế 19 hộ dân xây dựng trái phép lều, quán để buôn bán, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên đèo Hoàng Liên Sơn.

Hoàng Liên Sơn lọt top điểm đến hấp dẫn thế giới
Hoàng Liên Sơn lọt top điểm đến hấp dẫn thế giới

VOV.VN- Hoàng Liên Sơn xếp thứ 7 bình chọn do tạp chí National Geographic công bố về top 28 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2019. Bên cạnh đó còn có Sapa.

Hoàng Liên Sơn lọt top điểm đến hấp dẫn thế giới

Hoàng Liên Sơn lọt top điểm đến hấp dẫn thế giới

VOV.VN- Hoàng Liên Sơn xếp thứ 7 bình chọn do tạp chí National Geographic công bố về top 28 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2019. Bên cạnh đó còn có Sapa.