Kinh tế hạ tầng dữ liệu hướng đến số hoá truy xuất nguồn gốc nông sản

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung cần được xây dựng, phát triển theo hướng kết nối, liên thông và tập trung.

Truy xuất nguồn gốc là 1 trong 8 vấn đề chuyển đổi số nông nghiệp. Để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản, rất cần sự tham gia từ các cơ quan quản lý nhà nước tới DN, HTX và nông dân. Tuy nhiên không chỉ DN, HTX và nông dân đang gặp khó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải giải quyết không ít khó khăn.

Nên xem việc truy xuất nguồn gốc là bắt buộc

HTX Vĩnh Khang, tỉnh Tiền Giang có hơn 60ha sầu riêng và làm đầu mối triển khai quy trình canh tác, thu mua hàng trăm ha sầu riêng của nông dân để xuất khẩu. Hiện ngoài xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, HTX đang hướng đến sản xuất cung ứng cho DN xuất khẩu sang các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…

Ông Lê Minh Trí, phụ trách bộ phận kinh doanh của HTX Vĩnh Khang cho rằng, hiện nay khi tiếp cận với những thị trường xuất khẩu, ngoài việc đảm bảo về giá thành cạnh tranh, chất lượng… sản phẩm còn phải đáp ứng yêu cầu số hoá trong truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, toàn bộ hơn 300 ha sầu riêng của HTX và cả nông dân thành viên đều đang thực hiện ghi chép nhật ký thủ công.

Việc cập nhật dựa trên tập quán canh tác, thói quen của bà con. Hầu hết nông dân ít sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, trình độ, kỹ năng sử dụng phần mềm đều rất hạn chế. Thêm vào đó, đang có nhiều phần mềm được triển khai, số liệu dữ liệu chưa đầy đủ nên không chỉ nông dân khó sử dụng, ngay chính những kỹ sư nông nghiệp phụ trách thu thập dữ liệu cũng gặp không ít khó khăn. 

“Tất cả các quy trình chăm sóc sản xuất hàng ngày đều phải ghi chép để sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Người nông dân vẫn chưa quen với việc ghi chép, nên người quản lý phải hướng dẫn từng bước. Trong khi vẫn còn niều người không sử dụng điện thoại vì thế dữ liệu từ sổ tay đều phải được nhập lên máy tính”, ông Trí nói.

Theo bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ AutoAgri, trong truy xuất nguồn gốc cần gắn với số hoá, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước rất quan trọng. Nhưng hiện nay thực hiện vấn đề này chưa đồng bộ, đồng loạt và cơ sở dữ liệu đang trong quá trình thu thập, lưu trữ và có nhiều phần phềm cùng được lưu hành. Doanh nghiệp, HTX, người nông dân hiện cần được hướng dẫn về quy trình, quy định của cơ quan nhà nước, cần những phần mềm phù hợp với trình độ và khả năng đầu tư.

“Hiện nhiều bà con vẫn chưa hiểu kỹ các phần mềm nên còn chờ đợi sự hỗ trợ và hầu hết chưa ai hiểu cách thức để xây dựng được quy trình. Các DN thu mua cũng làm qua loa, có trường hợp lấy chứng nhận VietGap chỗ này để gắn cho những sản phẩm khác, làm giả nguồn gốc xuất xứ... nên vấn đề này thời gian tới cần cũng cần phải được hình sự hoá”, bà Thực chỉ ra.

Giải bài toán hạ tầng dữ liệu

Hiện Việt Nam có 19.000 HTX nông nghiệp, 14.200 DN nông nghiệp, 7.500 cơ sở chế biến nông nghiệp, 9.400 siêu thị và chợ hạng 1… là các dữ liệu cấu thành Big data của ngành nông nghiệp. Truy xuất nguồn gốc vừa phải tổng thể vừa phải rất cụ thể nên ngành nông nghiệp cần phải có hệ thống dữ liệu cơ bản đầy đủ, đồng bộ về hệ thống để các thành phần trong chuỗi giá trị dễ dàng cập nhật, tham khảo số liệu hàng hoá sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, truy xuất nguồn gốc nông sản cần sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên, từ quản lý nhà nước tới DN, HTX và nông dân. Nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu. Làm sao để hệ thống sử dụng cho các cơ quan quản lý kết nối dữ liệu với “Nhật ký đồng ruộng” và trong tương lai là phần mềm về “Quản lý cơ sở đóng gói”.

“Truy xuất nguồn gốc vừa có tính bắt buộc nhưng cũng phải có tính tự nguyện. Đặc biệt là phải có tính quy trình nên quá trình số hoá phải có tính tương tác với nhau. Truy xuất nguồn gốc chỉ là một phần mềm e rằng sẽ có sự khác biệt so với truy xuất nguồn gốc của một hệ thống. Chúng ta tạo ra ứng dụng phải có thể chế để làm sống ứng dụng đó, không đơn thuần là phần mềm quản lý mà còn là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước”, ông Toản nên ý kiến.

Hiện nay, Hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ NN&PTNT đang kết nối, chia sẻ dữ liệu với 8 hệ thống truy xuất nguồn gốc của 8 tỉnh, thành phố và có hơn 3.964 DN với bộ mã truy xuất nguồn gốc của 16.987 sản phẩm nông sản thực phẩm. 

Ông Nguyễn Hoài Nam, đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp cho rằng, để hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Bộ hoạt động hiệu quả, cần sự kết nối, dẫn dắt của Cổng Truy xuất nguồn gốc Quốc gia. Do đó, truy xuất nguồn gốc nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung cần được xây dựng, phát triển theo hướng kết nối, liên thông và tập trung.

“Truy xuất nguồn gốc nói riêng và minh bạch nhiều sản phẩm khác nói chung rất cần xây dựng trên nguyên tắc liên thông. Tương tự như cổng dịch vụ công quốc gia, phải có 1 cổng chung dẫn dắt cho toàn bộ những hệ thống khác kết nối để trở thành hệ thống tổng trên toàn quốc. Điều này vẫn cần một hàng lang pháp lý cụ thể hơn, chi tiết hơn phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế”, ông Nam nêu nút thắt.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải làm sao để các chủ thể có nhu cầu dễ dàng tiếp cận, tiến tới tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ được minh bạch thông tin. Vấn đề đặt ra cho ngành chức năng không chỉ là chi phí thực hiện, mà còn là làm sao tập trung, kết nối toàn bộ các đơn vị cung cấp dịch vụ, chia sẻ dữ liệu của các đơn vị cung cấp giải pháp để trở thành một hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc nông sản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP
Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP

VOV.VN - Sở NN&PTNT Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm định chất lượng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm định định kỳ và lấy mẫu giám sát.

Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP

Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP

VOV.VN - Sở NN&PTNT Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm định chất lượng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm định định kỳ và lấy mẫu giám sát.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Minh bạch, quản lý theo chuỗi
Truy xuất nguồn gốc nông sản: Minh bạch, quản lý theo chuỗi

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc sẽ là "chìa khóa" khởi tạo lại niềm tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và cho chính nông sản, thực phẩm Việt Nam.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Minh bạch, quản lý theo chuỗi

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Minh bạch, quản lý theo chuỗi

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc sẽ là "chìa khóa" khởi tạo lại niềm tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và cho chính nông sản, thực phẩm Việt Nam.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Ai giám sát, Ai kiểm chứng thông tin?
Truy xuất nguồn gốc nông sản: Ai giám sát, Ai kiểm chứng thông tin?

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc hàng hóa muốn thực sự hữu dụng cần thay đổi tư duy quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người sản xuất tạo ra sản phẩm.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Ai giám sát, Ai kiểm chứng thông tin?

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Ai giám sát, Ai kiểm chứng thông tin?

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc hàng hóa muốn thực sự hữu dụng cần thay đổi tư duy quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người sản xuất tạo ra sản phẩm.

Khi nào có thể truy xuất nguồn gốc nông sản trên diện rộng?
Khi nào có thể truy xuất nguồn gốc nông sản trên diện rộng?

VOV.VN -  Truy xuất nguồn gốc nông sản diện rộng khi có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp, người sản xuất và tiêu dùng.

Khi nào có thể truy xuất nguồn gốc nông sản trên diện rộng?

Khi nào có thể truy xuất nguồn gốc nông sản trên diện rộng?

VOV.VN -  Truy xuất nguồn gốc nông sản diện rộng khi có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp, người sản xuất và tiêu dùng.