Lãi vay Việt Nam cao hàng đầu khu vực

Dù đã nỗ lực điều chỉnh liên tiếp từ giữa năm 2012, nhưng đến nay lãi suất cho vay của Việt Nam vẫn đứng cao nhất, nhì trong khu vực.


Vừa cao, vừa “sốc”

Theo quyết định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ 26/3 mức lãi suất (LS) cho vay kỳ hạn ngắn đối với các doanh nghiệp (DN) trong 5 lĩnh vực ưu tiên có trần 11%/năm. Đối với vốn lưu động, hay phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư thuộc lĩnh vực khác, các ngân hàng (NH) áp LS cho vay dao động từ 12-15%/năm. Đó là chưa kể hiện nay vẫn còn khoảng gần 20% tổng dư nợ toàn hệ thống có mức lãi vay cũ trên 15%/năm. Riêng đối với vay cá nhân tiêu dùng mua nhà, mua xe không thuộc đối tượng ưu đãi, LS cho vay theo nhiều người ít “có cửa” dưới 15%/năm.

Lãi suất cho vay như ở VN hiện nay DN khó có thể chịu đựng được

Trong khi đó, báo cáo mới nhất của NH nhân dân Trung Quốc, hiện nay LS cho vay của các NH thương mại nước này đang dao động 5-6,5%/năm, tùy vào khoản vay ngắn hạn hay dài hạn. Các NH thương mại của Thái Lan cũng đang áp LS cho các DN vay thấp hơn VN rất nhiều: NH Bangkok 7,3 - 8%/năm; HSBC, Deutsche Bank AG tại Thái Lan áp LS 8,25%/năm. Tương tự, kể từ hơn 1 năm trở lại đây, NH T.Ư Indonesia (BI) kiên trì giữ mức LS cố định ở mức chỉ 5,75%/năm, còn LS cho vay của các NH tại quốc gia này, kể cả cho khách hàng DN và cá nhân dao động ở mức 7%/năm.

TS Bùi Kiến Thành: Tôi dám khẳng định, không có bất kỳ DN nào trên thế giới có thể hoạt động với LS cao như tại VN được. Mình hội nhập mà cột chân DN lại bằng LS thì làm sao mà họ tự bơi được

Không chỉ mức LS cao vượt trội, tần suất điều chỉnh LS của VN cũng đứng "đầu bảng", điều này khiến DN khó hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh. Từ 2008 đến nay, Trung Quốc chỉ vài lần điều chỉnh LS tiền gửi và cho vay cơ bản để giữ LS cho vay xoay quanh mức 5-7%/năm, thì VN có vài chục lần tăng, giảm. Đó là chưa kể, các quốc gia bên cạnh đang có một bộ khung LS tiền gửi - cho vay theo mức trần - sàn khá chặt chẽ, hay LS cơ bản hợp lý để giữ biên độ chênh lệch giữa đầu vào - đầu ra dao động quanh mức 2,5-3%/năm, thì chênh lệch này ở VN lên tới 5-8%/năm.

Bị lãi suất "cột" chân

Là người có nhiều năm kinh nghiệm theo dõi các thị trường tài chính quốc tế, TS Bùi Kiến Thành cho biết hiện LS chiết khấu của chính phủ Mỹ chỉ 0,1-0,25%, Nhật Bản 0%-0,1%, các nước khác cũng ở mức rất thấp. Mỹ xác lập LS chiết khấu rất hợp lý để cho DN vay dài hạn chỉ ở mức 5%/năm; Nhật Bản còn thấp hơn nữa, chỉ 1-2%/năm. Như vậy, so với các quốc gia cùng khu vực, hiện nay LS cho vay của VN cao gấp 1,5 - 2 lần; còn so với các quốc gia châu Âu, châu Á phát triển khác mức LS cho vay gấp 3-4 lần.

Nguyên nhân đầu tiên mà TS Thành chỉ ra là VN đã trải qua giai đoạn tăng trưởng quá nóng, với mức cung tín dụng hằng năm tăng bình quân tới vài chục phần trăm, đẩy lạm phát tăng cao, dẫn tới LS liên tục leo thang không ngừng nghỉ. Nhưng lý do lớn khác là các NH thương mại hoạt động thiếu hiệu quả, bộ máy cồng kềnh, chi phí cao, nên phải “đè” DN ra để thu phí, LS cao bù lỗ, tăng lợi nhuận. Hậu quả là các DN trong nước không đủ khả năng cạnh tranh với DN trong khu vực khi phải “đá” trong cùng một sân Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hàng hóa xuất khẩu phải đội chi phí vốn lớn vì LS vay quá cao, khiến giá thành sản phẩm cao, không chiếm lĩnh được thị trường. “Tôi dám khẳng định, không có bất kỳ DN nào trên thế giới có thể hoạt động với LS cao như tại VN được. Mình hội nhập mà cột chân DN lại bằng LS thì làm sao mà họ tự bơi được”, TS Thành chia sẻ.

Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, cũng cho rằng LS VN như hiện nay DN khó có thể chịu đựng. Khi đó, với giá vốn rẻ, hàng hóa các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc sẽ có giá thành sản xuất thấp hơn, dễ dàng loại bỏ VN khỏi các thị trường cạnh tranh truyền thống và thậm chí ngay cả trong nước. Vì vậy, điều cốt tử là cần tiếp tục giảm LS cho vay xuống thấp hơn nữa, song hành các biện pháp xử lý hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu một cách đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN.

Giảm lãi suất ngay trong tháng 4

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, trong đó yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành giảm LS tín dụng ngay trong đầu tháng 4.2013; đồng thời tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các NH thương mại, tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay vốn để tín dụng nhanh chóng đi vào nền kinh tế; đẩy mạnh ưu tiên cho vay các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục điều hành ổn định tỷ giá, kiểm soát chặt giá trị đồng tiền VN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tháo vòng luẩn quẩn nợ xấu, tín dụng, lãi suất
Tháo vòng luẩn quẩn nợ xấu, tín dụng, lãi suất

DN vẫn than lãi suất cao nên không vay được vốn, ngân hàng thì không đưa tín dụng vào nền kinh tế được vì vẫn ôm trong mình nỗi lo nợ xấu

Tháo vòng luẩn quẩn nợ xấu, tín dụng, lãi suất

Tháo vòng luẩn quẩn nợ xấu, tín dụng, lãi suất

DN vẫn than lãi suất cao nên không vay được vốn, ngân hàng thì không đưa tín dụng vào nền kinh tế được vì vẫn ôm trong mình nỗi lo nợ xấu

Lãi suất giao dịch liên ngân hàng tăng ở hầu hết các kỳ hạn
Lãi suất giao dịch liên ngân hàng tăng ở hầu hết các kỳ hạn

(VOV) -Các giao dịch liên ngân hàng chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm và 1 tuần

Lãi suất giao dịch liên ngân hàng tăng ở hầu hết các kỳ hạn

Lãi suất giao dịch liên ngân hàng tăng ở hầu hết các kỳ hạn

(VOV) -Các giao dịch liên ngân hàng chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm và 1 tuần

Yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất ngay trong đầu tháng 4
Yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất ngay trong đầu tháng 4

(VOV) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành giảm lãi suất tín dụng ngay trong đầu tháng 4/2013.

Yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất ngay trong đầu tháng 4

Yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất ngay trong đầu tháng 4

(VOV) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành giảm lãi suất tín dụng ngay trong đầu tháng 4/2013.

Lãi suất vẫn có thể giảm tiếp
Lãi suất vẫn có thể giảm tiếp

(VOV) -Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, lãi suất có thể tiếp tục giảm, khi lạm phát vẫn đang được kiềm chế và kiểm soát.

Lãi suất vẫn có thể giảm tiếp

Lãi suất vẫn có thể giảm tiếp

(VOV) -Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, lãi suất có thể tiếp tục giảm, khi lạm phát vẫn đang được kiềm chế và kiểm soát.

Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất về mức trần
Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất về mức trần

(VOV) -Lãi suất huy động phổ biến ở mức 1-2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn; 9,5-10,5%/năm kỳ hạn 12 tháng trở lên

Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất về mức trần

Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất về mức trần

(VOV) -Lãi suất huy động phổ biến ở mức 1-2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn; 9,5-10,5%/năm kỳ hạn 12 tháng trở lên

Lãi suất cho vay sẽ giảm còn khoảng 7%
Lãi suất cho vay sẽ giảm còn khoảng 7%

Thống đốc NHNN cho rằng, nếu lạm phát xuống dưới 7% trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô ổn định lãi suất có thể giảm tiếp

Lãi suất cho vay sẽ giảm còn khoảng 7%

Lãi suất cho vay sẽ giảm còn khoảng 7%

Thống đốc NHNN cho rằng, nếu lạm phát xuống dưới 7% trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô ổn định lãi suất có thể giảm tiếp