Lấy lại niềm tin trái phiếu doanh nghiệp: Nghị định 08 là bước mở đầu

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 08 về việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, đây mới là những giải pháp tình thế, và trong bối cảnh thị trường khó khăn, niềm tin giảm, cần có giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn.

Nghị định 08 năm 2023 có 3 tháo gỡ chính được nhấn mạnh: Một là tạo hành lang, cơ sở pháp lý cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu đàm phán với các trái chủ để giãn hoãn nợ trái phiếu đáo hạn với thời gian gia hạn tối đa là 2 năm; qua đó, giảm áp lực trả nợ lượng trái phiếu đáo hạn với điểm rơi cao điểm năm nay và năm sau, với riêng doanh nghiệp bất động sản là khoảng hơn 110 nghìn tỷ mỗi năm. Hai là, Nghị định tạo cơ sở pháp lý kèm theo hướng dẫn cơ bản, rõ ràng và nhất quán hơn, giảm thiểu rủi ro tranh chấp sau này trong việc đảm bảo việc thực hiện đàm phán để trả trái phiếu bằng tài sản khác, chủ yếu là tài sản bất động sản. Ba là, cho phép giãn hiệu lực thi hành đến hết năm 2023 đối với việc áp dụng 1 số điều kiện, yêu cầu cao, đáp ứng thông lệ về tiêu chí nhà đầu tư chuyên nghiệp, về yêu cầu rút ngắn thời gian phân phối trái phiếu và về xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành.

Phân tích trên kênh Tài chính và Kinh doanh, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc điều hành Công ty đầu tư AFA Capital đánh giá: “Nghị định đã tạo hành lang pháp lý, nếu không có cơ chế xử lý tài sản bất động sản hoặc tài sản khác, tích cực thứ 2 là có thời gian cụ thể là 2 năm. Nhưng quan trọng nhất là dòng tiền thì chưa nhìn thấy chuyển đổi dòng tiền từ tài sản bất động sản thành tiền để trả nợ. Bản chất tài sản đã đủ điều kiện để bán thì phải hạ giá xuống mới bán được, nhưng hạ giá thì gặp vấn đề từ các tổ chức cho vay, cụ thể là ngân hàng, tôi chưa nhìn thấy điểm ra mà nghị định có thể xử lý được”.

Theo chuyên gia tài chính, Nghị định 08 ban hành giúp cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi trái phiếu hoặc gia hạn trái phiếu doanh nghiệp được rõ ràng hơn, nhà đầu tư và doanh nghiệp có căn cứ để đàm phán. Nhưng các giải pháp tại Nghị định 08 chỉ là các giải pháp tình thế, chỉ tháo gỡ khó khăn ngắn hạn năm nay và năm sau. Đặc biệt, muốn phát huy hiệu quả của Nghị định 08, cần sự minh bạch, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, sự chia sẻ, thiện chí đàm phán của nhà đầu tư trong chia sẻ khó khăn, và cũng như sự hỗ trợ kịp thời, giải quyết vướng mắc của các cơ quan quản lý.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất là khôi phục niềm tin nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp với biện pháp đột phá.

“Chính phủ cần có một chương trình hoãn nợ quốc gia mới có thể tránh việc các nhà đầu tư kéo các nhà phát hành ra tòa để yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong Luật phá sản có một chương là tái cấu trúc, thì trong thời gian một doanh nghiệp được tòa cho phép tái cấu trúc, các chủ nợ không được yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tòa án cho phép trong thời gian tái cấu trúc đó, doanh nghiệp có thể có thời gian ví dụ 6 tháng hay 1 năm để tái cơ cấu và phục hồi doanh nghiệp. Trong Luật phá sản có chương đó, nhưng tôi muốn là Chính phủ làm trước khi họ đi vào thủ tục phá sản. Chính phủ phải có trì hoãn nợ như vậy, để tránh tình trạng phá sản hàng loạt, thì nhà đầu tư tin tưởng Chính phủ sẽ ra tay giúp các doanh nghiệp phục hồi và đến cuối cùng là họ lấy lại được tiền”, ông Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cảnh báo, việc nới thời hạn áp dụng tiêu chí nâng cao về nhà đầu tư chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành, trước mắt có thể cải thiện thanh khoản cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng đây là con dao 2 lưỡi, nếu không vận dụng hoặc giám sát mức độ hợp lý, có thể khiến thị trường quay lại thời kỳ “bong bóng” của giai đoạn Covid-19, là “ào ào” đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ vì lãi suất cao mà bỏ qua đánh giá rủi ro đi kèm. Do đó, Bộ Tài chính cần xem xét giải pháp khuyến khích phát hành trái phiếu ra công chúng nhiều hơn, có giải pháp phát triển nhà đầu tư tổ chức, thành lập trung tâm giao dịch trái phiếu thứ cấp để nắm được hoạt động chuyển nhượng, nhà đầu tư… Đồng thời, cần thúc đẩy phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tăng cường giáo dục tài chính nhằm nâng cao chất lượng nhà đầu tư. Đặc biệt, để lấy lại niềm tin nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, không thể chỉ có giải pháp của ngành tài chính, mà cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan có liên quan, như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Tư pháp… để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường, cũng như dẫn hướng thị trường phát triển lành mạnh và bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh

VOV.VN - Đảm bảo quyền lợi được nhận gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp của trái chủ đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, nhất là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản. 

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh

VOV.VN - Đảm bảo quyền lợi được nhận gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp của trái chủ đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, nhất là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản. 

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ
Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

VOV.VN - Từ đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu đến hạn thanh toán trong bối cảnh giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp của cả năm lên tới 272.853 tỷ đồng.

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

VOV.VN - Từ đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu đến hạn thanh toán trong bối cảnh giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp của cả năm lên tới 272.853 tỷ đồng.