Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia tiếp tục áp thuế đối với các nhà sản xuất mặt hàng này của Trung Quốc và Nhật Bản; chấm dứt áp thuế đối với các nhà xuất khẩu liên quan của Hàn Quốc và Việt Nam.

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 21/6, Bộ Thương mại, Đầu tư và Công nghiệp Malaysia (MITI) thông báo quyết định cuối cùng về rà soát thuế chống bán phá đối với mặt hàng thép cán nguội hoặc thép không hợp kim có chiều rộng hơn 1.300mm nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Theo đó, tiếp tục áp thuế đối với các nhà sản xuất mặt hàng này của Trung Quốc và Nhật Bản; chấm dứt áp thuế đối với các nhà xuất khẩu liên quan của Hàn Quốc và Việt Nam.

Cụ thể, ba nhà sản xuất thép của Trung Quốc gồm: Công ty TNHH Thép Angang, Công ty TNHH Sắt thép Maanshan và Công ty TNHH Sắt thép Shougang Jingtang, chịu mức thuế từ 4,82% đến 8,74%. Các nhà sản xuất/xuất khẩu sắt, thép khác của Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 26,38%. Tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu của Nhật Bản chịu mức thuế 26,39%. Các mức thuế này có hiệu lực trong 5 năm từ 23/6/2025 đến 22/6/2030.

Tuy nhiên, MITI dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 23/6/2025.

Trước đó, ngày 24/12/2024, dựa trên đơn do Mycron Steel CRC Sdn. Bhd. nộp thay mặt cho ngành công nghiệp sắt thép trong nước nộp lên MITI, Malaysia đã tiến hành rà soát hành chính về thời hạn kết thúc thuế chống bán phá giá áp dụng đối với thép cuộn cán nguội (CRC) có chiều rộng hơn 1.300mm - không bao gồm thép lá đen cán nguội dùng để tráng thiếc (TMBP), hàng hóa nhập khẩu cho ngành ô tô và tấm tản nhiệt (finwall) dùng cho máy biến áp - có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Các mức thuế này, lần đầu tiên được áp dụng vào năm 2015 và được gia hạn vào năm 2020, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép trong nước. MITI cho biết đợt xem xét được tiến hành theo Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới và Đạo luật Thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá năm 1993 của Malaysia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ấn Độ lên kế hoạch trả đũa với thuế thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ
Ấn Độ lên kế hoạch trả đũa với thuế thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ

VOV.VN - Ấn Độ mới đây đã đề xuất áp thuế trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), để đáp trả các biện pháp bảo hộ của Mỹ đối với thép và nhôm nhập khẩu. Động thái này diễn ra khi Ấn Độ và Mỹ đang nỗ lực đẩy nhanh các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại song phương.

Ấn Độ lên kế hoạch trả đũa với thuế thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ

Ấn Độ lên kế hoạch trả đũa với thuế thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ

VOV.VN - Ấn Độ mới đây đã đề xuất áp thuế trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), để đáp trả các biện pháp bảo hộ của Mỹ đối với thép và nhôm nhập khẩu. Động thái này diễn ra khi Ấn Độ và Mỹ đang nỗ lực đẩy nhanh các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại song phương.

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc
Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày.

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày.

Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và nhôm - tác động đến nhiều doanh nghiệp
Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và nhôm - tác động đến nhiều doanh nghiệp

VOV.VN - Tổng thống Mỹ chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Trước động thái này, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhôm, thép của Việt Nam rất lo lắng. Để thích ứng, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các biện pháp vượt qua khó khăn.

Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và nhôm - tác động đến nhiều doanh nghiệp

Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và nhôm - tác động đến nhiều doanh nghiệp

VOV.VN - Tổng thống Mỹ chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Trước động thái này, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhôm, thép của Việt Nam rất lo lắng. Để thích ứng, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các biện pháp vượt qua khó khăn.