Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030

VOV.VN - Để hiện thực hóa Luật Bảo vệ môi trường 2020 và phục vụ phát triển bền vững của ngành thủy sản, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.

Mục tiêu chung để hiện thực hóa Luật Bảo vệ môi trường 2020 và phục vụ sự phát triển bền vững của ngành thủy sản trong đó kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Chấm dứt sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản

Đề án phấn đấu đến năm 2030 nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

Nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội từng bước được nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá; xây dựng, áp dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; xử lý các vấn đề môi trường trong hoạt động thủy sản; tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

Nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản

Mạng lưới, hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trâm tích) được triển khai hiệu quả; hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống các loài thủy sinh, phục hồi hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản (rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô...) được triển khai hiệu quả, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; xây dựng và ban hành được ít nhất 02 kế hoạch hành động bảo tồn, bảo vệ và tái tạo một số loài thủy sản ưu tiên bảo vệ; góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; duy trì mức tăng hàng năm 8% diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và bền vững.

Mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đưa ra các giải pháp cụ thể: Nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản đối với các bên có liên quan; phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ trong hoạt động thủy sản, trong xử lý chất thải từ các hoạt động thủy sản; đầu tư xây dựng hạ tầng đảm bảo việc xử lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải; mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản.

Đồng thời, nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường thủy sản; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rà soát thông tin mẫu rau quả, thuỷ sản có dư lượng hóa chất
Rà soát thông tin mẫu rau quả, thuỷ sản có dư lượng hóa chất

VOV.VN - Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM báo cáo đầy đủ kết quả xử lý về giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và các yêu cầu của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản.

Rà soát thông tin mẫu rau quả, thuỷ sản có dư lượng hóa chất

Rà soát thông tin mẫu rau quả, thuỷ sản có dư lượng hóa chất

VOV.VN - Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM báo cáo đầy đủ kết quả xử lý về giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và các yêu cầu của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản.

Hồi sinh biển từ mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản
Hồi sinh biển từ mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản

VOV.VN - Mô hình cộng đồng cùng tham gia quản lý nguồn lợi thủy sản ở Bình Thuận đã giúp các loại nhuyễn thể 2 mảnh như sò lông hồi sinh; tôm hùm con, cá ngựa trong vùng dự án, sản lượng mực, một số loại cá có sự gia tăng đáng kể.

Hồi sinh biển từ mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản

Hồi sinh biển từ mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản

VOV.VN - Mô hình cộng đồng cùng tham gia quản lý nguồn lợi thủy sản ở Bình Thuận đã giúp các loại nhuyễn thể 2 mảnh như sò lông hồi sinh; tôm hùm con, cá ngựa trong vùng dự án, sản lượng mực, một số loại cá có sự gia tăng đáng kể.

Tàu cá nằm bờ la liệt, ngành khai thác-chế biến thủy sản tại Kiên Giang gặp khó
Tàu cá nằm bờ la liệt, ngành khai thác-chế biến thủy sản tại Kiên Giang gặp khó

VOV.VN - Xăng dầu liên tục tăng giá, nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, hàng ngàn tàu cá nằm bờ... và hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản lao đao vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

Tàu cá nằm bờ la liệt, ngành khai thác-chế biến thủy sản tại Kiên Giang gặp khó

Tàu cá nằm bờ la liệt, ngành khai thác-chế biến thủy sản tại Kiên Giang gặp khó

VOV.VN - Xăng dầu liên tục tăng giá, nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, hàng ngàn tàu cá nằm bờ... và hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản lao đao vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

Giá xăng dầu tăng cao, thủy sản giá thấp ngư dân "ngại" ra khơi
Giá xăng dầu tăng cao, thủy sản giá thấp ngư dân "ngại" ra khơi

VOV.VN - Hiện đang vào vụ đánh bắt hải sản chính của ngư dân trong năm, tuy nhiên, trước việc giá xăng dầu liên tục tăng, trong khi hải sản bán ra giá thấp nên nhiều chủ tàu cá ở tỉnh Quảng Nam ngại ra khơi đánh bắt xa bờ.

Giá xăng dầu tăng cao, thủy sản giá thấp ngư dân "ngại" ra khơi

Giá xăng dầu tăng cao, thủy sản giá thấp ngư dân "ngại" ra khơi

VOV.VN - Hiện đang vào vụ đánh bắt hải sản chính của ngư dân trong năm, tuy nhiên, trước việc giá xăng dầu liên tục tăng, trong khi hải sản bán ra giá thấp nên nhiều chủ tàu cá ở tỉnh Quảng Nam ngại ra khơi đánh bắt xa bờ.