Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

VOV.VN -Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập vừa được Chính phủ ban hành.

Nghị định này quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự

Đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Trong đó, đơn vị sự nghiệp công được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Riêng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. 

Đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Riêng số lượng người làm việc, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân 5 năm trước và không cao hơn số định biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định (đối với các đơn vị sự nghiệp công mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ 5 năm thì tính bình quân cả quá trình hoạt động).

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc được xác định trên cơ sở định biên bình quân các năm trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng

Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các Bộ, cơ quan Trung ương; UBND cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công không thuộc quy định nêu trên.

Hội đồng quản lý quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, giải thể, tổ chức lại các đơn vị cấu thành; quyết định chủ trương lớn về tổ chức, nhân sự (bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật viên chức; riêng về số lượng người làm việc thực hiện theo quy định); thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Hội đồng quản lý có từ 5 đến 11 thành viên; Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị bổ nhiệm; Hội đồng quản lý có đại diện của cơ quan quản lý cấp trên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sắp chuyển đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành công ty cổ phần
Sắp chuyển đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành công ty cổ phần

Theo Bộ Tài chính, việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần thực chất là xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.

Sắp chuyển đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành công ty cổ phần

Sắp chuyển đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành công ty cổ phần

Theo Bộ Tài chính, việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần thực chất là xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.

Đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập
Đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập

Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố, thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập

Đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập

Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố, thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

7 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp
7 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

VOV.VN - Trong đó, Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

7 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

VOV.VN - Trong đó, Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ
2 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ

(VOV) - Theo Quyết định vừa được Thủ tướng ký ban hành, 2 đơn vị này là Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Hội trường Thống Nhất.

2 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ

2 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ

(VOV) - Theo Quyết định vừa được Thủ tướng ký ban hành, 2 đơn vị này là Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Hội trường Thống Nhất.