Sông Hồng “nhếch nhác”, cải tạo cảnh quan sông Hồng khi nào thành hiện thực?

VOV.VN - Sông Hồng chảy qua giữa lòng Thủ đô, khu vực có diện tích đất đai rộng lớn và giàu giá trị. Dù đã rất quyết tâm, nhưng nhiều năm qua, Hà Nội vẫn chưa thể cải tạo được cảnh quan hai bên sông Hồng. Đã đến lúc Hà Nội cần có giải pháp đột phá mạnh để sớm đưa sông Hồng thực sự trở thành biểu tượng của Thủ đô.

Nhếnh nhác bãi giữa sông Hồng

Khu vực bãi giữa sông Hồng, ngay dưới gầm cầu Long Biên hàng chục năm nay là nơi cư ngụ của gần 30 hộ dân. Đây được mệnh danh là xóm “4 không” khi luôn trong tình trạng không có điện chiếu sáng, không có nước sạch, không nhà kiên cố và không hộ khẩu. Dù cách phố cổ chỉ hơn 1km nhưng cuộc sống của hơn 100 người dân ở đây là một thế giới khác, tách biệt hoàn toàn.

Chị Nguyễn Thị Lan gần 20 năm sinh sống tại bãi giữa sông Hồng cho biết, luôn sống trong tình trạng thiếu an toàn và thiếu thốn điện nước. Trận lũ lịch sử năm ngoái, dù gia đình thoát nạn, nhưng nhà cửa, gia súc mất hết. “Năm ngoái, sau cơn bão số 3, cả xóm trọ tan hoang, ngập trong bùn, đất và rác. Đồ đạc gần như hỏng sạch. Nếu thêm vài đợt mưa lũ như vậy nữa, chúng tôi chắc phải dạt đi nơi khác vì không chịu nổi”, chị Lan chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Tuân, người dân ở Phường Bồ Đề chia sẻ, chưa có con sông nào chảy qua trung tâm thành phố lại nhem nhuốc, ô nhiễm như sông Hồng. “Người dân ngoài đê chúng tôi luôn sống trong cảnh ô nhiễm vì có rất nhiều rác trôi dạt vào ven bờ. Chúng tôi mong muốn sông Hồng sớm được cải tạo cảnh quan, nếu phải di dời chúng tôi sẵn sàng nếu được đền bù thoả đáng”, ông Tuân bày tỏ.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chỉnh trang sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội, nhiều chuyên gia đều khẳng định, việc sớm cải tạo là rất cần thiết vì sông Hồng là biểu tượng của Thủ đô.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, trục không gian hai bên sông Hồng là trục trung tâm quan trọng của Hà Nội, việc xây dựng cảnh quan ven sông Hồng là mong muốn chính đáng mà nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của thành phố hướng đến và trong tương lai cần hiện thực. Nếu làm thành công, quỹ đất tạo ra được cũng rất hấp dẫn, giải quyết được chỉ tiêu không gian xanh cho Thủ đô, tạo ra trục cảnh quan, khơi dậy những giá trị về văn hóa to lớn. Nhìn vào thực tế hiện nay thì khu vực đầy tiềm năng này phát triển chưa xứng tầm, có những chỗ khá “nhếch nhác”.

Đại lộ ven sông Hồng, cần đánh giá kỹ lưỡng

Mới đây, UBND TP Hà Nội chấp thuận cho liên danh nhà đầu tư Đèo Cả - Văn Phú nghiên cứu đề xuất dự án “Xây dựng đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng”. Đây được xem là bước tiến mang tính đột phá trong quá trình hiện thực hóa quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, được Hà Nội phê duyệt năm 2022. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia cho rằng, dự án phải đảm bảo yêu cầu lớn đó là làm sao để đảm bảo an toàn cho hành lang thoát lũ sông Hồng khi dự án triển khai hàng loạt công trình như đại lộ, công viên cây xanh, khu vui chơi, không gian văn hóa - cộng đồng…

Định hướng phát triển trục sông Hồng trở thành biểu tượng của Hà Nội là không gian sinh thái, không gian văn hóa, kinh tế, trục hội tụ, điểm nhấn quan trọng của Thủ đô và của vùng đô thị hóa đồng bằng sông Hồng là thực sự cần thiết. Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, nếu muốn cải tạo cảnh quan sông Hồng, vấn đề quan tâm đặc biệt đó là cần đảm bảo ổn định dòng chảy và hành lang thoát lũ. Các quy hoạch, dự án nhiều năm trước đây đã đề cập, phân tích các kịch bản, lựa chọn thế sông ổn định với tác động của biến đổi khí hậu và biến động từ thượng nguồn (ở Trung Quốc). Từ lựa chọn dòng chảy ổn định thì việc đánh giá hiện trạng mặt nước, đất bãi, dân cư… mới có cơ sở và từ đó chọn các giải pháp quy hoạch hợp lý.

Nêu quan điểm về vấn đề này, KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, Luật Thủ đô được Quốc hội ban hành năm 2024 quy định: “Cho phép xây dựng các tuyến đê mới phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan để khai thác hiệu quả quỹ đất... Các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng các công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để đảm bảo yêu cầu không làm cản trở dòng chảy”.

Theo KTS Trần Huy Ánh, đến nay đã có nhiều bản vẽ khai thác bờ bãi sông Hồng chảy qua Hà Nội, tuy nhiên rất thiếu những nghiên cứu tổng hợp về những tác hại đối với sông Hồng bao gồm các vấn đề lớn như ảnh hưởng đến việc thoát lũ như thế nào, có vi phạm đê điều hay không? Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm thế nào? Trước những nguy cơ ấy sẽ phải khắc phục các thách thức đó ra sao?, KTS Trần Huy Ánh chia sẻ.

Một số chuyên gia nhận định, quy hoạch sông Hồng có tính chất phức tạp, liên quan đa ngành, cần tích hợp nhiều quy hoạch cấp cao. Vì vậy, dự án không chỉ đảm bảo đầy đủ, vững chắc cơ sở pháp lý, khoa học mà còn phải đảm bảo tính khả thi và đánh giá kỹ lưỡng các tác động trong quá trình thực hiện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Vì sao tour du lịch sông Hồng trải nghiệm làng nghề, di tích chưa như mong đợi?
Vì sao tour du lịch sông Hồng trải nghiệm làng nghề, di tích chưa như mong đợi?

VOV.VN - Việc khai thác tour du lịch sông Hồng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với giá trị của dòng sông, dù còn nhiều dư địa để khai thác, phát triển.

Vì sao tour du lịch sông Hồng trải nghiệm làng nghề, di tích chưa như mong đợi?

Vì sao tour du lịch sông Hồng trải nghiệm làng nghề, di tích chưa như mong đợi?

VOV.VN - Việc khai thác tour du lịch sông Hồng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với giá trị của dòng sông, dù còn nhiều dư địa để khai thác, phát triển.

Sắp xây cầu Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng trị giá gần 12.000 tỷ đồng?
Sắp xây cầu Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng trị giá gần 12.000 tỷ đồng?

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa có đề nghị HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.

Sắp xây cầu Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng trị giá gần 12.000 tỷ đồng?

Sắp xây cầu Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng trị giá gần 12.000 tỷ đồng?

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa có đề nghị HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.

Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô
Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô

VOV.VN - Theo quy hoạch này, sông Hồng được xác định là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm và Hà Nội sẽ tận dụng và khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có để phát triển ngang tầm với các Thành phố lớn trên thế giới.

Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô

Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô

VOV.VN - Theo quy hoạch này, sông Hồng được xác định là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm và Hà Nội sẽ tận dụng và khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có để phát triển ngang tầm với các Thành phố lớn trên thế giới.