Tái cơ cấu, nâng cao giá trị cây ăn quả tại miền núi tỉnh Khánh Hòa

VOV.VN - Sau khi hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận, vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa mới có thêm dư địa lớn để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, cây ăn quả đang dần khẳng định vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế nông thôn, mở hướng đi mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

20 năm trở lại đây, người dân miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả có giá trị cao. Những vườn tạp ngày nào, nay đã được thay bằng các vườn chuyên canh sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt, mít nghệ… cho mùa quả ngọt. Nhờ cây ăn quả, cuối năm 2024, hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (cũ) đã chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo. Đây là kết quả của quá trình chuyển đổi tư duy sản xuất từ manh mún sang chuyên canh bài bản, có định hướng thị trường rõ ràng. 

“Cây sầu riêng, gia đình tôi làm không nhiều như người ta, chỉ khoảng 30 cây. Nếu cây sầu riêng làm tốt, đạt chất lượng, hiệu quả sẽ cho thu nhập lên đến 10 triệu/năm. Đây là cây chủ lực của Khánh Sơn. Thu hoạch từ cây đây đã thay đổi diện mạo, cuộc sống cho bà con chúng tôi. Cây này là cây thoát nghèo”, ông Cao Xuân Hưng, dân tộc Raglay, ở xã Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa chia sẻ.

Toàn huyện Khánh Sơn (cũ) có khoảng 4.500ha cây trồng lâu năm, trong đó sầu riêng là cây chủ lực với khoảng 3.000ha. Hiện nay, Khánh Sơn được chia thành 3 xã: Khánh Sơn, Tây Khánh Sơn, Đông Khánh Sơn. Cây sầu riêng tiếp tục là cây trồng chủ lực của các địa phương này. Năm nay, sầu riêng bắt đầu vào vụ thu hoạch, năng suất trên 10 tấn/ héc ta.

Tuy nhiên, người trồng đang đối mặt nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng trái và chi phí chăm sóc tăng cao. Giá sầu riêng được mua tại vườn cũng giảm khoảng 30% so với năm trước, chỉ còn khoảng 40 ngàn đồng/kg. Chi phí đầu vào đang tăng cao nhưng lợi nhuận lại giảm so với những năm trước.

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với miền núi tỉnh Khánh Hòa là nâng cao giá trị sản phẩm sầu riêng để phát triển bền vững. Đầu tiên chính là kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, liên kết tạo đầu ra ổn định. Khánh Sơn có tiềm năng lớn nhưng lại thiếu cơ sở đóng gói, phải gửi sang tỉnh khác đóng gói tốn kém. Ngoài ra, cần kết nối tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, hội chợ, sự kiện quảng bá nông sản địa phương. 

“Chúng tôi xác định cây ăn quả chủ lực là cây sầu riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần đan xen những cây trồng đã khảo nghiệm  thành công như chôm chôm, mít, măng cụt. Như vậy mới dàn trải mùa vụ, tận dụng quỹ đất, hàng năm, hàng tháng đều có thu. Đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn, có nguồn thu để nuôi cây sầu riêng phải có ngắn nuôi dài.Cây sầu riêng mất 5 năm mới có thu, trong thời gian đó phải trồng những cây ngắn ngày", ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng phòng Kinh tế xã Tây Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa cho biết.

Việc hợp nhất Khánh Hoà với Ninh Thuận mở ra dư địa mới cho phát triển nông nghiệp miền núi Khánh Hòa (mới). Ngoài cây sầu riêng, nhiều vùng như Ninh Phước, Ninh Sơn thuộc tỉnh Ninh Thuận (cũ) đang phát triển mạnh các loại cây ăn quả giá trị cao như nho, táo, măng cụt, chôm chôm. Những vùng bán sơn địa có khí hậu thuận lợi, thổ nhưỡng phù hợp đang được quy hoạch thành vùng cây ăn quả đặc sản gắn với du lịch nông nghiệp. Tái cơ cấu cây trồng được thực hiện bài bản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, tái cơ cấu kinh tế địa phương, mở rộng từ Khánh Sơn, Khánh Vĩnh sang các khu vực đồi núi Ninh Thuận.

Định hướng của tỉnh là gắn sản xuất với chuỗi liên kết, từ trồng trọt đến tiêu thụ. Các đơn vị chức năng đang xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cơ sở đóng gói, bảo quản, cấp mã số vùng trồng. Đồng thời, tăng cường đào tạo nông dân làm nông nghiệp thông minh, nâng cao năng lực hợp tác xã. Việc tổ chức chính quyền hai cấp sau sáp nhập cũng tạo thuận lợi cho quy hoạch và triển khai chính sách hỗ trợ. Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, nhờ chuyển đổi sang cây trồng có giá trị cao, nhiều hộ dân miền núi đã vươn lên khá, giàu. 

“Việc tái cơ cấu với mục tiêu là gia tăng giá trị trên một diện tích đất, trước đây 1 héc ta này được bao nhiêu tiền nay cần phải tăng. Còn việc quy hoạch nông nghiệp để phân tán rủi ro theo nguyên tắc không bỏ trứng vào một rổ. Ví dụ, chỗ này trồng sầu riêng nhưng cần trồng thêm các loài khác, giá trị có thể không cao bằng, không đạt 1 tỷ/ năm như sầu riêng nhưng sẽ được cỡ 300 triệu. Được như vậy cũng thoát nghèo bền vững. Chỗ đất này nếu rộng 2 héc ta, 1 héc ta trồng sầu riêng, héc ta còn lại trồng cây khác, đề phòng khi sầu riêng vỡ trận, đảm bảo ổn định cuộc sống", ông Nghiêm Xuân Thành cho biết.

nhieu_ho_dan_vay_von_ngan_hang_trong_tieu_va_ca_phe.jpg

Hiệu quả nguồn vốn tín dụng trong tái cơ cấu nông nghiệp ở Gia Lai

VOV.VN - Tín dụng ngân hàng đang tiếp cận nông thôn tỉnh Gia Lai, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp. Những điểm giao dịch lưu động đến tận vùng xa cùng thủ tục vay vốn ngày càng được đơn giản hóa đang mở ra cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng hơn cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Chuyển đổi số, chìa khóa để tái cơ cấu du lịch Khánh Hòa
Chuyển đổi số, chìa khóa để tái cơ cấu du lịch Khánh Hòa

VOV.VN - Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa rộn ràng, sôi động. Không khí náo nhiệt ấy là minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ và tái cơ cấu du lịch Khánh Hòa với chuyển đổi số làm động lực thúc đẩy quản trị thông minh, trải nghiệm mới mẻ cho du khách.

Chuyển đổi số, chìa khóa để tái cơ cấu du lịch Khánh Hòa

Chuyển đổi số, chìa khóa để tái cơ cấu du lịch Khánh Hòa

VOV.VN - Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa rộn ràng, sôi động. Không khí náo nhiệt ấy là minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ và tái cơ cấu du lịch Khánh Hòa với chuyển đổi số làm động lực thúc đẩy quản trị thông minh, trải nghiệm mới mẻ cho du khách.

Trà Vinh nâng cao chuỗi giá trị cây dừa theo hướng hữu cơ
Trà Vinh nâng cao chuỗi giá trị cây dừa theo hướng hữu cơ

VOV.VN - Tỉnh Trà Vinh là địa phương có diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước chỉ sau Bến Tre. Nhằm nâng cao chuỗi giá trị cây dừa, Trà Vinh đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích theo hướng hữu cơ; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và liên kết với doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng điều kiện xuất khẩu.

Trà Vinh nâng cao chuỗi giá trị cây dừa theo hướng hữu cơ

Trà Vinh nâng cao chuỗi giá trị cây dừa theo hướng hữu cơ

VOV.VN - Tỉnh Trà Vinh là địa phương có diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước chỉ sau Bến Tre. Nhằm nâng cao chuỗi giá trị cây dừa, Trà Vinh đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích theo hướng hữu cơ; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và liên kết với doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng điều kiện xuất khẩu.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

VOV.VN - Sau khi sáp nhập, tỉnh Khánh Hòa mới được mở rộng không gian phát triển, kết nối các vùng địa lý từ biển, núi, đồng bằng, đồng thời hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây là cơ hội để hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù trên nền tảng bảo tồn di sản văn hóa.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

VOV.VN - Sau khi sáp nhập, tỉnh Khánh Hòa mới được mở rộng không gian phát triển, kết nối các vùng địa lý từ biển, núi, đồng bằng, đồng thời hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây là cơ hội để hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù trên nền tảng bảo tồn di sản văn hóa.