Tăng 50% giá cước chuyển thư trong nước

Từ ngày 15/2, giá cước dịch vụ thư trong nước trọng lượng đến 20 gram sẽ tăng từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng/thư.

Việc tăng giá cước dịch vụ này nhằm rút ngắn lộ trình giảm trợ cấp của Nhà nước cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) trong việc cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích.

Theo tính toán của BĐVN, việc điều chỉnh GCDV thư thường lên 3.000 đồng/thư sẽ bù đắp được khoảng 80% giá thành, tăng doanh thu mỗi năm thêm khoảng 50 tỷ đồng, tạo điều kiện cho BĐVN có kinh phí đầu tư các giải pháp công nghệ, nhằm tăng chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ phục vụ khách hàng, nhất là các dịch vụ bưu chính công ích mà Nhà nước yêu cầu.

Không chỉ thế, lần tăng cước này và các nấc tiếp theo còn có tác động tích cực đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, tăng ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Nói về mức giá 3.000 đồng/thư, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Bưu chính (BĐVN) Hoàng Xuân Hạnh cho biết: BĐVN, dựa trên nhiều số liệu thống kê, đã tập trung tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng về mức điều chỉnh giá lần này. Chẳng hạn thu nhập bình quân đầu người từ năm 2008 đến nay đã tăng 2,18 lần, lương tối thiểu tăng 2,3 lần... Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như sự bùng nổ của các ứng dụng điện tử, sản lượng thư thường ngày càng sụt giảm, trung bình hiện nay ở nước ta chỉ đạt 2,42 thư/người/năm.

Việc chi thêm vài nghìn đồng/năm cho dịch vụ thư thường sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người dân. Cũng theo thống kê của BĐVN, hiện nay, dịch vụ thư do cá nhân sử dụng chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng, còn lại 80% là do các cơ quan, tổ chức sử dụng để trao đổi thông tin, chủ yếu là các doanh nghiệp khối ngân hàng, bảo hiểm...

Vì vậy, việc tăng giá đồng nghĩa với việc hạn chế sự ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước (mà cụ thể ở đây là dịch vụ bưu chính công ích), thúc đẩy doanh nghiệp có ý thức tự làm tròn mọi nghĩa vụ của mình đối với đất nước và xã hội.

Từ năm 2008 đến nay, chi phí đầu vào cho dịch vụ thư cơ bản đã tăng khoảng 10%, nhưng GCDV không tăng. GCDV thư cơ bản là cơ sở để xây dựng giá cước cho các dịch vụ bưu chính thương mại nên mức giá thấp đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của BĐVN.

Bên cạnh đó, theo văn kiện của Đại hội Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), Việt Nam sẽ áp dụng cước đầu cuối dựa trên GCDV thư cơ bản trong nước trọng lượng đến 20 g từ năm 2017, khi đó giá cước càng thấp càng bất lợi trong việc thanh toán cước đầu cuối quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh tra Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Thanh tra Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn.

Thanh tra Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Thanh tra Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn.

Hà Nội đầu tư 7.884 tỷ đồng phát triển bưu chính viễn thông
Hà Nội đầu tư 7.884 tỷ đồng phát triển bưu chính viễn thông

Hà Nội đặt mục tiêu, năm 2020, Bưu chính - Viễn thông Thủ đô dẫn đầu cả nước. Tổng vốn đầu tư khoảng 7.884 tỷ đồng.

Hà Nội đầu tư 7.884 tỷ đồng phát triển bưu chính viễn thông

Hà Nội đầu tư 7.884 tỷ đồng phát triển bưu chính viễn thông

Hà Nội đặt mục tiêu, năm 2020, Bưu chính - Viễn thông Thủ đô dẫn đầu cả nước. Tổng vốn đầu tư khoảng 7.884 tỷ đồng.

Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Bưu chính
Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Bưu chính

Chiều 14/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 22, tập trung cho ý kiến vào dự thảo Luật Bưu chính.

Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Bưu chính

Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Bưu chính

Chiều 14/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 22, tập trung cho ý kiến vào dự thảo Luật Bưu chính.

Luật Bưu chính cần được quy định cụ thể hơn
Luật Bưu chính cần được quy định cụ thể hơn

Theo nhiều đại biểu, dự án Luật vẫn còn nhiều điểm quy định chưa rõ ràng, tạo ra kẽ hở dễ lợi dụng khi Luật được áp dụng vào thực tiễn

Luật Bưu chính cần được quy định cụ thể hơn

Luật Bưu chính cần được quy định cụ thể hơn

Theo nhiều đại biểu, dự án Luật vẫn còn nhiều điểm quy định chưa rõ ràng, tạo ra kẽ hở dễ lợi dụng khi Luật được áp dụng vào thực tiễn

Đổi tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
Đổi tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đổi tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

Đổi tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

Đổi tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đổi tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

PTT Nguyễn Thiện Nhân làm việc với HVCN Bưu chính-Viễn thông
PTT Nguyễn Thiện Nhân làm việc với HVCN Bưu chính-Viễn thông

(VOV) -Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện yêu cầu Học viện cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm đã được Chính phủ phê duyệt.

PTT Nguyễn Thiện Nhân làm việc với HVCN Bưu chính-Viễn thông

PTT Nguyễn Thiện Nhân làm việc với HVCN Bưu chính-Viễn thông

(VOV) -Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện yêu cầu Học viện cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm đã được Chính phủ phê duyệt.

Xử lý sai phạm tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Xử lý sai phạm tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Qua thanh tra tại VNPT, Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm trong việc chỉ đạo cổ phần hóa.

Xử lý sai phạm tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Xử lý sai phạm tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Qua thanh tra tại VNPT, Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm trong việc chỉ đạo cổ phần hóa.