Thị trường cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc miền núi còn quá nhỏ hẹp

VOV.VN - Phát triển thị trường cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp, các ngành, các địa phương cũng như các doanh nghiệp.

Việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời gian qua đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho sản xuất, đồng thời góp phần quan trọng vào hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao, nhiều thương hiệu đặc sản của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được hình thành. 

Trao đổi tại Tọa đàm “Phát triển thị trường sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương thực hiện ngày 20/9, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn hết sức quan tâm đến việc thúc đẩy sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp nông thôn.

Cụ thể, Lạng Sơn đã có những kế hoạch hành động về phát triển chuỗi giá trị của cây hồi, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu hồi gắn với hoạt động chế biến hàng xuất khẩu; chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực, các đề án tổ chức lại sản xuất gắn với chuỗi liên kết trong sản xuất sản phẩm.

“Việc triển khai các chính sách đã góp phần hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững và hướng đến xuất khẩu. Nhiều vùng sản xuất tập trung đã được hình thành và hiện tại cũng đang duy trì thực hiện tốt, nhiều sản phẩm của địa phương đã được bảo hộ về sở hữu trí tuệ và góp phần phát triển thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế”, ông Nghĩa khẳng định.

Từ nhiều năm nay, mô hình Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái) đặt mục tiêu gắn kết các hộ đồng bào Mông, bảo tồn phát triển chè Shan tuyết cổ thụ, kết hợp sản xuất kinh doanh chè với phát triển du lịch. Mô hình không chỉ hỗ trợ tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức của hàng trăm người dân xã Suối Giàng với hơn 97% là đồng bào dân tộc người Mông sinh sống, mà còn vinh dự được Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu chè quốc gia, làm sản phẩm có chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Đào Đức Hiếu, Giám đốc HTX Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng cho hay, xu hướng của thế giới hiện nay là hữu cơ, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số vô cùng tôn trọng thiên nhiên và luôn cố gắng để giữ cho mọi thứ tự nhiên. HTX xây dựng mô hình sinh thái hoàn toàn dựa trên những giá trị văn hóa cốt lõi và bền vững của bà con bản địa.

“Vùng đất Suối Giàng giờ không chỉ có chè Shan mà còn có thêm cả du lịch. Những người dân ở đỉnh núi đã dần đảm bảo sinh kế dù không còn phải rời bỏ mảnh đất họ sinh sống để đi làm việc khác. Nhưng nếu chè chỉ ở trên đỉnh núi sẽ không đủ, chè trên đỉnh núi cũng phải tìm cách để xuống núi và để bước ra thế giới. Đưa sản phẩm chè trở thành sản vật quốc gia là những nỗ lực của không chỉ cá nhân mà còn của tập thể tất cả bà con Suối Giàng đang nỗ lực mỗi ngày”, ông Hiếu quả quyết.

Có thể thấy, thông qua các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, với những tiềm năng rất lớn của sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc kết nối, phát triển thị trường thời gian qua mới chỉ đáp ứng được phần nào.

Những hạn chế được bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chỉ ra là, hiện có những dân tộc còn chưa thành thạo việc thương mại hóa các đặc sản của mình dù có yếu tố đặc trưng. “Đồng bào dân tộc còn gặp quá nhiều khó khăn trong việc chuyển những sản phẩm đặc trưng thành hàng hóa. Rào cản ngôn ngữ là vấn đề lớn nhất trong việc đưa bà con tiếp cận với những kiến thức thương mại, từ đó xây dựng nên các tiêu chuẩn và các mẫu mã bao bì cũng như quy trình kết nối với thị trường”, bà Nga chỉ rõ.

Do đó theo bà Nga, phát triển thị trường cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp, các ngành, các địa phương cũng như các doanh nghiệp, để các sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường trong và ngoài nước.

“Những sản phẩm hàng hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều lợi thế, tiềm năng, giàu giá trị truyền thống và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đang được cả thế giới hết sức quan tâm, sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang rất sẵn có những lợi thế này”, bà Nga chỉ rõ.

Hiện nay tại Việt Nam, nhất là vùng đồng bào dân thộc thiểu số vẫn còn rất nhiều sản phẩm xanh và sạch, chứa đựng những bí quyết sản xuất, chế biến có tuổi đời hàng trăm năm chưa được khai thác ở quy mô sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường. Chính vì vậy, thời gian tới rất cần sự hiệp lực của các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp cùng các nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để từ đó hình thành chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm hết sực đặc trưng và đặc biệt này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao vai trò hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc miền núi
Nâng cao vai trò hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc miền núi

VOV.VN - Trong những năm qua, mô hình kinh tế hợp tác xã ở Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất gắn với liên kết chuỗi giá trị, giúp nâng cao thu nhập của người dân tại khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nâng cao vai trò hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc miền núi

Nâng cao vai trò hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc miền núi

VOV.VN - Trong những năm qua, mô hình kinh tế hợp tác xã ở Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất gắn với liên kết chuỗi giá trị, giúp nâng cao thu nhập của người dân tại khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thái Nguyên ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi
Thái Nguyên ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi

VOV.VN - Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt cho đồng bào bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa được tỉnh Thái Nguyên triển khai trên diện rộng.

Thái Nguyên ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Thái Nguyên ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi

VOV.VN - Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt cho đồng bào bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa được tỉnh Thái Nguyên triển khai trên diện rộng.

Cánh kiến trắng – mỏ nguyên liệu giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo
Cánh kiến trắng – mỏ nguyên liệu giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo

VOV.VN - Cánh kiến trắng hiện được coi như “vàng trắng”, “lộc Phật”. Khu rừng trồng cánh kiến trắng nay đã trở thành “mỏ nguyên liệu” giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo.

Cánh kiến trắng – mỏ nguyên liệu giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo

Cánh kiến trắng – mỏ nguyên liệu giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo

VOV.VN - Cánh kiến trắng hiện được coi như “vàng trắng”, “lộc Phật”. Khu rừng trồng cánh kiến trắng nay đã trở thành “mỏ nguyên liệu” giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo.