Thị trường bán lẻ Việt Nam có thực sự là “miếng mồi” béo bở?

VOV.VN - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam Phạm Đình Đoàn cho rằng, thị trường bán lẻ nội là tiềm năng trong tương lai nhưng không "ngon ăn" trong hiện tại.

Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự gia tăng tiềm lực, mở rộng thị phần của các tập đoàn đa quốc gia như Aeon, Lotte, Auchan, BigC... Và mới đây nhất là kế hoạch "đổ bộ" vào Việt Nam của IKEA, tập đoàn bán lẻ đồ nội thất, thiết kế đến từ Thuỵ Điển. Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối lớn của nước ngoài đã cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đang giống như một "miếng mồi" béo bở. Nhưng trên thực tế, liệu "miếng mồi" này có "dễ xơi"?

Theo chia sẻ của ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ nội địa rất tiềm năng và mới đang dừng lại ở mức "tiềm năng" trong tương lai với dan số gần 100 triệu người và mức sống của người Việt đang dần tăng lên, theo đó nhu cầu mua sắm cũng gia tăng.

Nhưng trên thực tế, đa số các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đều không có lãi. Chỉ trừ một vài doanh nghiệp lớn có quy mô và bề dầy kinh nghiệm là có lãi, kể các các doanh nghiệp nước ngoài cũng lỗ trong "cuộc đua" này, ông Đoàn cho hay.

Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn đang được nhìn nhận như một tiềm năng trong tương lai, vì có dân số đông, thu nhập đi lên và sức mua tăng dần. (Ảnh minh họa)
Sân chơi của các "đại gia" nhiều tiền?
 Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam nhận định, bức tranh thương mại Việt Nam hiện tại là các doanh nghiệp đang cạnh tranh lẫn nhau để lấy quy mô thị phần và chấp nhận lỗ. "Sức mua hiện tại chưa đủ lớn như kỳ vọng, chi phí cho mặt bằng và các chi phí khác vẫn cao cho nên phần lớn các siêu thị đang kinh doanh đều bị lỗ hoặc lãi ít. Các chuỗi cửa hàng tiện lợi và hệ thống thương mại điện tử thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn và cũng bị lỗ", ông Đoàn nêu thực tế.
Do đó, nếu muốn hệ thống này "sống sót", ông Đoàn cho rằng, cần phải có tiền để "nuôi". Mảng thị trường bán lẻ tại Việt Nam rất có tiềm năng nhưng phải "nuôi" đến 5-10 năm mới nắm bắt đầu có lãi được thì liệu doanh nghiệp Việt có đủ tiền để làm điều đó hay chưa đến 3 năm đã "ngất xỉu" phải đưa đi "cấp cứu" hay phải bán cho các công ty tiềm lực hơn.
 Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam

"Chúng ta thường hướng đến tương lai, nhưng chưa hình dung tương lai đấy sẽ thế nào", ông Đoàn nói, và đưa ví dụ vì sao chuỗi bán lẻ Walmart khổng lồ của Mỹ vẫn đang nhòm ngó nhưng chưa sẵn sàng nhảy vào Việt Nam dù họ nhìn thấy có tiềm năng tại thị trường này.

Theo Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, với những tập đoàn lớn như Walmart, thường họ không mấy quan tâm đến đối thủ của mình là ai, họ cảm thấy cơ hội chín muồi là cấp tập nhảy vào đầu tư. Trong khi, doanh nghiệp Việt kiên nhẫn chờ đợi sau 10 năm, mới đón tương lai tươi sáng được vài ngày đã gặp ngay "ông lớn" kinh doanh ngay "gần nhà" thì khả năng tồn tại là rất mong manh.

Do đó, theo ông Phạm Đình Đoàn, nói về thị trường bán lẻ hiện nay tại Việt Nam thì phải có chiến lược khác trước đây.

Trước đây khoảng hơn 10-15 năm , thời điểm chưa có sự cạnh tranh mạnh thì 4 Đơn vị dẫn đầu Việt nam về phân phối và bán lẻ đã liên doanh thành lập liên minh phân phối Việt nam VDA ( Việt Nam Distribution Alliance ) gồm các công ty như: Liên hiệp HTX Sài Gòn Coop, Tổng cong ty TM Sài gòn Satra, TCT Thương mại Hà Nội Hapro và Tập Đoàn Phú Thái với tham vọng xây dựng 1 Tập đoàn phân phối và bán lẻ lớn ở Việt nam tuy nhiên do không linh hoạt trong việc tiếp cận đất đai cũng như chưa có sự quan tâm và "hậu thuẫn" thích đáng của Chính phủ các Bộ, tỉnh, thành phố,... nên sau 10 năm hoạt động VDA phải đóng cửa.

Hiện nay tình hình đã khác trước, Việt nam đã ký kết rất nhiều các cam kết mở cửa do vậy chính sách bảo hộ các doanh nghiệp trong nước không còn thì cuộc cạnh tranh với các DN nước ngoài sẽ quyết liệt hơn ở cả nguồn lực tài chính, công nghệ, khả năng quản lý, quy mô và thương hiệu.

Nỗi lo hàng ngoại tràn ngập

Theo ông Trần Anh Tuấn, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, sức cầu trong nước hiện đang ở mức cao nhưng các nhà bán lẻ trong nước chưa tận dụng được. Ngược lại, các nhà bán lẻ ngoại xâm nhập vào rất lớn, hàng hóa nước ngoài tràn vào siêu thị như hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Trong khi đó, hàng Việt Nam vẫn đang chật vật vào thị trường ngoại.

Rõ ràng, sức cầu của nền kinh tế rất lớn, tạo nên "miếng mồi" béo bở cho các doanh nghiệp ngoại, ông Tuấn cho biết, đồng thời lo lắng, nếu các DN Việt không đáp ứng được sức cầu trên thị trường nội địa thì nền kinh tế sẽ kém bền vững trong tương lai.

Thị trường tiêu dùng Việt đang cạnh tranh khốc liệt, và đối tượng được hưởng lợi chính là người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)

Về lo ngại trước việc các tập đoàn lớn của nước ngoài vào Việt Nam thì thị trường tiêu dùng Việt Nam chỉ tràn ngập hàng của nước ngoài. Ông Phạm Đình Đoàn khẳng định sẽ không bao xảy ra chuyện đó."Không có chuyện doanh nghiệp Thái Lan, Đức, Mỹ tràn vào Việt Nam thì chỉ toàn hàng hóa các nước này", ông Đoàn nói.

Cho rằng cũng có thể có chút ưu tiên, nhưng ông Đoàn cho rằng, người ta sẽ chỉ bán những gì mà thị trường cần. "Đơn cử, nếu thị trường cần hàng Nhật Bản thì sẽ tràn ngập hàng Nhật ngay trong các siêu thị của Thái Lan, Đức, Mỹ...", ông Đoàn nêu rõ.

Vấn đề quan trọng để tránh sự tràn ngập của hàng ngoại vào Việt nam là các nhà sản xuất phải nâng cao các hàng hoá sản xuất tại Việt nam, không những chinh phục người Việt mà còn phải xuất khẩu và chinh phục thị trường toàn cầu.

Bài học nào cho Việt Nam từ Walmart?

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam nêu quan điểm: Lý thuyết đưa ra cho thị trường bán lẻ chính là "muốn cạnh tranh thì phải mua rẻ, bán rẻ". Người tiêu dùng chỉ muốn được mua rẻ, do đó, các siêu thị muốn có lãi thì chỉ còn cách chọn nhà cung cấp đầu vào rẻ. Mà muốn mua được giá rẻ thì siêu thị đó phải là chuỗi có quy mô lớn.

Để cạnh tranh, các nhà bán lẻ cần phải mua rẻ, bán rẻ. (Ảnh minh họa)

Ông Phạm Đình Đoàn chia sẻ câu chuyện của Walmart, khi siêu thị này đàm phán với nhà cung cấp hàng là doanh nghiệp Việt Nam, thường họ không đề cập đến việc chiết khấu như với các đối tác khác, thay vào đó, họ sẽ đặt thẳng vấn đề với nhà cung cấp hàng bằng cách yêu cầu cho biết giá thành sản xuất trên cơ sở đó để đàm phán giá mua

Đối với doanh nghiệp vận tải Walmart cũng áp dụng phương án này, với việc vận chuyển hàng nghìn container từ Trung Quốc sang Mỹ họ có thể đàm phán cước tầu rất rẻ so với các công ty khác ... Với sức mạnh về quy mô nến giá thành bán trong siêu thị Walmart luôn luôn là rẻ nhất mà khó có siêu thị khác cạnh tranh được

Bên cạnh đó, Walmart còn có hệ thống phần mềm quản lý, marketing, ship hàng và các ứng dụng cho khách hàng rất hiện đại.

Trở lại câu chuyện bán lẻ của Việt Nam, ông Phạm Đình Đoàn đặt vấn đề: Liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đủ nguồn lực để làm như vậy không? Nếu không, cần phải dựa vào thế của kẻ mạnh để liên kết, phối hợp cùng phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành bán lẻ nội bứt phá, không chấp nhận nhường sân
Ngành bán lẻ nội bứt phá, không chấp nhận nhường sân

VOV.VN - Với sự thâm nhập mạnh mẽ của các nhà bán lẻ ngoại hiện nay, liệu các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể trụ vững trên sân chơi của chính mình?

Ngành bán lẻ nội bứt phá, không chấp nhận nhường sân

Ngành bán lẻ nội bứt phá, không chấp nhận nhường sân

VOV.VN - Với sự thâm nhập mạnh mẽ của các nhà bán lẻ ngoại hiện nay, liệu các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể trụ vững trên sân chơi của chính mình?

Thị trường bán lẻ Việt Nam thiếu liên kết nên mạnh ai nấy làm
Thị trường bán lẻ Việt Nam thiếu liên kết nên mạnh ai nấy làm

VOV.VN - Thị trường bán lẻ Việt Nam đang thiếu chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững.

Thị trường bán lẻ Việt Nam thiếu liên kết nên mạnh ai nấy làm

Thị trường bán lẻ Việt Nam thiếu liên kết nên mạnh ai nấy làm

VOV.VN - Thị trường bán lẻ Việt Nam đang thiếu chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững.

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Doanh nghiệp nội nắm lợi thế giữ “sân nhà”
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Doanh nghiệp nội nắm lợi thế giữ “sân nhà”

VOV.VN - Các mô hình bán lẻ nhỏ nhưng hiện đại được coi là cơ hội để các doanh nghiệp ngành bán lẻ nước nhà giành lại thị phần, bứt phá trong thời gian tới.

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Doanh nghiệp nội nắm lợi thế giữ “sân nhà”

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Doanh nghiệp nội nắm lợi thế giữ “sân nhà”

VOV.VN - Các mô hình bán lẻ nhỏ nhưng hiện đại được coi là cơ hội để các doanh nghiệp ngành bán lẻ nước nhà giành lại thị phần, bứt phá trong thời gian tới.

Doanh nghiệp bán lẻ cần chiến lược dài hơi trước làn sóng M&A
Doanh nghiệp bán lẻ cần chiến lược dài hơi trước làn sóng M&A

VOV.VN - Làn sóng đầu tư cũng như M&A từ các nhà đầu tư “ngoại” là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Doanh nghiệp bán lẻ cần chiến lược dài hơi trước làn sóng M&A

Doanh nghiệp bán lẻ cần chiến lược dài hơi trước làn sóng M&A

VOV.VN - Làn sóng đầu tư cũng như M&A từ các nhà đầu tư “ngoại” là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

“Quyền lực” của bán lẻ
“Quyền lực” của bán lẻ

VOV.VN - Nền kinh tế đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn cảnh người tiêu dùng phải chấp nhận sự “điều khiển” của những người bán lẻ.

“Quyền lực” của bán lẻ

“Quyền lực” của bán lẻ

VOV.VN - Nền kinh tế đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn cảnh người tiêu dùng phải chấp nhận sự “điều khiển” của những người bán lẻ.