Tiền cọc thuê nhà, đặt là mất luôn?

VOV.VN - “Cọc 1 tháng” – tưởng chừng là một quy ước quen thuộc, lành mạnh trong các giao dịch thuê nhà. Thế nhưng thời gian gần đây, cụm từ ấy đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người đi thuê.

Chiêu trò “ôm tiền cọc rồi mất hút”, rao nhà sai sự thật, hay lách luật qua những điều khoản mập mờ đang khiến nhiều người, đặc biệt là sinh viên, người trẻ đi thuê nhà phải ôm “quả đắng”. 

Tiền cọc thuê nhà đang bị chiếm dụng như thế nào?

Bỏ ra vài triệu đồng để “cọc giữ chỗ” là điều phổ biến trên thị trường cho thuê nhà hiện nay. Nhưng khi mối quan hệ thuê – cho thuê chấm dứt, không ít người mới bàng hoàng nhận ra: đòi lại tiền cọc không hề dễ. Bằng nhiều lý do, một số chủ nhà cố tình chây ì, thậm chí “lặn mất tăm”.

Trong khi đó, thị trường cho thuê lại thiếu vắng cơ chế kiểm soát rõ ràng, khiến người thuê – đặc biệt là những người trẻ, sinh viên dễ trở thành “mồi ngon”, như tâm sự của chị Vũ Thị Ngọc Huyền ở Hà Nội: "Các chủ trọ bây giờ đều bảo là cọc 1 tháng. Thường là cọc 1 tháng để bảo quản đồ đạc cho chủ nhà này, rồi là hỏng hóc nhà cửa các thứ thì sau này nếu mà mình làm hỏng thì họ sẽ có thể cấn trừ. Thế nhưng ở trong trường hợp này của em, khi em đi rồi, đồ đạc ở đấy của chủ thì bọn em không động đến và chủ bán hết không còn đồ gì, nên không còn lý do là bọn em làm hỏng đồ. Cũng không nói lý do làm hỏng đồ, mà hẹn chúng em mãi, không trả tiền cọc cho chúng em thôi.

Đến nay nhắn không được, gọi không được. Chúng em chuyển đi là bắt đầu có người vào thuê luôn rồi. Người ta đã vào ở đến cả tháng nay rồi. Thế nhưng người ta cũng đâu có biết mấy chuyện này đâu. Nếu như em biết thì em cũng bảo người ta không dính phải như em".

Với nhiều người thuê nhà như chị Huyền, tiền cọc không chỉ là ràng buộc tài chính, mà còn là bài học đắt giá về sự cảnh giác và hiểu biết pháp lý trong giao dịch dân sự tưởng chừng rất đời thường này.

Bạn Phương Khanh, người đi thuê nhà cho biết: "Hơn 1 tháng trời, em lùng sục hết tất cả cái khu sinh viên hay ở như là Mễ Trì, Mỹ Đình hay là bên Cầu Giấy. Tiền điện lại quá cao, cái ngõ nó lại quá sâu và cái đường đi vào nó lại rất nguy hiểm". 

Cùng tâm lý ấy, rất nhiều bạn trẻ chấp nhận “chốt cọc” khi vừa xem phòng, để giữ chỗ. Tuy nhiên, chính sự nôn nóng đó lại khiến nhiều người rơi vào cái bẫy “tiền mất mà nhà không có”, hoặc thuê phải nơi kém chất lượng, không đúng như quảng cáo.

Bạn Phương Khanh chia sẻ thêm: "Thực tế nó chỉ đúng được tầm 50% so với hình thôi ạ. Đến có thể chụp một cái ảnh góc 0,5 trông rất to nhưng đến nơi lại là một phòng 10, 12m2 thôi. Ngõ lớn xong gần chợ nhưng mà hóa ra đi vào rất sâu, đi vào ngõ xong rồi ngách xong đến hẻm và trong cái hẻm đấy nữa".

Rõ ràng, sự thiếu minh bạch trong thông tin cho thuê không chỉ ảnh hưởng đến quyết định tài chính, mà còn đẩy người thuê vào thế bất lợi. Mỗi lần “đặt cọc trước – kiểm tra sau” là một lần đánh cược với niềm tin và túi tiền của chính mình.

Làm gì để tránh rủi ro?

Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền, để tránh tranh chấp tiền cọc, điều quan trọng nhất là người thuê phải hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.

"Ngay từ lúc thương thảo hợp đồng, cố gắng hiểu rõ mình đang được hưởng cái gì và mình sẽ phải đối mặt, có nghĩa vụ gì trong hợp đồng này. Trách nhiệm thông báo, trách nhiệm bàn giao, trách nhiệm xác nhận, trách nhiệm kí các biên bản. Sự hợp tác giữa 2 bên – bên thuê và bên cho thuê càng chặt chẽ bao nhiêu, nó sẽ càng giúp giảm thiểu các tranh chấp trong hợp đồng bấy nhiêu.

Việc liên quan đến khoản tiền cọc cũng là một dạng tranh chấp. Trong đó thì có một cái có thể giúp cho việc giải quyết tranh chấp tốt hơn thì các bạn có thể sử dụng đến cơ chế của trọng tài thương mại, cơ chế của trung tâm hòa giải. Đây là 2 cơ chế mà có thể giúp cho: thứ nhất là rút ngắn thời gian và đảm bảo cho các bên có được cái phán quyết công bằng, hợp lý nhất theo đúng thỏa thuận của mình", ông Nguyễn Thế Truyền cho biết.

Một tháng tiền cọc – tưởng chừng là số tiền nhỏ – nhưng đối với nhiều sinh viên, người lao động trẻ, đó là khoản tích lũy đáng kể. Và khi khoản tiền ấy bị chiếm đoạt, không chỉ là mất mát tài chính, mà còn là nỗi hụt hẫng và bức xúc trong trải nghiệm thuê nhà vốn đã nhiều áp lực.

Thị trường thuê nhà đang thiếu những ràng buộc pháp lý đủ mạnh để bảo vệ người yếu thế. Trong khi chờ đợi một hành lang pháp lý rõ ràng hơn, mỗi người thuê cần tự trang bị kiến thức, thận trọng trong từng giao dịch và đặc biệt là không đặt cọc khi chưa có cam kết rõ ràng bằng văn bản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Giá thuê nhà, giá thực phẩm đẩy CPI tháng 4 tăng trở lại
Giá thuê nhà, giá thực phẩm đẩy CPI tháng 4 tăng trở lại

VOV.VN - Theo báo cáo của Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng. Bình quân 4 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,05%.

Giá thuê nhà, giá thực phẩm đẩy CPI tháng 4 tăng trở lại

Giá thuê nhà, giá thực phẩm đẩy CPI tháng 4 tăng trở lại

VOV.VN - Theo báo cáo của Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng. Bình quân 4 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,05%.

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội

VOV.VN - Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội

VOV.VN - Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.

Nhu cầu thuê nhà tăng cao:Tín hiệu chuyển dịch của thị trường bất động sản đô thị
Nhu cầu thuê nhà tăng cao:Tín hiệu chuyển dịch của thị trường bất động sản đô thị

VOV.VN - Thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể khi nhu cầu thuê nhà tăng mạnh, đặc biệt trong giới trẻ. Sự thay đổi này không chỉ phản ánh thực trạng kinh tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực cho thuê bất động sản.

Nhu cầu thuê nhà tăng cao:Tín hiệu chuyển dịch của thị trường bất động sản đô thị

Nhu cầu thuê nhà tăng cao:Tín hiệu chuyển dịch của thị trường bất động sản đô thị

VOV.VN - Thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể khi nhu cầu thuê nhà tăng mạnh, đặc biệt trong giới trẻ. Sự thay đổi này không chỉ phản ánh thực trạng kinh tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực cho thuê bất động sản.