Tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng cấm tại TP.HCM diễn biến phức tạp

VOV.VN - 5 tháng đầu năm 2025, công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại tại TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn khi các đối tượng phạm tội đang ngày càng tinh vi và có nhiều phương thức, thủ đoạn để qua mặt cơ quan quản lý.

Ban Chỉ đạo 389 TP.HCM vừa có báo cáo kết quả triển khai, thực hiện chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong 5 tháng đầu năm 2025, các đơn vị, sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 Thành phố đã thanh tra, kiểm tra 5.111 vụ (giảm 0,34 % so với cùng kỳ năm trước).

Trong đó, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 1.044 vụ vi phạm về hàng cấm, hàng lậu; 3.935 vụ vi phạm về gian lận thương mại và 132 vụ vi phạm về hàng giả. Qua đó, thu về ngân sách số tiền lên tới gần 1.129 tỷ đồng (giảm 0,17 % so với cùng kỳ năm trước). Ngoài ra, các đơn vị còn khởi tố 34 vụ với 83 đối tượng (tăng 0,26% so với cùng kỳ năm trước).

Đến nay, tình hình buôn lậu, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn diễn biến phức tạp.

Phần lớn các đối tượng vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu, hàng cấm gồm: thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng điện tử, thuốc lá…

Nhiều đối tượng vi phạm lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, mạng xã hội để kinh doanh hàng cấm, hàng giả.

Ngoài ra, các đối tượng còn lợi dụng hoạt động giao hàng từ các công ty giao hàng bằng ứng dụng công nghệ nên khó kiểm soát, xác định địa điểm kinh doanh, kho hàng để kiểm tra, xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm.

Đối với hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các đối tượng có xu hướng tổ chức thành các nhóm, đường dây hoạt động khép kín, các công đoạn của quá trình sản xuất bị chia nhỏ ra nhiều nơi trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Thậm chí trong một số vụ án, hàng giả thành phẩm được các đối tượng đưa ngược ra các tỉnh phía Bắc rồi mới quay về lại TP.HCM để che giấu nguồn gốc hàng hóa, gây ra rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện, truy vết nguồn hàng.

Ngoài ra, các đối tượng phạm tội còn cấu kết với các công ty, cơ sở sản xuất sản phẩm tương tự có đăng ký trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để sản xuất hàng giả kèm với hàng thật.

Các đối tượng không sản xuất tập trung số lượng lớn mà sản xuất hàng đến đâu tiêu thụ đến đó theo đơn đặt hàng, sản xuất tại nơi vắng người, ít bị phát hiện; nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sau đó thay nhãn mác thành hàng Việt Nam để tiêu thụ trong nước.

Hiện nay, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả còn sử dụng những phương thức, thủ đoạn mới như: lợi dụng quy định cho hủy, sửa tờ khai để đối phó với việc đánh giá rủi ro, phân luồng trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, né tránh việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan, từ đó hợp thức hóa các lô hàng vi phạm; khai nhiều tờ khai đối với một lô hàng và chọn tờ khai luồng xanh để thông quan hàng hóa; hủy tờ khai trong trường hợp hệ thống phân vào luồng đỏ; khai báo tạm nhập tái xuất hàng hóa sang nước thứ ba rồi thẩm lậu trở lại số hàng này bằng cách chia nhỏ số hàng hóa để qua biên giới và tập kết về thành phố để tiêu thụ.

Trong khi đó, các đối tượng vận chuyển hàng giả, hàng nhái vào TP.HCM qua đường bộ đến tuyến biên giới của các tỉnh về tập kết. Khi kiểm tra tại các kho hàng, bến bãi, cơ quan kiểm tra không chứng minh được yếu tố qua biên giới nên khó xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính.

keo_kera.jpeg

Vụ kẹo Kera: Tiktoker Nguyễn An khai báo doanh thu quảng cáo

VOV.VN - Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH&TT) đang làm việc với Tiktoker Nguyễn An về việc quảng cáo kẹo rau củ Kera, sản phẩm liên quan đến vụ án mà Bộ Công an đang điều tra. Ông An đã chủ động cung cấp thông tin về doanh thu quảng bá loại kẹo có tổng doanh thu gần 18 tỷ đồng này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Long An phát hiện "kho" sữa bột không rõ nguồn gốc, trị giá hơn 3 tỷ đồng
Long An phát hiện "kho" sữa bột không rõ nguồn gốc, trị giá hơn 3 tỷ đồng

VOV.VN - Công an tỉnh Long An đã phát hiện và thu giữ gần 12.000 lon sữa bột thuộc nhiều nhãn hiệu khác nhau, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tại một căn nhà ở huyện Cần Đước. Lô hàng này ước tính trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Long An phát hiện "kho" sữa bột không rõ nguồn gốc, trị giá hơn 3 tỷ đồng

Long An phát hiện "kho" sữa bột không rõ nguồn gốc, trị giá hơn 3 tỷ đồng

VOV.VN - Công an tỉnh Long An đã phát hiện và thu giữ gần 12.000 lon sữa bột thuộc nhiều nhãn hiệu khác nhau, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tại một căn nhà ở huyện Cần Đước. Lô hàng này ước tính trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” tại công ty của chồng Đoàn Di Băng
Khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” tại công ty của chồng Đoàn Di Băng

VOV.VN - Lô hàng mà Công ty Cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai sản xuất và giao cho Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group có dấu hiệu tội phạm "sản xuất, buôn bán hàng giả".

Khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” tại công ty của chồng Đoàn Di Băng

Khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” tại công ty của chồng Đoàn Di Băng

VOV.VN - Lô hàng mà Công ty Cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai sản xuất và giao cho Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group có dấu hiệu tội phạm "sản xuất, buôn bán hàng giả".

Bình Dương xử lý 465 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bình Dương xử lý 465 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

VOV.VN - Trước sự bùng nổ của thương mại điện tử, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Bình Dương đang diễn biến phức tạp. Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương nhằm đánh giá thực trạng và tăng cường các biện pháp kiểm soát.

Bình Dương xử lý 465 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Bình Dương xử lý 465 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

VOV.VN - Trước sự bùng nổ của thương mại điện tử, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Bình Dương đang diễn biến phức tạp. Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương nhằm đánh giá thực trạng và tăng cường các biện pháp kiểm soát.