VEPR: Lạm phát Quý 1 tăng chủ yếu do sự gia tăng của giá năng lượng

VOV.VN - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, lạm phát tăng nhẹ trong Quý 1/2019 chủ yếu do sự gia tăng của giá năng lượng.

Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 1/2029 vừa được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố chiều nay (11/4), lạm phát tăng nhẹ trong Quý 1/2019 chủ yếu do sự gia tăng của giá năng lượng. 

Sự gia tăng của giá điện đẩy lạm phát Quý 1/2019 đi lên. (Ảnh minh hoạ)

So với cùng kỳ năm 2018, lạm phát toàn phần tăng nhẹ liên tục trong ba tháng đầu năm lần lượt đạt 2,56%, 2,64% và 2,7%. Tuy nhiên, tháng 3/2019 giảm 0,06%.

VEPR đánh giá, lạm phát lõi Quý 1/2019 kiểm soát ở mức tăng 1,83%, phản ánh chính sách tiền tệ được điều chỉnh ổn định. CPI bình quân Quý 1/2019 tăng 2,63%, đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Chỉ riêng tháng 2/2019, CPI tăng 0,8% do nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên Đán tăng, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,73%, lương thực tăng 0,53%; thực phẩm tăng 2,13% so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, sang đến tháng 3/2019, do lo ngại về dịch tả lợn châu Phi cũng như nhu cầu tiêu dùng sau tết giảm khiến CPI giảm 0,21%. So với tháng liền trước, giao thông tăng 2,22% do tăng giá xăng, dầu vào ngày 02/3/2019; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,78%; giá gas trong tháng tăng 4,88%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,01%.

Nhìn chung, so với cùng kỳ năm năm ngoái, CPI trong ba tháng được giữ ổn định tại mức 2,6% - 2,7%. Đóng góp vào mức tăng thấp của CPI là do sự điều chỉnh giảm của giá xăng dầu. Tuy nhiên nền kinh tế trong Quý 2/2019 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do giá điện tăng 8,36% vào ngày 20/3 có thể làm CPI tăng khoảng 3,3%.

VEPR cho rằng, trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới lên xuống thất thường, cùng với việc áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu từ 01/01/2019, NHNN vẫn cần theo dõi rủi ro lạm phát trong thời gian tới để có những biện pháp ứng phó phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng trưởng GDP quý 1/2019 sẽ chậm hơn và lạm phát hạ nhiệt?
Tăng trưởng GDP quý 1/2019 sẽ chậm hơn và lạm phát hạ nhiệt?

VOV.VN - Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, tăng trưởng GDP trong quý 1/2019 sẽ chậm hơn so với cùng kỳ năm trước, và lạm phát hạ nhiệt.

Tăng trưởng GDP quý 1/2019 sẽ chậm hơn và lạm phát hạ nhiệt?

Tăng trưởng GDP quý 1/2019 sẽ chậm hơn và lạm phát hạ nhiệt?

VOV.VN - Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, tăng trưởng GDP trong quý 1/2019 sẽ chậm hơn so với cùng kỳ năm trước, và lạm phát hạ nhiệt.

ADB: Lạm phát của Việt Nam ở mức 3,5% trong năm 2019
ADB: Lạm phát của Việt Nam ở mức 3,5% trong năm 2019

VOV.VN - Theo báo cáo vừa công bố của ADB, lạm phát của Việt Nam ở mức 3,5% trong năm 2019 và tăng lên 3,8% trong năm 2020.

ADB: Lạm phát của Việt Nam ở mức 3,5% trong năm 2019

ADB: Lạm phát của Việt Nam ở mức 3,5% trong năm 2019

VOV.VN - Theo báo cáo vừa công bố của ADB, lạm phát của Việt Nam ở mức 3,5% trong năm 2019 và tăng lên 3,8% trong năm 2020.

Tăng giá xăng dầu tác động như thế nào tới lạm phát?
Tăng giá xăng dầu tác động như thế nào tới lạm phát?

VOV.VN - Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ quan chức năng đã tính tới 3 kịch bản chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 với các mức độ tăng giá xăng, dầu khác nhau.

Tăng giá xăng dầu tác động như thế nào tới lạm phát?

Tăng giá xăng dầu tác động như thế nào tới lạm phát?

VOV.VN - Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ quan chức năng đã tính tới 3 kịch bản chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 với các mức độ tăng giá xăng, dầu khác nhau.

Kiểm soát lạm phát năm 2019: Mức 4% có khả thi?
Kiểm soát lạm phát năm 2019: Mức 4% có khả thi?

VOV.VN - Năm 2019, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4% nhưng cũng không nên chủ quan với lạm phát do vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi.

Kiểm soát lạm phát năm 2019: Mức 4% có khả thi?

Kiểm soát lạm phát năm 2019: Mức 4% có khả thi?

VOV.VN - Năm 2019, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4% nhưng cũng không nên chủ quan với lạm phát do vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi.