“Chúng tôi chăm sóc người có công như ông bà, cha mẹ mình”

VOV.VN - Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng là ngôi nhà chung của những người có công không còn nơi nương tựa. Hằng ngày, các nhân viên trung tâm chăm lo các cụ từng bữa ăn, giấc ngủ.

Có người là con của liệt sĩ, cháu của Mẹ Việt Nam Anh hùng cũng đến đây làm việc, chăm sóc và xem các cụ như ông, bà, cha, mẹ của mình.

Bưng tô cháo bò nóng hổi trên tay, chị Phan Thị Danh, nhân viên làm việc tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng đến bên giường của bà Lê Thị Chiến. Đặt tô cháo lên bàn, chị Danh nhẹ nhàng đỡ bà Chiến ngồi dậy rồi đưa từng thìa cháo cho bà ăn. Bà Lê Thị Chiến và nhân viên Phan Thị Danh hoàn cảnh đặc biệt giống nhau. Bà Lê Thị Chiến có 2 con là liệt sĩ. Năm nay, bà 108 tuổi, người cao tuổi nhất và thuộc diện chăm sóc đặc biệt tại trung tâm này. Bà không đi lại được nên từ việc vệ sinh cá nhân, ăn uống đều phải có người hỗ trợ, chăm sóc.

Còn nhân viên Phan Thị Danh là con gái duy nhất của một gia đình liệt sĩ. Bố, mẹ của chị đều hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ khi chị mới lên 6 tuổi. Chị ở với ông bà ngoại từ nhỏ. Chị Danh còn là cháu của 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng nay đã qua đời. Bây giờ, nhà chị thờ 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 7 liệt sỹ. Chồng bị bệnh mất sớm, một mình chị Danh nuôi con từ lúc còn nhỏ.

Chị Phan Thị Danh tâm sự, các bà, các cô, chú đang phụng dưỡng tại đây cũng giống như hoàn cảnh gia đình chị, đều là những người có công, không còn ai nương tựa. Đồng cảm với cảnh ngộ các cụ nên 21 năm làm việc tại đây, chị Phan Thị Danh xem họ như là ông bà, cha mẹ, anh chị của mình.

“Làm ở đây đủ thứ, nghĩ lại thì các cụ có hoàn như cha mẹ mình, cũng đổ xương máu. Lo cho các cụ từng bữa ăn giấc ngủ như cha mẹ mình”, chị Danh chia sẻ.

Ngày nào cũng vậy, từ 4 giờ sáng, các nhân viên bộ phận cấp dưỡng nấu ăn phải có mặt tại Trung tâm để lo bữa ăn sáng cho các cụ. Từ 5 giờ kém 15 phút, các nhân y tá, hộ lý đến từng phòng đánh thức các cụ dậy, bật nước ấm, phụ giúp vệ sinh cá nhân. Nhân viên y tế đo huyến áp, nhiệt độ kiểm tra sức khỏe để theo dõi. Người nào còn khỏe thì tự vệ sinh cá nhân, ra sân tập thể dục dưỡng sinh, rồi vào ăn sáng. Các cụ già yếu, nhân viên hộ lý phải hỗ trợ đi vệ sinh, tắm rửa, thay tã, thay ga giường nằm và lau chùi vệ sinh phòng ở sạch sẽ rồi chăm cho các cụ từng thìa cháo.

Bà Nguyễn Thị Lệ, năm nay 91 tuổi, từng tham gia hoạt động cách mạng bị bắt tù đày ở Côn Đảo. Không còn người thân để nương tựa, bà được đưa vào phụng dưỡng tại Trung tâm này. Nhiều năm ở đây, được chăm sóc tận tình, chu đáo, bà Lệ xem đây như là nhà mình, những người cùng cảnh ngộ và nhân viên của trung tâm như là người thân gia đình.

“Ở đây thì sướng quá rồi, tuyệt vời rồi. Mạnh khỏe thì mình tự làm còn mình yếu, đau ốm thì có mấy cô hộ lý chăm sóc. Từ ăn uống, giường chiếu, màn ngủ có người chăm lo. Ở đây sướng quá rồi chứ còn đi đâu nữa”, bà Lệ bày tỏ.

47 cụ ông, cụ bà đang được phụng dưỡng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng đều có hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa, trong đó có 1 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 1 cán bộ lão thành cách mạng, còn lại thương bệnh binh, bị bắt tù đày… Các cụ có tuổi trung bình 82 tuổi, cụ nhiều tuổi nhất hơn 108 tuổi, người nhỏ tuổi nhất là 58 tuổi. Nhiệm vụ của trung tâm là chăm sóc các cụ suốt đời. Vì vậy, tại Trung tâm có một nhà thờ và một nghĩa trang dành riêng cho các cụ. Lúc các cụ qua đời, cán bộ nhân viên Trung tâm đứng ra lo hậu sự và thờ tự.

Bà Phạm Thị Oanh, Giám đốc Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng cho biết, hầu hết các cụ đã cao tuổi, từng chịu nỗi đau mất mát, có người thương tật, nhiễm chất độc hóa học. Nhiều người bị bệnh đãng trí, thậm chí rối loạn hoang tưởng. Có khi các cụ ăn rồi lại nói chưa ăn là chuyện bình thường. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ, nhân viên trung tâm phải kiên nhẫn và chiều chuộng các cụ hết mực.

Bà Oanh kể, thời điểm dịch Covid-19 xảy ra, nhiều cụ cao tuổi, mắc bệnh nền, sợ các cụ nhiễm bệnh, toàn bộ cán bộ, nhân viên phải ở lại Trung tâm không về nhà. Thương nhất các nhân viên có con nhỏ, nhớ con cũng cắn răng chịu đựng không dám về nhà vì sợ nhiễm bệnh. Có trường hợp nữ nhân viên y tế có con nhỏ, chồng làm công an. Thời điểm dịch căng thẳng, cả 2 vợ chồng ở lại cơ quan trực không về. Con nhỏ đành gửi sang nhà ông bà ngoại. Mỗi lần nhớ con, gọi điện qua zalo mà cứ khóc thút thít.

Theo bà Phạm Thị Oanh, Giám đốc Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng, ngoài các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định, thành phố Đà Nẵng còn hỗ trợ thêm mỗi cụ 2,1 triệu đồng/tháng.

“Nhiệm vụ của Trung tâm đang chú trọng là quan tâm công tác chăm sóc về sức khoẻ, tinh thần. Lấy các cụ làm trung tâm để chăm sóc. Trung tâm cũng tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để các cụ sống tích cực, quên đi bệnh tật, sống lâu, sống khỏe”, bà Oanh cho hay.

Chăm sóc các cụ suốt đời là nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng đối với người có công tại đây. Không chỉ lo từng miếng ăn, giấc ngủ, họ phải thức trắng đêm bên giường bệnh mỗi khi các cụ ốm đau. Không chỉ là trách nhiệm, họ chăm sóc các cụ bằng cả tình yêu thương, sự biết ơn đối với những người đã hy sinh một phần đời cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng quê hương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng
Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Hơn 1 triệu người có công được trợ cấp 14 ngàn tỷ đồng
Hơn 1 triệu người có công được trợ cấp 14 ngàn tỷ đồng

VOV.VN - Sáu tháng đầu năm, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên hơn 1,1 triệu người có công cách mạng với kinh phí khoảng 14.000 tỷ đồng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, chiều 21/7 tại Thừa Thiên Huế.

Hơn 1 triệu người có công được trợ cấp 14 ngàn tỷ đồng

Hơn 1 triệu người có công được trợ cấp 14 ngàn tỷ đồng

VOV.VN - Sáu tháng đầu năm, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên hơn 1,1 triệu người có công cách mạng với kinh phí khoảng 14.000 tỷ đồng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, chiều 21/7 tại Thừa Thiên Huế.

Sơn La chăm lo 3.000 người có công, thân nhân người có công
Sơn La chăm lo 3.000 người có công, thân nhân người có công

VOV.VN - Hướng tới Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, các cấp chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La đã và đang tổ chức thăm hỏi, tặng quà người có công và thân nhân người có công với cách mạng.

Sơn La chăm lo 3.000 người có công, thân nhân người có công

Sơn La chăm lo 3.000 người có công, thân nhân người có công

VOV.VN - Hướng tới Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, các cấp chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La đã và đang tổ chức thăm hỏi, tặng quà người có công và thân nhân người có công với cách mạng.

Lai Châu chăm lo, phụng dưỡng người có công
Lai Châu chăm lo, phụng dưỡng người có công

VOV.VN - Với phương châm không để người có công nào không được hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước, những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Lai Châu đã chung tay chăm lo, phụng dưỡng tốt cho người có công trên địa bàn.

Lai Châu chăm lo, phụng dưỡng người có công

Lai Châu chăm lo, phụng dưỡng người có công

VOV.VN - Với phương châm không để người có công nào không được hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước, những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Lai Châu đã chung tay chăm lo, phụng dưỡng tốt cho người có công trên địa bàn.

Tổng Giám đốc VOV thăm, tặng quà người có công với cách mạng tại Đà Nẵng
Tổng Giám đốc VOV thăm, tặng quà người có công với cách mạng tại Đà Nẵng

VOV.VN - Chiều nay (12/7), ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn đầu Đoàn công tác VOV đã đến dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ thành phố Đà Nẵng, đồng thời, trao 50 suất quà tặng người có công với cách mạng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng.

Tổng Giám đốc VOV thăm, tặng quà người có công với cách mạng tại Đà Nẵng

Tổng Giám đốc VOV thăm, tặng quà người có công với cách mạng tại Đà Nẵng

VOV.VN - Chiều nay (12/7), ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn đầu Đoàn công tác VOV đã đến dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ thành phố Đà Nẵng, đồng thời, trao 50 suất quà tặng người có công với cách mạng tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng.

Cà Mau chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo, người có công
Cà Mau chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo, người có công

VOV.VN - Tỉnh Cà Mau dự tính sẽ chi hơn 40 tỷ đồng để tổ chức họp mặt, thăm, hỗ trợ, tặng quà Tết cho nhiều đối tượng. Số tiền được chi chủ yếu hỗ trợ người có công và thân nhân người có công.

Cà Mau chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo, người có công

Cà Mau chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo, người có công

VOV.VN - Tỉnh Cà Mau dự tính sẽ chi hơn 40 tỷ đồng để tổ chức họp mặt, thăm, hỗ trợ, tặng quà Tết cho nhiều đối tượng. Số tiền được chi chủ yếu hỗ trợ người có công và thân nhân người có công.