Nghề đúc, rèn của người Mông ở Bắc Hà- Lao Cai

Người Mông định cư và canh tác trên vùng núi đất cứng, nhiều sỏi đá, nên lưỡi cày phải thật tốt

Vì thế nên nghề đúc, rèn của người Mông buộc phải thoả mãn các yêu cầu khắt khe do địa hình và điều kiện sống khắc nghiệt đem lại.

Ông Sùng Seo Nhà là một trong những nghệ nhân người Mông hiếm hoi còn lại ở bản Phố, Bắc Hà. Dòng học Sùng nơi đây đã nổi tiếng về nghề  đúc, rèn. Theo ông Sùng Seo Nhà, nghề đúc rèn đã xuất hiện trong dòng họ Sùng  4 đời nay.

Ông Nhà đang giới thiệu chiếc bào của người Mông. Chiếc bào được sử dụng trong quá trình chế tác cày  (phần gỗ)

Còn đây là sản phẩm lưỡi cày. Do phải cày trên núi, đất rất cứng, nhiều sỏi đá nên lưỡi cày của người Mông phải thật tốt. Để xác định chất lượng lưỡi cày, người Mông thường gõ và nghe âm thanh.

Người Mông thường dùng loại than củi của một loại cây trên rừng để rèn, đúc. Ông Sùng Seo Nhà cho biết, loại cây này nay gần như không còn, chỉ sót lại phần gốc và cành, vì thân đã bị đốn hạ từ lâu.

Để làm khuôn đúc lưỡi cày, ông Nhà phải đi lấy đất từ xã Nậm Khánh, cách bản Phố chừng 20 cây. Chỉ có loại đất ở đây mới làm được khuôn đúc lưỡi cày.

Đe được làm từ một bộ phận của ô tô thải ra. Đe của người Mông thường được  cắm vào thân một cây gỗ và chôn xuống đất, độ cao chừng 80 cm.

Nhóm lò nung

Bễ (thổi lửa) của người Mông là thân một cây gỗ lớn khoét rỗng tạo thành một ống xi- lanh. Ông Nhà đang cầm trên tay bộ phận “bít tông” bằng… lông gà. Khi cần thổi không khí vào lò, một người phải đẩy kéo pit-tông liên tục.   

 

Thân cày (chưa tra lưỡi), được làm bằng gỗ dâu rừng - một loại gỗ dẻo, dai, chịu nước… nhưng nhẹ.

 

Dao cắt lúa. Với kỹ thuật rèn điêu luyện, người Mông chế tác ra những sản phẩm tinh xảo như chiếc dao cắt lúa này. Lưỡi dao mỏng, sắc tới mức có thể cạo được lông chân.

Với dao cắt lúa này, tư thế cầm rất thoải mái khiến cho người sử dụng không mỏi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên