Cần nhiều biện pháp khơi thông dòng vốn ra nền kinh tế

VOV.VN - Hai tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng tại TP.HCM  đạt khá thấp (tăng trưởng tín dụng tháng 1 giảm 0,93% và tháng 2 tăng nhẹ 0,6%). Dự báo nền kinh tế nhiều biến động, khả năng hấp thụ vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh hạn chế, cần có thêm nhiều biện pháp để ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

 

Doanh nghiệp hấp thụ vốn còn yếu

Hai tháng đầu năm nay, Công ty TNHH Thương Mại Kỹ thuật Quốc Tế VNS đã vay vốn lưu động khoảng 1.450 tỷ đồng để nhập khẩu thiết bị, bộ phận máy móc về gia công (giảm 20% so với tháng 12/2023). Bà Phạm Thảo, đại diện tài chính của công ty lý giải, nguyên nhân số tiền vay giảm là do khách hàng nhập bớt số đơn đặt trong khi hàng tồn kho từ năm trước còn nhiều nên công ty phải giảm nhập khẩu.

Ngoài ra, số khách hàng của công ty giảm 20% trong năm qua cùng các lý do khách quan như giá cước vận tải biển, tỷ giá đồng USD tăng mạnh kéo theo chi phí gia tăng.

“Ví dụ ngày xưa một tháng nhập 5-6 tỷ tiền hàng rồi bán trong vòng 6 tháng. Còn bây giờ bán tới đâu nhập về tới đó, không đẩy mạnh mục tiêu thị trường. Như mọi năm để chuẩn bị cho vụ mùa, vào đầu năm, quý I thường nhập nhiều, xuất nhiều, nhưng bây giờ thì cầm chừng, khách đặt hàng về mới nhập vềm còn không thì cứ bán lai rai. Bây giờ container ghép là chính chứ không thuê riêng nguyên container như trước” - bà Phạm Thảo nói.

Thông tin với VOV, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) Nguyễn Đình Tùng nhận định, với mục tiêu kiểm soát nợ xấu, ngân hàng đã thận trọng hơn nhiều khi cho vay. Từ đó, nguồn vốn cấp cho doanh nghiệp càng phải được cân nhắc, tính toán cẩn thận trước khi đưa ra quyết định.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ điều kiện nên ngân hàng chưa thể giải ngân. Đầu ra hàng hóa còn thấp cùng với việc doanh nghiệp đang cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng giảm gánh nặng vay. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực bất động sản, khối lượng giao dịch còn thấp nên nhu cầu tín dụng đang rất ít. Về phía khách hàng cá nhân, người dân cũng có xu hướng thận trọng hơn nên nhu cầu vay tiêu dùng chưa khởi sắc.

Cần nhiều giải pháp

Ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, khách hàng vay vốn cần chủ động hơn trong việc tiếp cận chính sách, quy định mới từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng như tiếp cận nguồn thông tin từ các cơ quan, tổ chức để tranh thủ cơ hội mở rộng đầu ra. Ngoài ra, các đơn vị sản xuất kinh doanh cần chủ động tiếp cận nhiều ngân hàng hơn trong việc tìm nguồn vay để đưa ra những lựa chọn phù hợp.

Đặc biệt, doanh nghiệp nên đi theo tiến trình minh bạch hóa hoạt động tài chính. Có những trường hợp năng lực tài chính không cao nhưng báo cáo có độ tin cậy nên ngân hàng vẫn tạo điều kiện để được cấp vốn. Cùng với đó, theo Tổng Giám đốc OCB, ngân hàng và doanh nghiệp cần chủ động cam kết trong việc giải quyết nợ tồn đọng. Khi doanh nghiệp đã quyết tâm giải quyết nợ tồn đọng thì ngân hàng càng mạnh dạn cấp vốn cho phương án kinh doanh mới.

Thực tế thời gian qua Nhà nước và ngành ngân hàng đã ban hành nhiều cơ chế, chímh sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng bà Huỳnh Thị Mỹ Nương - Tổng giám đốc Công ty đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ phát triển bền vững cho rằng, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu. Các gói hỗ trợ vẫn chưa được giải ngân hết do một số doanh nghiệp chưa hoàn thành thủ tục nhằm đáp ứng đầy đủ các điều kiện ưu đãi. Nhiều doanh nghiệp có tài sản thế chấp không đủ điều kiện, không đủ khả năng chi trả, phương án kinh doanh chưa đủ thuyết phục hoặc quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn.

Bà Huỳnh Thị Mỹ Nương mong muốn nhà nước có thêm một vài biện pháp hỗ trợ như đơn giản hóa các thủ tục cho vay, đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách để tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

“Mỗi ngân hàng, tỉnh thành nên có đầu mối hỗ trợ tổng thể các vấn đề của doanh nghiệp mà các đơn vị có liên kết với ngân hàng, sở ban ngành để tăng tính khả thi cho các dự án và hấp thụ vốn tốt hơn. Ngân hàng cần xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp theo chuỗi để tăng tính liên kết và xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương. Ngoài ra cũng có thể xem xét yếu tố tài sản trí tuệ có thể trở thành tài sản theo kiểu tín chấp” - bà Huỳnh Thị Mỹ Nương nêu ý kiến.

Theo các chuyên gia, về lâu dài, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới là mấu chốt để ngân hàng yên tâm giải ngân. Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước, ngân hàng chỉ giúp được các đơn vị sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này, doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng lộ trình phát triển dài hạn với chiến lược, tầm nhìn lớn, xây dựng hệ sinh thái để tăng tính liên kết và có phương án truyền thông hiệu quả.

Ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM cho biết, ở góc độ địa phương, đơn vị sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ và Thành phố giao. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, ngành ngân hàng thành phố sẽ tập trung một loạt giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy khơi thông nguồn vốn.

“Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng, đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ, thực hiện các chương trình tín dụng hỗ trợ 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên để thúc đẩy tăng trưởng. Thứ hai là chúng tôi làm chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, qua chương trình này triển khai gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, từ đó tháo gỡ khó khăn, giảm lãi suất, giảm giá thành sản phẩm, kích thích sản xuất kinh doanh. Ba là chúng tôi làm hoạt động truyền thông chính sách giúp doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh tiếp cận các chương trình ưu đãi của Chính phủ” - ông Nguyễn Đức Lệnh nói.

Vẫn theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Ngân hàng nhà nước thành phố tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng đăng ký chương trình kết nối gắn với các tiêu chí ưu đãi để hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khơi thông dòng vốn vào nền kinh tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Ninh thu hút vốn FDI bằng môi trường xanh, đô thị thông minh
Bắc Ninh thu hút vốn FDI bằng môi trường xanh, đô thị thông minh

VOV.VN - Bắc Ninh có nguồn “nội lực” rất lớn về nhân lực, vật lực để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bằng môi trường xanh, đô thị thông minh.

Bắc Ninh thu hút vốn FDI bằng môi trường xanh, đô thị thông minh

Bắc Ninh thu hút vốn FDI bằng môi trường xanh, đô thị thông minh

VOV.VN - Bắc Ninh có nguồn “nội lực” rất lớn về nhân lực, vật lực để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bằng môi trường xanh, đô thị thông minh.

Nhiều giải pháp thuế chưa có tiền lệ hỗ trợ thu hút vốn đầu tư Hàn Quốc
Nhiều giải pháp thuế chưa có tiền lệ hỗ trợ thu hút vốn đầu tư Hàn Quốc

VOV.VN - Nhiều giải pháp thuế chưa có tiền lệ hỗ trợ doanh nghiệp, hút vốn đầu tư Hàn Quốc là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn tại Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra 29/2, tại Hà Nội.

Nhiều giải pháp thuế chưa có tiền lệ hỗ trợ thu hút vốn đầu tư Hàn Quốc

Nhiều giải pháp thuế chưa có tiền lệ hỗ trợ thu hút vốn đầu tư Hàn Quốc

VOV.VN - Nhiều giải pháp thuế chưa có tiền lệ hỗ trợ doanh nghiệp, hút vốn đầu tư Hàn Quốc là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn tại Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra 29/2, tại Hà Nội.

Giải ngân vốn đầu tư công thấp, lãnh đạo không được hưởng thu nhập tăng thêm
Giải ngân vốn đầu tư công thấp, lãnh đạo không được hưởng thu nhập tăng thêm

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa có chỉ đạo về đánh giá xếp loại tập thể lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị trong thực hiện công tác đầu tư công năm 2023.

Giải ngân vốn đầu tư công thấp, lãnh đạo không được hưởng thu nhập tăng thêm

Giải ngân vốn đầu tư công thấp, lãnh đạo không được hưởng thu nhập tăng thêm

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa có chỉ đạo về đánh giá xếp loại tập thể lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị trong thực hiện công tác đầu tư công năm 2023.