Tâm sự về nghề của những nhà báo là con em đồng bào Khmer

VOV.VN - Trong số hàng trăm nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, có nhiều nhà báo là con em của đồng bào Khmer. Các anh, các chị hiểu rõ về phong tục, tập quán và tâm tư, nguyện vọng của bà con mình, góp phần giúp chính quyền địa phương kịp thời điều chỉnh, bổ sung và thực hiện hiệu quả công tác dân tộc.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, chị Thạch Thị Sốc Kha được nhận vào làm công tác phóng viên tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ cho Kênh VTV5. Chị Sốc Kha cho biết, để trụ được với nghề, ngoài việc tự rút kinh nghiệm từ các chuyến công tác thực tế, chị còn học hỏi các đồng nghiệp, nhất là người có nhiều kinh nghiệm làm nghề, nhờ đó mà tay nghề của chị ngày một nâng lên.

Năm 2008, chị Sốc Kha chuyển công tác về Báo Trà Vinh, cũng với nhiệm vụ phóng viên. Với đặc thù báo Khmer ngữ, chị tiếp tục gắn bó với vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào Khmer để nắm bắt thông tin, viết tin bài. Theo chị Sốc Kha, để “trụ” được với nghề, ngoài lòng đam mê, những nhà báo nữ phải giải quyết tốt áp lực giữa công việc chuyên môn và công việc gia đình.

“Tôi nghĩ, chọn nghề nào không quan trọng mà quan trọng là đủ dấn thân, bám nghề mình đã chọn hay không. Bản thân tôi luôn sắp xếp như cho hợp lý giữa việc nhà và việc cơ quan. Những ngày cuối tuần hoặc lúc có thời rảnh, tôi thường tổ chức những cuộc gặp gỡ, hoặc buổi du lịch ngắn dành cho gia đình. Nếu như gia đình mình đã hạnh phúc, đã trọn vẹn rồi, lúc đó khi viết bài cái tâm mới trọn được”, nhà báo Thạch Thị Sốc Kha chia sẻ.

Với nỗ lực của bản thân, từ năm 2014 đến nay, Nhà báo Thạch Thị Sóc Kha đều đặn giành được nhiều giải thưởng báo chí của tỉnh và cấp khu vực. Và mới đây chị vừa nhận được giải B – Giải Báo chí chất lượng cao của tỉnh Trà Vinh.

Còn tại Đài PT - TH tỉnh Sóc Trăng, nơi có hàng chục nhà báo là con em đồng bào Khmer đang công tác. Nhiều anh chị đã có hàng chục năm gắn bó với nghề báo. Các anh, các chị luôn bám sát cuộc sống, kịp thời phản ánh trên sóng phát thanh, truyền hình để khán, thính giả hiểu rõ hơn về công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đối với đồng bào. Ngoài những người làm công tác phóng viên, để có một chương trình phát thanh, truyền hình đưa lên sóng phục vụ khán thính giả, còn có bộ phận biên tập, biên dịch, thuyết minh, thể hiện tin bài, dàn dựng chương trình…

Nhà báo Sơn Kim Mỹ Anh, Phó Phòng Chương trình tiếng Dân tộc, Đài PT- TH Sóc Trăng – người có gần 20 năm phụ trách công tác chuyển ngữ, thuyết minh phim truyền hình cho biết, mặc dù nghề báo nhiều vất vả, phải “làm dâu trăm họ” nhưng chị thấy rất tự hào vì được  phục vụ, được góp sức mình trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy chị nguyện làm hết mình để giúp các nhà báo trẻ làm được những gì mà thế hệ chị đã làm được hiện nay.

“Với nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, tôi được trực tiếp phục vụ khán thính giả, phục vụ bà con dân tộc của mình, tôi thấy rất hãnh diện. Trong lĩnh vực giải trí, nhất là phim ảnh, tôi mong muốn những thước phim được lồng tiếng Khmer ngày càng vươn xa hơn nữa, đồng thời làm hết sức mình để các bạn mới làm nghề làm được tốt hơn những gì mà thế hệ chúng tôi đã làm được”, nhà báo Sơn Kim Mỹ Anh cho hay.

Đã hơn 20 năm công tác tại cơ quan báo chí, Nhà báo Chau Bol, Phó trưởng Phòng Thời sự - Dân tộc, Đài PT - TH  tỉnh An Giang luôn say nghề và nghĩ rằng, cần phải cố gắng hơn nữa để góp sức mang đến cho khán thính giả ngày càng nhiều bài viết, chương trình hay, bổ ích, góp phần là nhịp cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân.

Với vai trò là Phó trưởng Phòng, anh Chau Bol được phân công biên tập chương trình Thời sự tiếng Việt và chịu trách nhiệm chung về chương trình tiếng Khmer phát sóng phục vụ khán thính giả; hàng tuần, duyệt sản phẩm cuối cùng của chương trình Thời sự tổng hợp 30 phút để gửi cộng tác phát trên sóng 873 của Đài Tiếng nói Việt Nam tại khu vực ĐBSCL. Đặc biệt, 4 năm nay, anh Chau Bol còn là kiểm thính viên tích cực của Chương trình tiếng Khmer của Đài Tiếng nói Việt Nam với những nhận xét, góp ý rất kịp thời, góp phần làm cho chương trình ngày càng thiết thực, gần gũi với bà con Khmer hơn.

Tự hào về công việc mà mình đang đảm trách, nhà báo Chau Bol chia sẻ, những năm qua, chương trình phát thanh - truyền hình bằng tiếng Khmer của Đài PT – TH An Giang không xảy ra sai sót, vi phạm qui chế nghề báo, là do anh em trong Phòng luôn cùng nhau học tập, nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức để thực hiện nhiệm vụ.

“Là Nhà báo con em đồng bào Khmer, được làm việc, phục vụ đối tượng là người dân tộc, mình rất tự hào. Hơn nữa chương trình luôn nhận được sự quan tâm từ tỉnh cũng như cấp trên. Là người được công tác tại cơ quan báo chí, tôi nguyện làm việc hết mình để phục vụ Đảng, Nhà nước và phục vụ khán thính giả là đồng bào Khmer; làm thế nào để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với cuộc sống, đến với bà con, để bà con hiểu và thực hiện”, nhà báo Chau Bol cho hay.

Những đóng góp của đội ngũ Nhà báo là con em đồng bào Khmer sẽ giúp đồng bào Khmer nhanh chóng tiếp cận và hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; những thông tin thời sự, mô hình hay, cách làm hiệu quả… Với những thông tin, kiến thức có được, bà con vận dụng vào trong cuộc sống, xây dựng kinh tế gia đình cải thiện thu nhập, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyện những phóng viên “thường trú bản làng”
Chuyện những phóng viên “thường trú bản làng”

VOV.VN - Làm công việc đưa tin, viết bài đều đặn, nhưng hoạt động tác nghiệp của anh chị em phóng viên các Đài truyền thanh – truyền hình huyện (nay là Trung tâm Truyền thông - Văn hóa các huyện) lại không được coi là hoạt động báo chí thực thụ. Thế nhưng, những phóng viên ấy vẫn nỗ lực đưa thông tin từ cơ sở một cách nhanh nhạy, kịp thời.

Chuyện những phóng viên “thường trú bản làng”

Chuyện những phóng viên “thường trú bản làng”

VOV.VN - Làm công việc đưa tin, viết bài đều đặn, nhưng hoạt động tác nghiệp của anh chị em phóng viên các Đài truyền thanh – truyền hình huyện (nay là Trung tâm Truyền thông - Văn hóa các huyện) lại không được coi là hoạt động báo chí thực thụ. Thế nhưng, những phóng viên ấy vẫn nỗ lực đưa thông tin từ cơ sở một cách nhanh nhạy, kịp thời.

Lãnh đạo Đài TNVN luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động của Liên Chi hội Nhà báo
Lãnh đạo Đài TNVN luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động của Liên Chi hội Nhà báo

VOV.VN - Chiều 20/6, tại Trung tâm phát thanh quốc gia, 58 Quán Sứ (Hà Nội), Liên Chi hội Nhà báo Đài TNVN (VOV) tổ chức buổi gặp mặt thân mật kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Lãnh đạo Đài TNVN luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động của Liên Chi hội Nhà báo

Lãnh đạo Đài TNVN luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động của Liên Chi hội Nhà báo

VOV.VN - Chiều 20/6, tại Trung tâm phát thanh quốc gia, 58 Quán Sứ (Hà Nội), Liên Chi hội Nhà báo Đài TNVN (VOV) tổ chức buổi gặp mặt thân mật kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Phóng viên VOV Tây Bắc - cánh tay nối dài giúp đồng bào vùng cao phòng chống dịch bệnh
Phóng viên VOV Tây Bắc - cánh tay nối dài giúp đồng bào vùng cao phòng chống dịch bệnh

VOV.VN - Sẵn sàng đi vào tâm dịch, đương đầu với những hiểm nguy cùng các lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc, thời gian qua, các phóng viên VOV thường trú Tây Bắc đã thực sự trở thành những “trạm sản xuất, phát sóng di động".

Phóng viên VOV Tây Bắc - cánh tay nối dài giúp đồng bào vùng cao phòng chống dịch bệnh

Phóng viên VOV Tây Bắc - cánh tay nối dài giúp đồng bào vùng cao phòng chống dịch bệnh

VOV.VN - Sẵn sàng đi vào tâm dịch, đương đầu với những hiểm nguy cùng các lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc, thời gian qua, các phóng viên VOV thường trú Tây Bắc đã thực sự trở thành những “trạm sản xuất, phát sóng di động".