Chính thức 'khai tử' Vinashinlines

Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định tuyên bố Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines) phá sản từ ngày 5/5/2025.

Gần 20 năm chìm nổi

Năm 2006, Vinashinlines được thành lập theo quyết định của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Ngày 19/8/2015, người đại diện theo pháp luật của Vinashinlines có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Tại Hội nghị chủ nợ ngày 23/11/2024, các chủ nợ đã biểu quyết thông qua đề nghị phá sản đối với công ty. Vì vậy, Vinashinlines đã chấm dứt hoạt động kể từ ngày 5/5. Theo quyết định tuyên bố Vinashinlines phá sản của Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội, khoản nợ có bảo đảm của Vinashinlines sẽ tạm giao tài sản thế chấp (TSTC) cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC) quản lý.

Các bên nhận thế chấp tài sản gồm Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy (VSFC), Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) bắt buộc phải nhận TSTC và xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Phương án xử lý bao gồm định giá lại, bán đấu giá tài sản đảm bảo (TSĐB) để thanh toán nợ cho các chủ nợ có bảo đảm. Nếu giá trị TSĐB không đủ trả hết nợ bảo đảm, phần nợ còn lại sẽ trở thành nợ không có bảo đảm. Đối với trường hợp giá trị TSĐB lớn hơn số nợ có bảo đảm, phần chênh lệch sẽ được nhập vào giá trị tài sản của Vinashinlines để thanh toán các khoản nợ khác.

Khoản nợ có bảo đảm bằng thế chấp tài sản được thanh toán bằng số tiền thu được từ việc xử lý TSĐB đó. Sau khi xử lý TSĐB, nếu giá trị TSĐB không đủ thanh toán nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của Vinashinlines.

Đối với TSĐB là tàu New Energy, hiện đang được sửa chữa, toàn bộ quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển Việt Nam với Công ty bảo hiểm MIC sẽ được chuyển giao cho đơn vị nhận TCTS là VSFC.

Theo đó VSFC phải chịu trách nhiệm thanh quyết toán với MIC và các bên thứ ba trong phạm vi hợp đồng bảo hiểm. Toàn bộ số tiền còn dư sau khi quyết toán sẽ được chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự (THADS) có thẩm quyền quản lý.

Hiện nay còn 2 TSTC là 2 dự án đầu tư đã được bàn giao về tài sản nhưng chưa bàn giao về mặt tài chính giữa Vinashinlines và các đơn vị liên quan, bao gồm: Dự án đóng tàu dầu 100.000 DWT (đã được chuyển giao cho Tập đoàn dầu khí việt Nam). Tuy nhiên đến nay các bên vẫn chưa phối hợp thống nhất xong về số liệu tài chính và bàn giao khoản nợ. Dự án đầu tư đóng Tàu cont1.730 TEU (chiếc số 1 - New Vision) đã được bàn giao cho Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long. Tuy nhiên, đến nay các bên vẫn chưa phối hợp thống nhất xong về số liệu tài chính và bàn giao khoản nợ.

TAND TP. Hà Nội yêu cầu giao VIMC và các bên liên quan đối chiếu, thống nhất số liệu tài chính/khoản nợ theo đúng quy định pháp luật và báo cáo số liệu khoản nợ cho cơ quan THADS có thẩm quyền, để cập nhật lại khoản nợ trong danh sách chủ nợ.

Lời cảnh tỉnh cho việc kinh doanh thiếu minh bạch

Vinashinlines được thành lập với kỳ vọng phát triển vận tải viễn dương, góp phần nâng cao vị thế hàng hải Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trái ngược với tầm nhìn ban đầu, Vinashinlines sớm rơi vào vòng xoáy thua lỗ, thất thoát và bê bối tài chính.

Tháng 3/2014, Vinashinlines ủy quyền cho luật sư nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại TAND TP. Hà Nội. Đây được xem là thủ tục pháp lý chính thức đầu tiên để "khai tử" doanh nghiệp này. Năm 2017, ba cựu lãnh đạo của Vinashinlines bị đưa ra xét xử vì tội tham ô. Trong đó, Trần Văn Liêm - nguyên Tổng Giám đốc, Giang Kim Đạt - nguyên trưởng phòng kinh doanh, bị tuyên án tử hình; Trần Văn Khương - nguyên kế toán trưởng nhận án tù chung thân.

Cả ba cựu lãnh đạo bị kết tội vì chiếm đoạt hơn 260 tỷ đồng thông qua việc mua bán và cho thuê tàu từ năm 2006 đến 2008, thời kỳ Vinashinlines liên tục đưa ra các kế hoạch đầu tư tàu lớn để che giấu tình trạng tài chính yếu kém.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Vinashinlines tuyên bố phá sản không chỉ khép lại hành trình gần 20 năm tồn tại của một doanh nghiệp hàng hải lớn, mà còn là lời cảnh tỉnh cho nhiều doanh nghiệp nhà nước về vai trò của quản trị rủi ro, minh bạch tài chính và tuân thủ pháp luật...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Không thể kéo dài xử lý Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, làm chậm tiến độ báo cáo
Không thể kéo dài xử lý Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, làm chậm tiến độ báo cáo

VOV.VN - Sáng 7/3, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương cho ý kiến về phương án xử lý đối với Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, việc xử lý không thể kéo dài, làm chậm tiến độ báo cáo Bộ Chính trị.

Không thể kéo dài xử lý Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, làm chậm tiến độ báo cáo

Không thể kéo dài xử lý Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, làm chậm tiến độ báo cáo

VOV.VN - Sáng 7/3, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương cho ý kiến về phương án xử lý đối với Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, việc xử lý không thể kéo dài, làm chậm tiến độ báo cáo Bộ Chính trị.

Tập trung giải quyết vướng mắc tại Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất
Tập trung giải quyết vướng mắc tại Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất

VOV.VN - Phương án tốt nhất cho khắc phục khó khăn là tái cơ cấu lại Công ty, xử lý các vấn đề tài chính, tài sản, khoanh nợ, giãn nợ để duy trì hoạt động của Nhà máy.

Tập trung giải quyết vướng mắc tại Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất

Tập trung giải quyết vướng mắc tại Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất

VOV.VN - Phương án tốt nhất cho khắc phục khó khăn là tái cơ cấu lại Công ty, xử lý các vấn đề tài chính, tài sản, khoanh nợ, giãn nợ để duy trì hoạt động của Nhà máy.

Xem xét kỷ luật Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy
Xem xét kỷ luật Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy

VOV.VN - Theo UBKT Trung ương, những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty và các ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV, Cao Thành Đồng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Xem xét kỷ luật Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy

Xem xét kỷ luật Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy

VOV.VN - Theo UBKT Trung ương, những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty và các ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV, Cao Thành Đồng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.