1,5 triệu học sinh tại 26 địa phương đang dạy trực tuyến thiếu máy tính để học

VOV.VN - Hiện có 26/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đang dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, có khoảng 1,5 triệu học sinh tại các địa phương này còn thiếu máy tính để học tập.

Theo Bộ GD-ĐT, cập nhật đến 16h ngày 12/9, trên cả nước có 26/63 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến, trong đó có một số tỉnh chỉ học trực tuyến ở một số vùng, có tỉnh không giãn cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến.

Tổng số học sinh đang học trực tuyến ước khoảng 7,35 triệu học sinh các cấp. Tổng số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến và cần được hỗ trợ, ước khoảng 1,5 triệu học sinh.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, hoạt động tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều tỉnh, thành phố phải tổ chức dạy học trực tuyến, song do hệ thống đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học hoạt động chưa tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập, sự hỗ trợ của gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc dạy và học ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Từ thực tế đó, chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng và triển khai với mục đích hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 (thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg) có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả.

Chương trình ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình được Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo phát động, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Chương trình sẽ được lan tỏa thực hiện ở các ngành, các cấp địa phương trên cả nước.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 10/9/2021, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành công văn số 3961/BGDĐT-CĐN phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến.

Trước mắt, cuộc vận động “Máy tính cho em” sẽ ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam đề nghị Giám đốc Sở GD-ĐT/Chủ tịch Công đoàn ngành, Giám đốc/Hiệu trưởng/Chủ tịch Công đoàn của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” tại tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc; kêu gọi, tuyên truyền, vận động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí tối thiểu là một ngày thu nhập.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình; hướng dẫn đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy học trực tuyến; hướng dẫn bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 (đối với các cơ sở giáo dục đại học).

Kho học liệu của Bộ đang được bổ sung bài giảng, học liệu và kết nối với Hệ Tri thức Việt số hóa chia sẻ dùng chung cho cả nước. Bộ tiến hành rà soát chương trình giáo dục các cấp học, xác định các nội dung cốt lõi cần đạt được của chương trình để hướng dẫn các địa phương tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Bộ GD-ĐT đang xây dựng cẩm nang và tổ chức tập huấn dạy học trực tuyến cho giáo viên, chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn về chuẩn tối thiểu (khung, mẫu) cho một bài giảng trên truyền hình và hướng dẫn chuẩn (yêu cầu) tối thiểu về kỹ năng, phương pháp để dạy trên truyền hình; tổ chức xây dựng video bài giảng (dạy trên truyền hình) của môn học các lớp 1, 2 và 6 (hiện đang phát hình Tiếng Việt và Tiếng Anh lớp 1). Đối với các lớp còn lại (3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12), Bộ GD-ĐT lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng./.

 Lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” sẽ đươc diễn ra vào 20h ngày 12/9. Lễ phát động được tổ chức trực tuyến giữa Chính phủ với 63 tỉnh/thành phố và 1 điểm cầu ở Bộ GD-ĐT.

Nội dung hỗ trợ của Chương trình gồm: Hỗ trợ sóng Internet: Miễn 100% cước phí khi học sinh, sinh viên sử dụng một số nền tảng dạy học trực tuyến (sẽ được Bộ TTTT công bố); Hỗ trợ máy chủ cho trường đại học nếu như dùng các phần mềm dạy học trực tuyến theo công bố của Bộ TTTT; Giá các gói dịch vụ không đổi, nhưng dung lượng Internet được tăng gấp đôi; Các doanh nghiệp viễn thông đang triển khai nâng cao dung lượng băng thông Internet ở các thành phố lớn.

Dự kiến tại Lễ phát động có thể sẽ huy động được gần 1 triệu máy tính bảng cho học sinh.

Miễn phí một số phần mềm dạy học trực tuyến.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sở GD-ĐT Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh bị điện giật tử vong khi học trực tuyến
Sở GD-ĐT Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh bị điện giật tử vong khi học trực tuyến

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội đã gửi lời chia buồn tới gia đình học sinh bị tai nạn, đồng thời chỉ đạo ngành GD-ĐT Đống Đa và nhà trường thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ gia đình học sinh.

Sở GD-ĐT Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh bị điện giật tử vong khi học trực tuyến

Sở GD-ĐT Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh bị điện giật tử vong khi học trực tuyến

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội đã gửi lời chia buồn tới gia đình học sinh bị tai nạn, đồng thời chỉ đạo ngành GD-ĐT Đống Đa và nhà trường thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ gia đình học sinh.

"Qua hơn 1 năm, những hạn chế của học trực tuyến vẫn chậm khắc phục"
"Qua hơn 1 năm, những hạn chế của học trực tuyến vẫn chậm khắc phục"

VOV.VN- "Qua hơn một năm triển khai dạy trực tuyến, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là điều kiện học tập. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục".

"Qua hơn 1 năm, những hạn chế của học trực tuyến vẫn chậm khắc phục"

"Qua hơn 1 năm, những hạn chế của học trực tuyến vẫn chậm khắc phục"

VOV.VN- "Qua hơn một năm triển khai dạy trực tuyến, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là điều kiện học tập. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục".

Có nên thiết kế riêng khung chương trình học trực tuyến?
Có nên thiết kế riêng khung chương trình học trực tuyến?

VOV.VN - Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai dạy học trực tuyến ngay từ đầu năm học. Dù bước sang năm thứ 2 học theo hình thức này, nhưng cả giáo viên, học sinh và phụ huynh vẫn gặp không ít khó khăn.

Có nên thiết kế riêng khung chương trình học trực tuyến?

Có nên thiết kế riêng khung chương trình học trực tuyến?

VOV.VN - Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai dạy học trực tuyến ngay từ đầu năm học. Dù bước sang năm thứ 2 học theo hình thức này, nhưng cả giáo viên, học sinh và phụ huynh vẫn gặp không ít khó khăn.

Bộ GD-ĐT đề nghị tăng băng thông, giảm giá cước internet cho học sinh học trực tuyến
Bộ GD-ĐT đề nghị tăng băng thông, giảm giá cước internet cho học sinh học trực tuyến

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị phối hợp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hỗ trợ ngành Giáo dục trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bộ GD-ĐT đề nghị tăng băng thông, giảm giá cước internet cho học sinh học trực tuyến

Bộ GD-ĐT đề nghị tăng băng thông, giảm giá cước internet cho học sinh học trực tuyến

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị phối hợp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hỗ trợ ngành Giáo dục trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.