Hà Nội dự trữ diện tích làm đường sắt dọc Vành đai 4

TP Hà Nội đặt mục tiêu đến tháng 6/2023 bàn giao 70% mặt bằng làm đường Vành đai 4, trong đó có cả diện tích dự trữ làm đường sắt.

Tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô dài 112,8km đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, với tổng mức đầu tư hơn 85 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đoạn đường đi qua Hà Nội dài 58,2km, qua Bắc Ninh dài 35,3km, qua Hưng Yên dài 19,3km.

Tổng diện tích đất cần thu hồi để triển khai dự án là 1.341ha. Trong đó, Hà Nội cần thu hồi khoảng 741ha, Bắc Ninh cần khoảng 326ha, Hưng Yên 274ha.

Tính đến cuối tháng 11, TP Hà Nội đã tổ chức cắm mốc giải phóng mặt bằng (GPMB) được gần 40km đường Vành đai 4 trên địa bàn 7 quận, huyện. Cùng đó, Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư.

Cụ thể, UBND TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng của tuyến đường trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao phần mặt bằng còn lại trên địa bàn từng quận huyện trước ngày 31/12/2023.

TP Hà Nội dự kiến, trong quý IV năm 2022, sẽ giải ngân được khoảng 1.759 tỷ đồng cho công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại.

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho TP Hà Nội và các tỉnh thành trong khu vực.

Hà Nội đang tập trung GPMB để tuyến đường được khởi công trong năm 2023, hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác trong năm 2027.

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, song thành phố đã chủ động đề ra các biện pháp tháo gỡ. Nhờ đó, các phần việc liên quan đến GPMB đã và đang được triển khai đồng bộ.

Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy khối lượng công tác GPMB dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô rất lớn, trong đó nhiều phần việc khó khăn vẫn còn ở phía trước như di dời mồ mả, trụ sở cơ quan, trường học…

Bí thư Thành ủy cho biết, Ban chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô xác định GPMB, tái định cư là khâu "trọng điểm của trọng điểm", phải đi trước.

Nhiệm vụ GPMB ưu tiên trước hết là phần đường Vành đai 4; GPMB diện tích dự trữ đường sắt hoặc địa điểm chưa rõ ràng cần xem xét cụ thể trên cơ sở đề xuất của tư vấn.

Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các quận, huyện tập trung cao độ trong thời gian từ nay đến trước 23 tháng Chạp (Âm lịch) tuyên truyền, vận động di dời mồ mả nằm trong phạm vi GPMB trên địa bàn.

Quá trình thực hiện, các cơ quan, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, trên tinh thần trách nhiệm cao.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh nhiệm vụ cho dự án đường Vành đai 4 tới đây còn rất nặng, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm cao của các sở, ngành, quận, huyện. Đặc biệt, UBND TP phải sâu sát, quyết liệt từng việc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án Vành đai 3 TP.HCM cần ưu tiên lợi ích giao thông
Dự án Vành đai 3 TP.HCM cần ưu tiên lợi ích giao thông

VOV.VN - Các chuyên gia đánh giá, việc hoàn thành dự án Vành đai 3 TP.HCM sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, lan tỏa và kết nối liên vùng. Do đó, cần có phải có các cơ chế thông thoáng, kết nối với các tuyến cao tốc hướng tâm và đặt lợi ích giao thông lên trên hết.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM cần ưu tiên lợi ích giao thông

Dự án Vành đai 3 TP.HCM cần ưu tiên lợi ích giao thông

VOV.VN - Các chuyên gia đánh giá, việc hoàn thành dự án Vành đai 3 TP.HCM sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, lan tỏa và kết nối liên vùng. Do đó, cần có phải có các cơ chế thông thoáng, kết nối với các tuyến cao tốc hướng tâm và đặt lợi ích giao thông lên trên hết.

Công bố chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4, đoạn Quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà
Công bố chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4, đoạn Quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà

VOV.VN - Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp UBND các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng và Mê Linh vừa tổ chức công bố và bàn giao chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4, đoạn từ Quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà, tỷ lệ 1/500.

Công bố chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4, đoạn Quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà

Công bố chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4, đoạn Quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà

VOV.VN - Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp UBND các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng và Mê Linh vừa tổ chức công bố và bàn giao chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4, đoạn từ Quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà, tỷ lệ 1/500.

Đường vành đai 2 trên cao Ngã Tư Vọng – Vĩnh Tuy sắp thông xe
Đường vành đai 2 trên cao Ngã Tư Vọng – Vĩnh Tuy sắp thông xe

VOV.VN - Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở khởi công năm 2018. Sau hơn 4 năm thi công, dự án sắp hoàn thiện, dự kiến bàn giao cho Hà Nội trong tháng 12 tới.

Đường vành đai 2 trên cao Ngã Tư Vọng – Vĩnh Tuy sắp thông xe

Đường vành đai 2 trên cao Ngã Tư Vọng – Vĩnh Tuy sắp thông xe

VOV.VN - Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở khởi công năm 2018. Sau hơn 4 năm thi công, dự án sắp hoàn thiện, dự kiến bàn giao cho Hà Nội trong tháng 12 tới.

Đường vành đai phía Tây Cần Thơ kết nối giao thông vùng ĐBSCL
Đường vành đai phía Tây Cần Thơ kết nối giao thông vùng ĐBSCL

VOV.VN - Đường vành đai phía Tây của Cần Thơ với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và huy động các nguồn khác. Sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ kết nối với các tỉnh lân cận, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Cần Thơ cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đường vành đai phía Tây Cần Thơ kết nối giao thông vùng ĐBSCL

Đường vành đai phía Tây Cần Thơ kết nối giao thông vùng ĐBSCL

VOV.VN - Đường vành đai phía Tây của Cần Thơ với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và huy động các nguồn khác. Sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ kết nối với các tỉnh lân cận, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Cần Thơ cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long