Truy tố Chủ tịch Thuận An Nguyễn Duy Hưng và 28 bị can

VOV.VN - Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 29 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan. Trong đó, 27 người bị cáo buộc phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An - Nguyễn Duy Hưng bị cáo buộc “chủ mưu, cầm đầu” trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 120 tỷ đồng tại 5 dự án xây dựng. Qua đó, bị can Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng.

Bị can Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị truy tố về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”, quy định tại khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, Tập đoàn Thuận An tham gia đấu thầu, trúng thầu và thi công các gói thầu của dự án tại các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Nội và tại Bộ Giao thông vận tải.

Các gói thầu này gồm: Gói thầu số 07 Dự án cầu Đồng Việt; Gói thầu số 26 giai đoạn 1 Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; Gói thầu số 13 Dự án đường ven sông Hạ Long - Đông Triều; Gói thầu số 02 Dự án cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2 và Gói thầu XD01, XD02 Dự án Quốc lộ 14E Bộ Giao thông vận tải.

Cáo trạng xác định, Nguyễn Duy Hưng đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết với một số cá nhân, trong đó có Phạm Thái Hà để nhờ giới thiệu, can thiệp, tác động đến lãnh đạo cấp tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải để tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình.

Sau khi nhờ tiếp cận, Nguyễn Duy Hưng trực tiếp đến gặp, đặt vấn đề nhờ lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh và lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo nhân viên cấp dưới tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An tham gia đấu thầu, thi công dự án.

Theo cáo buộc, Tập đoàn Thuận An đã thông đồng, móc ngoặc để phối hợp, tham gia ngay từ giai đoạn khảo sát, lập hồ sơ thiết kế, kỹ thuật, dự toán; tham gia góp ý xây dựng hồ sơ mời thầu,; cung cấp, tiếp nhận tài liệu, dữ liệu của hồ sơ mời thầu trước khi phát hành.

Các sai phạm trên tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An và liên danh các nhà thầu trúng thầu, thi công các gói thầu tại 5 dự án nêu trên, hưởng lợi bất hợp pháp. Hành vi của Nguyễn Duy Hưng và các đồng phạm, đối tượng liên quan trong vụ án đã gây thiệt hại tài sản Nhà nước tổng số tiền hơn 120,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, cáo buộc còn cho rằng hành vi của Nguyễn Duy Hưng còn dẫn đến nhiều cán bộ ở các địa phương nơi có dự án, gói thầu thi công thực hiện hành vi sai phạm bị xử lý hình sự và kỷ luật, làm giảm niềm tin của nhân dân, gây dư luận bức xúc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Vụ án Thuận An: Cơ quan điều tra kiến nghị chú trọng quản lý hoạt động đấu thầu
Vụ án Thuận An: Cơ quan điều tra kiến nghị chú trọng quản lý hoạt động đấu thầu

VOV.VN - Từ vụ án Thuận An, Cơ quan điều tra Bộ Công an kiến nghị các bộ, ngành, UBND các địa phương và các cơ quan chức năng đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu, có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa vi phạm pháp luật.

Vụ án Thuận An: Cơ quan điều tra kiến nghị chú trọng quản lý hoạt động đấu thầu

Vụ án Thuận An: Cơ quan điều tra kiến nghị chú trọng quản lý hoạt động đấu thầu

VOV.VN - Từ vụ án Thuận An, Cơ quan điều tra Bộ Công an kiến nghị các bộ, ngành, UBND các địa phương và các cơ quan chức năng đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu, có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa vi phạm pháp luật.

Ông Phạm Thái Hà tác động để Thuận An được thực hiện dự án ở Hà Nội?
Ông Phạm Thái Hà tác động để Thuận An được thực hiện dự án ở Hà Nội?

VOV.VN - Thông qua các bữa cơm thân mật, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà đã giới thiệu để Tập đoàn Thuận An được thực hiện dự án tại Hà Nội. Sau đó, ông chủ của Thuận An là Nguyễn Duy Hưng chỉ đạo cấp dưới thực hiện một loạt hành vi sai phạm.

Ông Phạm Thái Hà tác động để Thuận An được thực hiện dự án ở Hà Nội?

Ông Phạm Thái Hà tác động để Thuận An được thực hiện dự án ở Hà Nội?

VOV.VN - Thông qua các bữa cơm thân mật, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà đã giới thiệu để Tập đoàn Thuận An được thực hiện dự án tại Hà Nội. Sau đó, ông chủ của Thuận An là Nguyễn Duy Hưng chỉ đạo cấp dưới thực hiện một loạt hành vi sai phạm.

Nóng 24h: “Cơ chế” nào giúp Chủ tịch Thuận An hưởng lợi 98 tỷ đồng?
Nóng 24h: “Cơ chế” nào giúp Chủ tịch Thuận An hưởng lợi 98 tỷ đồng?

VOV.VN - Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Tập đoàn Thuận An được xác định là "chủ mưu, cầm đầu" trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 120 tỷ đồng tại 5 Dự án xây dựng. Nhờ đó, Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng.

Nóng 24h: “Cơ chế” nào giúp Chủ tịch Thuận An hưởng lợi 98 tỷ đồng?

Nóng 24h: “Cơ chế” nào giúp Chủ tịch Thuận An hưởng lợi 98 tỷ đồng?

VOV.VN - Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Tập đoàn Thuận An được xác định là "chủ mưu, cầm đầu" trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 120 tỷ đồng tại 5 Dự án xây dựng. Nhờ đó, Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng.