Thu gom sổ BHXH là bất hợp pháp, có thể bị phạt tù

VOV.VN - Hành vi thu gom sổ bảo hiểm xã hội dưới bất kể hình thức nào đều là bất hợp pháp, có thể đối diện hình phạt tù theo Bộ luật Hình sự.

Thu gom sổ là bất hợp pháp

Thời gian qua, lợi dụng ảnh hưởng của dịch Covid-19, trên mạng xã hội xuất hiện một số tài khoản mạo danh cơ quan bảo hiểm (BHXH), trong đó có BHXH tỉnh Bình Dương để đăng tải thông tin, chèo kéo công nhân bán sổ BHXH.

Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phối hợp với Công an TPHCM và tỉnh Bình Dương đã triệu tập 2 đối tượng gồm Lê Quốc Việt và vợ Ngô Thị Thúy Kiều (ngụ tại quận 12, TPHCM) để làm rõ hành vi mạo danh, thu mua sổ bảo hiểm xã hội để trục lợi bất chính. 

Công an làm việc với Lê Quốc Việt.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Kiều và Việt đã lập tài khoản Facebook giả danh mang tên "Bảo hiểm xã hội Bình Dương", "Thu mua sổ bảo hiểm giá cao", "Tư vấn bảo hiểm xã hội"..., công bố thu mua nhiều sổ BHXH của công nhân, người lao động.

Khi công nhân, người lao động kẹt tiền, hoặc ngại đến cơ quan bảo hiểm để làm thủ tục và nhận tiền, liên hệ với các đối tượng qua mạng xã hội hoặc số điện thoại đăng trên mạng xã hội để bán sổ BHXH.

Hiện, cơ quan công an đã thu giữ hàng chục sổ BHXH cùng nhiều tài liệu, chứng cứ liên quan để mở rộng công tác điều tra, xử lý các đối tượng liên quan.

Bộ Công an cảnh báo hoạt động mua bán, thu gom sổ bảo hiểm xã hội dưới bất kể hình thức nào đều là bất hợp pháp. Các tài khoản Facebook mang tên cơ quan bảo hiểm xã hội hay BHXH tỉnh Bình Dương thực hiện hành vi trên đều là giả mạo. Việc người lao động chuyển sổ BHXH cho người khác có thể tiếp tay cho hành vi phạm pháp luật và gây bất ổn trong xã hội.

Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình giao các Bộ, cơ quan: Công an, Lao động -Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, BHXH Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời cảnh báo, xử lý nghiêm các hành vi mua gom sổ BHXH, siết chặt quy trình chi trả để ngăn chặn các đối tượng trục lợi.

Người lao động thiệt hại đủ đường

Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, dịch Covid-19 đã gây nhiều xáo trộn, khó khăn trong cuộc sống của nhiều người lao động, khiến họ có nguy cơ mất việc làm, giảm sâu thu nhập. Lợi dụng tình hình hình khó khăn này, các đối tượng đã thu mua sổ BHXH của người lao động.

Nếu người lao động giao sổ BHXH cho người khác, trước tiên sẽ ảnh hưởng đến quyền hưởng an sinh xã hội của chính bản thân người lao động vì họ có thể phải nhận số tiền ít hơn rất nhiều số tiền cơ quan BHXH chi trả, toàn bộ quá trình đóng BHXH của mình sẽ bị mất. Khi hết dịch Covid-19, người lao động đi làm trở lại sẽ phải tham gia BHXH lại từ đầu, ảnh hưởng đến quá trình nhận lương hưu sau này.

“Sổ BHXH là sổ ghi nhận lại toàn bộ quá trình đóng tiền BHXH hàng tháng của người lao động. Những người bán sổ hay cầm cố sổ BHXH cho người khác hoặc cho hiệu cầm đồ đều không thuộc đối tượng cấp lại sổ BHXH. Theo quy định tại  Khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 (Có hiệu lực đến ngày 14/4/2020) sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP (Có hiệu lực đến ngày 14/4/2020) thì trường hợp người lao động cầm cố sổ BHXH, sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại với những lý do như mất, hỏng nếu bị phát hiện thì người lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng” – luật sư Nguyễn Hồng Bách phân tích.

Theo luật sư, kể từ ngày 15/4/2020, trường hợp trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng đối với người lao động kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi mua bán sổ BHXH đều là các hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Pháp luật về BHXH hiện hành có quy định hành vi bị nghiêm cấm khi chiếm dụng tiền hưởng BHXH hoặc khi làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Do đó, hậu quả của việc thu gom sổ BHXH mà ảnh hưởng, làm giảm quyền hưởng BHXH của người lao động thì cũng sẽ vi phạm pháp luật. Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 214 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội Gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, Điều 214 BLHS 2015 quy định người nào thực hiện một trong các hành vi: Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Người nào phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Người nào chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500 triệu đồng trở lên; Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

“Hành vi thu gom sổ BHXH không những ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng BHXH của người lao động mà còn gây khó khăn cho ngành BHXH và đặc biệt là hành vi đó vi phạm pháp luật” – luật sư Nguyễn Hồng Bách nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những ai được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19?
Những ai được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19?

VOV.VN - -Những đối tượng theo Nghị quyết của Chính phủ được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19. Mức hưởng cao nhất 1,8 triệu đồng/người/tháng.

Những ai được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19?

Những ai được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19?

VOV.VN - -Những đối tượng theo Nghị quyết của Chính phủ được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19. Mức hưởng cao nhất 1,8 triệu đồng/người/tháng.

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ người dân khó khăn do Covid-19
Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ người dân khó khăn do Covid-19

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ người dân khó khăn do Covid-19

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ người dân khó khăn do Covid-19

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Thủ tướng: Phải khắc phục cho được sự "đổ, gãy" của nền kinh tế
Thủ tướng: Phải khắc phục cho được sự "đổ, gãy" của nền kinh tế

VOV.VN - Thủ tướng cho rằng, trong lịch sử, Việt Nam chưa từng chùn bước trước khó khăn, luôn mạnh mẽ và đứng cao hơn thách thức.

Thủ tướng: Phải khắc phục cho được sự "đổ, gãy" của nền kinh tế

Thủ tướng: Phải khắc phục cho được sự "đổ, gãy" của nền kinh tế

VOV.VN - Thủ tướng cho rằng, trong lịch sử, Việt Nam chưa từng chùn bước trước khó khăn, luôn mạnh mẽ và đứng cao hơn thách thức.