Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông

VOV.VN - Hôm nay (30/03), tại Hà Nội diễn ra tọa đàm và triển lãm “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trình độ cao.

Hiện nay, cả nước có 153 cơ sở giáo dục có đào tạo về ICT, mỗi năm có gần 35 ngàn sinh viên được đào tạo ICT ra trường. Trong số đó, khoảng 30% sinh viên làm việc ở các doanh nghiệp về ICT. Số còn lại làm chuyên môn về ICT ở các đơn vị, cơ quan khác

Theo khảo sát của VietnamWorks (một trang web tuyển dụng tại Việt Nam) về ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, trong 3 năm qua, số lượng công việc trong ngành này đã tăng trung bình 47% mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này lại chỉ tăng ở mức trung bình 8%.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đi thăm các gian hàng.

Theo các chuyên gia, ước tính Việt Nam sẽ cần khoảng 78.000 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm và đến năm 2020 sẽ thiếu khoảng 400.000 nhân lực công nghệ thông tin.

Dù nhân lực ngành công nghệ thông tin và truyền thông đang thiếu về số lượng nhưng báo cáo của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng chỉ ra rằng, chỉ có 28% sinh viên ngành này ra trường làm việc được ngay, có việc làm đúng nghề, còn 72% sinh viên phải đào tạo bổ sung ít nhất 3 tháng do không có kinh nghiệm thực hành, thiếu kỹ năng làm việc nhóm...

Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nêu thực tế: "Các doanh nghiệp khát nhân lực và cạnh tranh lẫn nhau để giành được nhân lực và người tốt nghiệp dẫn tới có nhiều lựa chọn thì các em lại không chú ý đến chuyện học tập cho bài bản, đi sâu vào những năng lực cốt lõi, mong muốn đi làm ngay. Và như vậy nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao lại càng thiếu hụt. Tức là ta thiếu về quy mô, nhưng cũng từ thiếu quy mô đó dẫn tới chất lượng trình độ cao, trình độ chuyên gia lại càng thiếu hụt, đó là vấn đề đáng báo động".

Hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp đã ký kết các văn bản với doanh nghiệp để đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin và truyền thông nhưng kết quả thực tế không cao.

Hầu hết doanh nghiệp có tâm lý chờ đợi, đứng ngoài hoạt động đào tạo và chỉ mong muốn lấy nhân lực, mà chưa có trách nhiệm hợp tác với các trường đại học trong vấn đề đào tạo. Vì vậy, các đại biểu cho rằng, giữa nhà trường và doanh nghiệp cần có sự phối hợp từ khâu đào tạo, tạo môi trường thực tập, nghiên cứu khoa học... để đảm bảo nhân lực đào tạo ra đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về chất lượng.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại tọa đàm.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, từ thực tế thị trường, cung- cầu, chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông cho thấy, vấn đề kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường không mới, nhưng muốn hiệu quả phải trở thành nhu cầu tự thân của cả hai bên. Cơ chế hợp tác này cần đổi mới theo hướng là các doanh nghiệp nhìn các trường như bạn hàng, cả hai bên đều có lợi ích.

"Cơ chế đổi mới theo hướng là tăng cường thực hành để làm sao tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp đâu đó có hình ảnh giống như trường đại học Y với bệnh viện. Các thầy phải gắn với môi trường thực tế và học sinh cũng phải thực tế. Bản thân các doanh nghiệp ấy cũng phải coi các trường đại học hay là các sinh viên là một tài sản của mình. Như vậy 2 bên mới đến được với nhau, chứ còn nếu như chỉ bằng hảo tâm, rồi cho một số học bổng, hay cho đi thực tập không thì chưa thiết thực", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Song song với tọa đàm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tổ chức triển lãm về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông với sự tham gia của 15 trường đại học và 10 doanh nghiệp.

Tại triển lãm, các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu với các trường, sinh viên lĩnh vực công nghệ thông tin về công nghệ, các sản phẩm tiềm năng, nhu cầu tuyển dụng nhân lực, cơ hội thực tập cũng như những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp... Các trường đại học cũng giới thiệu với doanh nghiệp về năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và khả ngăng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động..., từ đó có thể hợp tác để đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhân sự ngành công nghệ tiếp tục được săn đón trong năm 2019
Nhân sự ngành công nghệ tiếp tục được săn đón trong năm 2019

VOV.VN - Sự ổn định của thị trường Việt Nam trong năm 2019 sẽ dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn hơn đối với nhân sự ngành công nghệ.

Nhân sự ngành công nghệ tiếp tục được săn đón trong năm 2019

Nhân sự ngành công nghệ tiếp tục được săn đón trong năm 2019

VOV.VN - Sự ổn định của thị trường Việt Nam trong năm 2019 sẽ dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn hơn đối với nhân sự ngành công nghệ.

Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin cao nhất trong lịch sử
Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin cao nhất trong lịch sử

VOV.VN - Công nghệ thông tin (CNTT) đang là từ khóa HOT nhất trong những năm gần đây bởi xu hướng tuyển dụng nhiều, lương cao và đón đầu xu thế Cách mạng 4.0.

Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin cao nhất trong lịch sử

Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin cao nhất trong lịch sử

VOV.VN - Công nghệ thông tin (CNTT) đang là từ khóa HOT nhất trong những năm gần đây bởi xu hướng tuyển dụng nhiều, lương cao và đón đầu xu thế Cách mạng 4.0.

“Khát” nhân lực AI: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?
“Khát” nhân lực AI: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?

VOV.VN - Nhu cầu nhân lực phục vụ cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) là 1 triệu người, nhưng hiện mới có khoảng 10.000 nhân lực đáp ứng.

“Khát” nhân lực AI: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?

“Khát” nhân lực AI: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?

VOV.VN - Nhu cầu nhân lực phục vụ cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) là 1 triệu người, nhưng hiện mới có khoảng 10.000 nhân lực đáp ứng.

Nhân lực CNTT Việt Nam lọt “tầm ngắm” của các doanh nghiệp Nhật Bản
Nhân lực CNTT Việt Nam lọt “tầm ngắm” của các doanh nghiệp Nhật Bản

VOV.VN - Doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản đang mở rộng làn sóng đầu tư tại Việt Nam cũng như thu hút nhân lực CNTT Việt Nam.

Nhân lực CNTT Việt Nam lọt “tầm ngắm” của các doanh nghiệp Nhật Bản

Nhân lực CNTT Việt Nam lọt “tầm ngắm” của các doanh nghiệp Nhật Bản

VOV.VN - Doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản đang mở rộng làn sóng đầu tư tại Việt Nam cũng như thu hút nhân lực CNTT Việt Nam.