Các bệnh lý xương khớp thường gặp

VOV.VN - Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao nhất hiện nay. Dưới đây là một số bệnh lý xương khớp thường gặp.

Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao nhất hiện nay. Theo thống kê tại các bệnh viện, bệnh xương khớp giờ đây đã không còn là căn bệnh của người già mà đang có chiều hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tổn thương xương khớp thường khó có thể hồi phục, di chứng nặng nề do bệnh để lại cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của người bệnh.

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Trung ương cho biết: Các số liệu thống kê ban đầu cho thấy, hiện nay có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và khoảng 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

Bệnh xương khớp hiện nay đang có chiều hướng trẻ hóa
Trong các bệnh lý thường gặp về xương khớp, phải kể đến đầu tiên đó là viêm xương khớp.

Viêm xương khớp là tình trạng khi các khớp trở nên đau và cứng, thường gặp ở đầu gối, háng và xương sống. Tình trạng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như: chấn thương hoặc từ bên trong như bị di truyền, nhiễm trùng, chuyển hóa của bệnh gout. Khi mắc phải các chứng viêm khớp này, người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện như: Sưng nóng, đỏ, đau, cứng khớp. Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy như là: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng. Viêm khớp lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế.

Thoái hóa khớp, cột sống là kết quả của việc thoái hóa do nhiều yếu tố tác động hình thành trong một quá trình dài gây ra. Đĩa đệm chèn giữa các xương bị giòn và nứt nẻ do sự thoái hóa kéo dài và không kịp chữa trị, hình thành khe hở cho nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.
Đồng thời khi đó, các dây chằng giảm dần độ đàn hồi, bị giòn, cứng, phình to, chất vôi lắng đọng bên trong gây chèn ép các rễ thần kinh sinh ra các cơn đau kéo dài cho người bệnh làm mất khả năng đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Thoái hóa hệ thống xương cột sống thường xảy ra tại hai vị trí là cột sống cổ và cột sống lưng, chính vì vậy cần có các bài tập thích hợp để tăng sự dẻo dai cho cột sống.

Thoái hóa khớp đầu gối: Là nơi bị cơ thể dồn toàn bộ trọng lượng xuống nên khớp gối cũng là nơi thường gặp phải các thương tổn nhiều nhất cùng với việc phải đi lại, hoạt động nhiều và thường xuyên sẽ gây tổn thương sụn khớp. Khi đó bề mặt của khớp bị mất dần khiến cho chức năng của khớp tiêu giảm dẫn đến khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày và gây đau nhức, nhất là trong thời tiết lạnh.

Điều trị bệnh lý về xương khớp

Việc điều trị hiện nay chủ yếu giúp bệnh nhân giảm đau, chống viêm với một số dòng thuốc (NSAID), có tác dụng nhanh nhưng sử dụng lâu dài gây rất nhiều tác dụng phụ nặng nề cho người bệnh như: viêm loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày… Bởi vậy nhu cầu sử dụng các vị thuốc trong nền y học cổ truyền ngày càng trở nên hữu hiệu và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh khi điều trị lâu dài.

Một số dược liệu phổ biến như Cao Thiên niên kiện, Độc hoạt, Uy linh tiên, Tang kí sinh, Cốt toái bổ, Ngưu tất, Đương quy, Thổ phục linh là những vị thuốc được nhiều chuyên gia y dược khuyên dùng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp các thảo dược với liều lượng phù hợp mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cường gân cốt –vai gáy là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như: Cao Thiên niên kiện, Độc hoạt, Uy linh tiên, Tang kí sinh, Cốt toái bổ, Ngưu tất, Đương quy, Thổ phục linh giúp:
- Hoạt huyết, thông kinh lạc
- Bổ can thận, bổ khí huyết
- Hỗ trợ làm giảm tình trạng đau mỏi xương khớp
Đối tượng sử dụng: 
Người bị đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, viêm khớp, thoái hóa khớp, tê bì tay chân. 
Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 16 tuổi 
Cách dùng: 
Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 viên. 
Uống trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau khi ăn 1 giờ đến 2 giờ. 
Nên dùng thường xuyên 3-6 tháng 
Bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời. 
Cường gân cốt –vai gáy

Sản phẩm được bán tại hệ thống nhà thuốc Vạn Bảo Tín và hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.
Liên hệ tư vấn sử dụng: CT CP KINGPHAR VIỆT NAM
Địa chỉ: B58 Nguyễn Thị Định - KĐT Trung Hòa Nhân Chính - Q. Thanh Xuân - HN
Điện thoại: 04.3715.3780 *  0986 356 663
GPQC số: 00710/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên