Cần một Luật riêng về tư pháp cho người chưa thành niên

VOV.VN - Quy định pháp luật về tư pháp người chưa thành niên hiện nay còn một số hạn chế, bất cập. Trong khi tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, phạm tội có xu hướng gia tăng nên rất cần một Luật riêng về tư pháp cho đối tượng đặc thù này.

Tội phạm chưa thành niên gần đây không chỉ gia tăng về số lượng vụ việc mà đang ngày càng trẻ hóa. Có những đối tượng chỉ có 12 - 13 tuổi nhưng đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội như giết người, cướp tài sản, mua bán trái phép chất ma tuý.... Điền hình vụ việc xảy ra vào cuối tháng 10 năm ngoái tải tỉnh Tiền Giang. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam P.M.Q (14 tuổi) về tội Giết người.

Theo điều tra, ngày 14/10, bà nội và bố Q đều bị tử vong tại nhà, đến ngày 15/10, bác ruột của Q. cũng được đưa đi cấp cứu nhưng may mắn thoát chết. Cả ba nạn nhân đều uống sữa bột từ hộp sữa mà bà nội Q mua. Kết quả điều tra cho thấy, thủ phạm là Q. đã cho bả chó vào hộp sữa. Nguyên nhân được xác định do người cha thường xuyên say rượu, đánh đập, gây mâu thuẫn với Q. khiến Q. chán ghét thậm chí thù hận cha mình.

Vào tháng 8, vụ giết người xảy ra tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương một lần nữa gây rúng động dư luận bởi 5 nghi phạm bị bắt, một người lớn nhất mới 20 tuổi, còn lại đều ở độ tuổi 14 – 16 tuổi. Theo lời khai của các nghi phạm, để có tiền tiêu xài, nhóm thanh thiếu niên này ra bờ kênh và gặp hai người đàn ông đang câu cá. Họ vờ hỏi thông tin rồi đẩy nạn nhân ngã xuống kênh khiến một người tử vong tại chỗ, người còn lại may mắn thoát nạn. Gây án xong, chúng đã cướp hai xe máy của nạn nhân và bán cho vựa phế liệu được 1,1 triệu đồng. Ngoài 100.000 đồng để trả nợ tiền chơi game, chúng chia nhau mỗi người 200.000 đồng.

Cách đây không lâu, Công an tỉnh An Giang đã tạm giữ Hồ Hữu T., sinh năm 2009, ngụ ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, An Giang về hành vi giết người. Do trong lúc chơi bida, Hồ Hữu T. đã có mâu thuẫn với người ở bàn bên cạnh. Ngay sau đó, Hồ Hữu T đã dùng dao đâm nạn nhân tử vong.

Trước đó, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm đối với 3 bị cáo ở độ tuổi 16 – 17 về tội “Giết người”. Theo nội dung vụ án, do có mâu thuẫn ở quán game, các đối tượng đã dùng dao đâm vào lưng và lấy tuýp sắt đánh vào đầu, gây thương tích 22% cho nạn nhân. Cơ quan điều tra xác định, mặc dù bị hại chỉ bị thương nhưng các vết thương đều nguy hiểm đến tính mạng, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Thạc sĩ Đào Phương Thanh, Giảng viên Khoa Pháp luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó phải kể đến tâm sinh lý tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi, do môi trường giáo dục gia đình, những tác động ngoài xã hội từ bạn bè, mạng xã hội… đã ảnh hưởng tới hành vi, suy nghĩ của các em.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về tư pháp người chưa thành niên vẫn còn nhiều bất cập. Việt Nam hiện có 7 bộ luật, luật điều chỉnh trực tiếp về tư pháp với người chưa thành niên, điều này dẫn tới các quy định còn tản mạn, chồng chéo, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Trong khi đó, các em còn chưa nhận thức rõ về hành vi phạm tội. Đó cũng là một nguyên nhân khiến các vụ trọng án do người chưa thành niên gây ra ngày một tăng.

Qua nghiên cứu ngẫu nhiên hệ thống pháp luật của 28 quốc gia trên thế giới, có tới 21 quốc gia xây dựng đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên. Ở cấp độ khu vực, hiện nay 9/10 quốc gia ASEAN đã có đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên (duy nhất Việt Nam chưa ban hành đạo luật này). Chính vì vậy, việc ban hành một Luật dành riêng về tư pháp cho người chưa thành niên là điều cần thiết, là giải pháp khả thi và phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới.

Đến nay, dự án Luật Tư pháp chưa thành niên đã dự thảo tương đối đầy đủ, khá chi tiết. Dự thảo Luật gồm gồm 156 Điều được bố cục thành 5 phần, 11 chương quy định các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư pháp người chưa thành niên, gồm các nguyên tắc: Bảo đảm lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên; bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, bảo đảm người chưa thanh niên được đối xử bình đẳng, bảo đảm quyền được thông tin đầy đủ, kịp thời, bảo đảm sự tham gia của người giám hộ, người đại diện của người chưa thành niên trong suốt quá trình tố tụng, bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên, quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý, phiên dịch của người chưa thành niên, hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người chưa thành niên...

Theo Thạc sĩ Đào Phương Thanh, Giảng viên Khoa Pháp luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội, việc xây dựng Luật dành riêng cho người chưa thành niên sẽ có tác động không nhỏ tới nhận thức của người chưa thành niên nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Có thể nói, việc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Tư pháp dành cho người chưa thành niên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách tư pháp. Dự án Luật không chỉ xây dựng khung pháp lý thống nhất dành cho hệ thống tư pháp người chưa thành niên thông qua việc tổng hợp và tăng cường các quy định đang nằm rải rác trong nhiều luật, hướng đến đảm bảo tiếp cận toàn diện và chuyên nghiệp hơn trong giáo dục và giám sát người chưa thành niên vi phạm pháp luật đang chịu các biện pháp phạt cải tạo không giam giữ, tăng cường phối hợp, hợp tác và cải thiện hiệu quả của các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tự đăng hình ảnh người khác có vi phạm pháp luật?
Tự đăng hình ảnh người khác có vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Tự ý đăng ảnh, video của người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý sẽ bị xử lý như thế nào?

Tự đăng hình ảnh người khác có vi phạm pháp luật?

Tự đăng hình ảnh người khác có vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Tự ý đăng ảnh, video của người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý sẽ bị xử lý như thế nào?

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Pháp luật xử lý thế nào?
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Pháp luật xử lý thế nào?

VOV.VN - Pháp luật quy định như thế nào về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mỗi cá nhân? Trường hợp có hành vi xâm phạm thì bị xử lý ra sao?

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Pháp luật xử lý thế nào?

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Pháp luật xử lý thế nào?

VOV.VN - Pháp luật quy định như thế nào về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mỗi cá nhân? Trường hợp có hành vi xâm phạm thì bị xử lý ra sao?

Doanh nghiệp hành khách tăng giá vé dịp Tết 2024: Pháp luật quy định thế nào?
Doanh nghiệp hành khách tăng giá vé dịp Tết 2024: Pháp luật quy định thế nào?

VOV.VN - Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được quyền quyết định giá vé xe (giá cước vận tải) của đơn vị mình, bao gồm việc quyết định tăng, giảm giá vé xe vào dịp Tết 2024.

Doanh nghiệp hành khách tăng giá vé dịp Tết 2024: Pháp luật quy định thế nào?

Doanh nghiệp hành khách tăng giá vé dịp Tết 2024: Pháp luật quy định thế nào?

VOV.VN - Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được quyền quyết định giá vé xe (giá cước vận tải) của đơn vị mình, bao gồm việc quyết định tăng, giảm giá vé xe vào dịp Tết 2024.