Phòng mạch online: “Giải mã” bệnh đau nhức xương khớp trong mùa lạnh
Chuyên gia tư vấn đến từ Khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch mai và Hội Đông y Việt Nam giải đáp thắc mắc trên VOV online (www.vov.vn).
Trong không khí se lạnh, những ngày Tết đang đến rất gần, cũng là lúc những cơn đau nhức xương khớp nặng nề, dai dẳng ám ảnh, “hành hạ” người bệnh… nhất là người cao tuổi.
Cảm giác chân tay tê buốt, đau nhức lưng, đầu gối… khiến người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và làm vơi bớt niềm vui đón Tết. Điều đáng nói là càng bị đau, bệnh nhân càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, và bệnh mỗi ngày thêm nặng. Điều này tạo nên “cái vòng luẩn quẩn” mà nếu thiếu cảnh giác và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Với đặc tính dai dẳng và dễ tái phát, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gút - những bệnh lý thường gặp nhất về xương khớp - đang hành hạ hàng triệu con người, mà trong đó chiếm đa số là những bệnh nhân cao tuổi. Việc điều trị bệnh xương khớp hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề đáng quan ngại. Không chỉ bản thân các bệnh nhân mà ngay cả đến các chuyên gia, bác sĩ cũng phải thừa nhận thực trạng này.
Chương trình do báo điện tử VOV online và Bách Xà Nam Dược tổ chức, diễn ra lúc 14h chiều thứ Sáu (13/1/2012). Chuyên gia tư vấn PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc và TS Nguyễn Mai Hồng (Phó trưởng Khoa cơ xương khớp) Bệnh viện Bạch Mai và PGS.TS Nguyễn Nhược Kim, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam giải đáp thắc mắc trên VOV online ở địa chỉ www.vov.vn.
Mời các bạn gửi câu hỏi cho chúng theo theo địa chỉ: toasoan@vovnews.vn hoặc tại website: http://vov.vn.
Các chuyên gia về xương khớp tham gia buổi tư vấn trực tuyến tại VOV online |
** Xin chào bác sĩ. Tôi năm nay 30 tuổi. Tôi có biểu hiện đau mỏi nửa người sau khi sinh em bé được 1 năm. Tôi hay đau đầu và đau mỏi từ phía ngoài của bàn tay chạy dọc lên bả vai, chạy xuống mông rồi chạy dọc xuống bàn chân. Mỗi tối đi ngủ, tôi phải đập bàn chân trái xoa bóp mới ngủ được. Tôi chỉ bị một bên trái mà thôi. Cho tôi hỏi, bệnh của tôi có nguy cơ liệt nửa người không? Tôi cũng chưa đi khám ở đâu cả. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên - (pham thi lam, 30 tuổi, Nữ , binh duong)
PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Cái thứ nhất, những biểu hiện các triệu chứng trên lâm sàng như chị như vừa mô tả, chúng tôi nghĩ tới có khả năng chị bị hội chứng thắt lưng hông. Theo tôi, chị nên đi khám chuyên khoa khoa – cơ xương khớp để có một chuẩn đóan chắc chắn. Và tùy từng trường hợp cụ thể có thể chọn dùng phương pháp điều trị y học hiện đại học hoặc y học cổ truyền.
** Chào bác sĩ ạ. Tôi nghe nói có nhiều dạng bệnh khớp. Xin bác sĩ giới thiệu cho tôi biết về các dạng bệnh này. Xin cảm ơn. - (Văn Dũng, 30 tuổi, Nữ , hanoi)
TS Nguyễn Mai Hồng: Bệnh xương khớp có nhiều bệnh khác nhau như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp (bệnh thường mắc ở nam giới trẻ tuổi nếu không được điều trị tiến triển kéo dài, gây biến dạng cột sống và khớp, đặc biệt là khớp háng).
Thấp khớp cấp, một số bệnh khớp khác như thoái hóa khớp bệnh loãng xương…. bệnh gút, các bệnh hệ thống như Luput ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm đa cơ và viêm da cơ.
Mỗi một bệnh có chẩn đoán xác đỉnh và điều trị khác nhau và điều trị theo các phương pháp khác nhau.
TS Mai Hồng (bìa phải), đang trả lời câu hỏi của độc giả VOV onlinhe |
** Thưa bác sĩ, bị đau mỏi xương khớp thì chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào ạ. Bố tôi hiện nay đã 70 tuổi rồi. Cụ bị đau xương khớp gần 20 năm nay, nhưng cụ nhất quyết không đi khám bệnh mà tự đi chữa bằng đông y. Liệu hiệu quả chữa bằng đông y có hiệu quả hay không? (Chip chip, TP HCM) - (Chip chip, 30 tuổi, Nam , TP HCM)
TS Nguyễn Mai Hồng: Bố của bạn 70 tuổi bị đau xương khớp, bạn cần phải khuyên bố của bạn đến bác sĩ khám để xác định bố bạn mắc bệnh khớp loại nào. Ở tuổi 70, thì có thể mắc bệnh thoái hóa khớp hoặc loãng xương, hoặc một bệnh lý khác ảnh hưởng tới xương khớp (ung thư di căn vào xương). Vì bệnh xương khớp có rất nhiều nhóm bệnh.
Bệnh thoái hóa xương khớp là một bệnh khớp của người cao tuổi. Khi cơ thể già đi, bị lão hóa thì các khớp cũng bị lão hóa theo. Đó chính là bệnh thoái hóa xương khớp. Có tới 80% các cụ trên 70 tuổi mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Người ta chỉ nói về thoái hóa xương khớp khi người cao tuổi có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp. Nhữngngười có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao độngnặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dể mắc bệnh này.
Một bệnh nữa ở tuổi 70 có thể gặp là bệnh loãng xương. Bệnh này cũng cần phải đến bệnh viện để đo mật độ xương để xem mức độ loãng xương và bác sĩ cho phác đồ điều trị cụ thể.
Ở Việt Nam, tỷ lệ khá nhiều người bị bệnh loãng xương, chiếm 20%. Còn ở trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương (LX). Ở châu Âu: cứ 30 giây lại có một người bị gẫy xương do loãng xương.
- Mỗi năm có 1/5 số trường hợp bị gẫy cổ xương đùi vàxẹp đốt sống do loãng xương bị tử vong.
- 1/3 số phụ nữ và 1/5 số nam giới có nguy cơ loãng xương.
- Tỷ lệ gẫy xương do loãng xương hàng năm cao hơn tỷlệ nhồi máu cơ tim cộng đột quỵ và ung thư vú. Nguy cơ gẫy cổ xương đùi ở namcao hơn nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
Bố của bạn không nên tự điều trị thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Bởi vì nhiều thuốc không rõ nguồn gốc được bổ sung thêm corticosteroid (là loại thuốc có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn). Như vậy, càng làm bệnh loãng xương trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định, thuốc đông y rất tốt cho các trường hợp bệnh xương khớp, nhất là thoái hóa xương khớp. Bạn có thể mua cho cụ một số sản phẩm có nguồn gốc từ cao xương động vật như: cao rắn hổ mang, cao xương dê (sản phẩm Bách Xà), có thể giúp phục hồi một phần các vùng xương khớp bị thoái hóa, giảm đau và ngăn chặn việc lan rộng thoái hóa sang các vùng khác.
** Tôi bị thoái hóa đốt sống lưng, gây tê mỏi chân trái. Vậy bây giờ tôi phải có cách tập luyện, điều trị như thế nào ạ, thưa bác sĩ? thihanh57@yahoo.com.vn - (hanh, 50 tuổi, Nữ , khuong trung, ha noi)
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Hiên nay, thoái hóa đốt sống lưng của bạn đã bắt đầu có biến chứng chèn ép thần kinh. Để dự phòng đau cột sống thắt lưng do thoái hóa, bạn không được mang vác vật nặng. Bạn cũng phải giữ tư thế ngồi, lao động đúng. Bạn cũng luôn cần giữ lưng thẳng, không được cúi xuống để nhấc vật nặng. Bạn cần bố trí các đồ vật ở tầm tay với của bạn. Bạn nên nghỉ ngơi thư giãn. Bạn có thể xoa bóp bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại, tập các động tác làm mạnh cơ lưng.
Về chế độ ăn uống, bạn cần giữ cân nặng ở mức độ vừa phải. Bạn cần bổ sung thêm sữa và các chế phẩm của sữa. Bổ sung canxi và vitamin D để điều trị thoái hoá khớp. Bạn có thể dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ chống thoái hóa theo chỉ định của bác sỹ.
Bạn cũng có thể bố sung thêm sản phẩm có nguồn gốc từ cao xương động vật để duy trì sự dẻo dai cho gân, cốt (bổ sung axit amin để giúp sụn khớp được linh hoạt). Hiện nay, có sản phẩm Bách Xà từ cao rắn hổ mang cũng là một gợi ý để bạn có thể tham khảo và sử dụng.
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc (ngoài cùng) trả lời câu hỏi của độc giả VOV online |
PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Thoái hóa khớp hay còn gọi là hư khớp. Bản chất do sự lão hóa của xương khớp. Trong y học cổ truyền có thể sử dụng các phương pháp tập luyện như: khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền kết hợp với dùng các chế phẩm thuốc y học cổ truyền như các loại cao được nấu từ xương động vật (cao dê, trăn, cao rắn hổ mang, cao xương dê...) nhằm bổ sung canxi và các vi lượng khác cho tái tạo cấu trúc khớp.
** Thưa bác sĩ, tôi năm nay đã 60 tuổi. Từ trước tới giờ tôi không bị đau khớp gì cả nhưng cách đâu một tuần tôi bị cảm cúm và sau đó thì mắt cá tay trái của tôi bị nhức. Mọi người nói với tôi là buổi tối ngâm nước nóng để cho nó đỡ đau. Và tôi đã ngâm 2 ngày rồi nhưng vẫn không thấy đỡ. Xin bác sĩ tôi phải làm gì để cải thiện cái tay đau của tôi. Xin cảm on. (Tây Hồ, Hà Nội) (Đinh Thanh Giám, 60 tuổi) - (Giam, 30 tuổi, Nam , TP HCM)
TS Nguyễn Mai Hồng: Mắt cá tay trái (hay còn gọi là viêm mỏm chân trụ) – là một dạng viêm quanh vùng bám tận của gân vào xương. Trong trường như vậy cần phải hạn chế vận động khi tay bị đau hoặc chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, nếu đau nhiều cần phải thuốc giảm đau không Steroid.
Nếu bệnh của bác không đỡ bác nên đến Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, tầng 2 (đường Giải Phóng – Hà Nội).
** Xin bác sĩ cho biết hội chứng Raynaud là gì ạ? (Trần Hạnh Nguyên, TP Ninh Bình, 35t) - (Thanh Nguyen, 35 tuổi, Nữ , Hà Nội)
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Hội chứng Raynaud là co bản chất là rối loạn tuần hòan vi mạch. Khi ra lạnh, bệnh nhân thấy các ngón tay, chân của mình thay đổi màu sắc, lúc đầu trắng bệch, sau đó trở nên đỏ và tím, bệnh nhân có thể cảm thấy đau và tê buốt đầu chi. Hội chứng này có thể dẫn tới thiếu máu ngọn chi với hậu quả là tạo thành các vết loét ở đầu ngón tay, chân hay hoại tử các ngón tay, chân.
Đây có thể là một bệnh hay cũng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau như: Xơ cứng bì toàn thể, lupút ban đỏ hệ thống. Để điều trị được chứng này cần phải xác định được nguyên nhân của bệnh và điều trị triệu chứng kết hợp với điều trị nguyên nhân. Để dự phòng bệnh, bệnh nhân cần giữ ấm chân và tay khi ra lạnh bằng cách đeo găng và đi tất thường xuyên; cần phải sưởi ấm tay chân thường xuyên vào mùa lạnh bằng các túi sưởi. Hay bạn có thể ngâm chân và tay bằng nước muối gừng.
** Thưa bác sĩ, con gái tôi năm nay 6 tuổi. Cháu rất hay bị đau nhức xương khớp tay và chân. Buổi tối cháu thường nhờ tôi bóp chân và tay cho cháu. Chân tay của cháu lúc nào cũng ướt và rất khó ngủ. Tôi muốn hỏi liệu con tôi có bị bệnh khớp hay không? Tôi muốn đi khám cho cháu thì khám ở đâu ạ. Xin cảm ơn. (Nguyễn Thanh Nguyên, Đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội) - (Thanh Nguyen, 35 tuổi, Nữ , Ha noi)
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Con gái của bạn đang ở trong độ tuổi phát triển. Vào độ tuổi này các xương khớp của trẻ phát triển nhanh (như con tằm đang lột xác) do quá trình tạo xương chiếm ưu thế. Chính vì vậy, đó là triệu chứng đau xương khớp ở tuổi phát triển. Tuy nhiên bạn cũng cần cho cháu đến khám chuyên khoa cơ xương khớp để loại trừ các bệnh khớp ở độ tuổi thiếu niên như: thấp khớp cấp, viêm khớp thiếu niên. Bạn có cho cháu đến khám bệnh viện Nhi Trung ương hoặc khoa khớp bệnh viện Bạch Mai.
** Xin cho hỏi, bệnh thấp khớp cấp và bệnh thấp tim có phải là một bệnh không? (Giang Kiên Giang, 20 tuổi, Nữ , Hà Nội)
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Bệnh thấp khớp cấp và bệnh thấp tim thực ra là một bệnh. Bệnh có nguyên nhân nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nên. Bệnh thường hay gặp ở trẻ em từ 5-15 tuổi.
Bệnh thường bắt đầu bằng các triệu chứng viêm hầu họng cấp tính, họng bị sưng đỏ, amidan sưng to. Sau đó bệnh thường có biểu hiện viêm khớp, viêm tim. Trong dân gian, bệnh thường gọi là “liếm khớp đớp tim”. Bệnh nhân khi mắc bệnh này thường có biểu hiện sưng nóng, đỏ đau các khớp lớn và nhỡ như khớp gối, cổ chân, đồng thời có các biểu hiện tim mạch như khó thở khi gắng sức, môi tím tái, phù chân.
Để phòng bệnh cần giữ ấm cho trẻ vào mùa rét, quàng khăn, ăn các đồ ăn nóng. Không cho trẻ em kem trong mùa rét. Và khi có những biểu hiện như trên thì cần phải đến khám chuyên khoa cơ xương khớp và chuyên khoa tim mạch.
** Mẹ tôi năm nay 55 tuổi. 3 tháng gần đây, các ngón tay của mẹ tôi xưng to, các khớp ở đốt ngón tay, cổ tay đau nhức và cảm giác cứng, khó cử động. Mẹ tôi có đi khám và bác sĩ báo bị bệnh thoái hoa đa khớp. Mẹ tôi có dùng thuốc theo đơn, hàng ngày ngâm tay nước muối ấm nhưng bệnh đỡ không đáng kể. Mong bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách điều trị và loại thuốc uống hiệu quả được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (K.Liên, Hà Nội) - (K.Liên, 31 tuổi, Nữ , Ha Noi)
TS Nguyễn Mai Hồng: Theo như mô tả của bạn, thì mẹ bạn có thể mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis- Arthrite Rhumatoide) là bệnh được đặc trưng bởi viêmnhiều khớp đối xứng, thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và sự có mặtcủa yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. Tỉ lệ này tại miền Bắc Việt Nam,theo thống kê năm 2000 là 0,28%. Về lâm sàng, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổitrung niên, bệnh thường diễn biến mạn tính xen kẽ các đợt viêm cấp tính.
Trong các đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ. Đau kiểu viêm. Các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi. Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng. Trong các đợt tiến trển, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng này thường kéo dài trên một giờ. Thời gian này ngắn hoặc dài tuỳ theo mức độ viêm.
Về điều trị: Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng(thuốc chống viêm, thuốc giảm đau) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm-DMARD's ngay từ giai đoạn đầu của bệnh). Một số thuốc có nguồn gốc từ cao xương động vật như: cao rắn hổ mang, cao xương dê... cũng giúp phục hồi khớp rất tốt mà tránh được các tác dụng phụ trên dạ dày của các thuốc giảm đau thông thường. Hiện nay, Bách Xà là sản phẩm từ cao rắn hổ mang được nhiều người cao tuổi mắc bệnh xương khớp tin dùng.
Các thuốc điều trị có thể phải duy trì nhiều năm, thậm chí phải dùng thuốc suốt đời trên nguyên tắc số nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có hiệu quả. Như sản phẩm Bách Xà cũng nên được sử dụng ít nhất 2 tháng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Tuy nhiên, mẹ của bạn cần phải đến bệnh viện để chẩn đoán, xác định bệnh viêm khớp dạng thấp dựa theo một số xét nghiệm cơ bản (yếu tố dạng thấp RF, AntiCCP)….
** Xin cho hỏi, bệnh thấp khớp cấp và bệnh thấp tim có phải là một bệnh không? (Giang) - (Kiên Giang, 20 tuổi, Nữ , Hà Nội)
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Bệnh thấp khớp cấp và bệnh thấp tim thực ra là một bệnh. Bệnh có nguyên nhân nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nên. Bệnh thường hay gặp ở trẻ em từ 5-15 tuổi.
Bệnh thường bắt đầu bằng các triệu chứng viêm hầu họng cấp tính, họng bị sưng đỏ, amidan sưng to. Sau đó bệnh thường có biểu hiện viêm khớp, viêm tim. Trong dân gian, bệnh thường gọi là “liếm khớp đớp tim”. Bệnh nhân khi mắc bệnh này thường có biểu hiện sưng nóng, đỏ đau các khớp lớn và nhỡ như khớp gối, cổ chân, đồng thời có các biểu hiện tim mạch như khó thở khi gắng sức, môi tím tái, phù chân.
Để phòng bệnh cần giữ ấm cho trẻ vào mùa rét, quàng khăn, ăn các đồ ăn nóng. Không cho trẻ em kem trong mùa rét. Và khi có những biểu hiện như trên thì cần phải đến khám chuyên khoa cơ xương khớp và chuyên khoa tim mạch.
** Bác sĩ ơi, xin cho em hỏi, tại sao bệnh khớp lại phát triển vào thời tiết lạnh ạ? (Thanh Thảo) - (Thanh Thảo, 19 tuổi, Nữ , Hà Nội)
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: thường có sự gia tăng đột biến các trường hợp bệnh thấp khớp vào giai đoạn chuyển mùa như: Thu – Đông và Đông Xuân, đặc biệt là vào thời tiết lạnh.
Nguyên nhân là khi thời tiết lạnh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng khiến cho các yếu tố gây bệnh như: vi khuẩn, vi rut dễ dàng tấn công cơ thể.
Các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.
PGS. TS Nguyễn Nhược Kim |
PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Trong y học cổ truyền, quan niệm về nguyên nhân bệnh sinh trong các bệnh khớp mạn tính là do các nguyên nhân gây bệnh bên ngoài mà y học cổ truyền gọi là ngoại nhân, trong đó chủ yếu là: Phong, hàn, thấp xâm phạm vào bì phu, kinh lạc làm cho các khí và huyết vận hành trong mạch lạc bị tắt trở mà dẫn đến bệnh, trong đó hàn (hay lạnh) đóng một yếu tố quan trọng nên khi thời tiết lạnh và ẩm làm người bệnh đau tăng lên.
** Chồng em bị thoái hóa đốt sống cổ,phình lồi đĩa đệm,đốt sống cổ 3 và 4 dính vào nhau.đã chữa rất nhiều nơi nhưng không khỏi,giờ ngày càng đau,ảnh hưởng rất lớn đến công việc.giờ em phải làm thế nào? - (Minh Lan, 30 tuổi, Nữ , Ha Noi)
PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Trong các trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ lại kết hợp với phình lồi đĩa đệm. Đây là một trường hợp rất phức tạp và khó khăn cho điều trị. Ngoài những phương pháp điều trị bằng y học hiện đại thì y học cổ truyền có thể đóng vai trò hỗ trợ như sử dụng các phương pháp không dùng thuốc, châm cứu để giảm đau hoặc các phương pháp dùng thuốc như sử dụng bài thuốc cổ phương: Quyên tý thang, hoặc sản phẩm Bách Xà từ cao rắn hổ mang để điều trị.
** Bố tôi nam nay 52 tuổi, ông đã bị thoái hóa đốt sống cổ gần mừời năm nay, đã dùng rất nhiều thuốc mà không khỏi, tôi nghe nói Bách xà có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh này, vậy tôi muốn hỏi nếu dùng Bách xà thì nên sử dụng như thế nào để có hiệu quả nhất trong việc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ của bố tôi? Rất mong sớm nhận được hồi âm! Tôi xin chân thành cảm ơn! - (BBB, 32 tuổi, Nam , Ha noi)
PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Bách Xà là một chế phẩm thuốc y học cổ truyền được sản xuất dưới dạng viên nang dễ sử dụng và bảo quản gồm có: Cao rắn hổ mang, cao xương dê kết hợp với các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng khu phong trừ thấp hoạt huyết bổ thận như: Độc hoạt, phòng phong, tang ký sinh, đỗ trọng, ngưu tất, quế chi, đương quy. Có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp. Mỗi một ngày có thể uống từ 6 – 8 viên chia làm hai lần. Chú ý: Đây là sản phẩm có hiệu quả tốt nhất với các bệnh cơ xương khớp mạn tính.
** Thưa bác sỹ, thỉnh thoảng tôi hay bị mỏi lưng và mỏi vai gáy. Thậm chí có buổi tối, người tôi lâm vào tình trạng mất thăng bằng, mất ngủ. Vậy tô iphải làm để hạn chế tình trạng này hoặc đi khám ở đâu? (Bích Liên – 35 tuổi)
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: tình trạng đau mỏi xương khớp, mất thăng bằng, mất ngủ của bạn có thể liên quan đến sự quá tải trong công việc và cuộc sống (hay còn gọi là stress). Do vậy, bạn cần phải có chế độ làm việc hợp lý, giảm tải tránh căng thẳng trong công việc. Bạn cũng cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ. Bạn cũng nên khám ở chuyên khoa cơ xương khớp hay thần kinh. Để các bác sỹ cho bạn lời khuyên tốt nhất.
Bạn không nói rõ bạn làm nghề gì nên khó trả lời chính xác cho bạn.
Nếu bạn làm việc kéo dài ở một tư thế có thể gây mỏi lưng, hoặc nếu bạn sử dụng máy tính nhiều hoặc stress trong công việc có thể gây mỏi vai gáy, mất ngủ. Chính vì vậy, bạn nên có chế độ làm việc và lao động hợp lý, tránh giữ cột sống ở tư thế cố định trong một thời gian dài, mỗi sau 30 phút làm việc ở một tư thế bạn nên vận động nhẹ nhàng.
Nếu bạn lao động nặng thì cũng nên tránh cho cột sống chịu công việc quá tải (bê vác quá nặng), tránh các động tác nặng đột ngột, vặn người, nếu bạn béo phì thì phải giảm cân).
Trong trường hợp bạn bị mất thăng bằng kéo dài và đau cột sống cổ bạn cần đến bệnh viện chụp x-quang để chẩn đoán xác định bệnh ly khác kèm theo (thoát vị, thoái hóa đĩa đệm cốt sống cổ….).
** Xin bác sỹ cho biết liệu chăm chỉ tập thể dục có làm giảm nguy cơ về bệnh xương khớp không và nếu có thì những môn thể thao nào phù hợp với phụ nữ. - (Lan Hương, 30 tuổi, Nữ , Ha Noi)
TS Nguyễn Mai Hồng: Bạn chăm tập thể dục thì rất tốt vì có tác dụng làm săn chắc các cơ gần khớp, có tác dụng bảo vệ khớp, tuy nhiên bạn cần phải tập theo đúng cách, không nên tập những động tác gây tải trọng nhiều cho khớp như nhảy dây (nếu bạn 30 tuổi), đi bộ vừa phải, đạp xe, bơi lội là những môn thể thao rất tốt nhằm giảm nguy cho bệnh xương khớp về sau nay mà tránh cho khớp không bị quá tải bởi trọng lượng cơ thể.
** Thưa bác sỹ, thỉnh thoảng tôi hay bị mỏi lưng và mỏi vai gáy. Thậm chí có buổi tối, người tôi lâm vào tình trạng mất thăng bằng, mất ngủ. Vậy tô iphải làm để hạn chế tình trạng này hoặc đi khám ở đâu? (Bích Liên – 35 tuổi)
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: tình trạng đau mỏi xương khớp, mất thăng bằng, mất ngủ của bạn có thể liên quan đến sự quá tải trong công việc và cuộc sống (hay còn gọi là stress). Do vậy, bạn cần phải có chế độ làm việc hợp lý, giảm tải tránh căng thẳng trong công việc. Bạn cũng cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ. Bạn cũng nên khám ở chuyên khoa cơ xương khớp hay thần kinh. Để các bác sỹ cho bạn lời khuyên tốt nhất.
** Xin bác sỹ cho biết, liệu chăm chỉ tập thể dục có làm giảm nguy cơ về bệnh xương khớp không và nếu có thì những môn thể thao nào phù hợp với phụ nữ?
PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Tập thể dục thường xuyên là một biện pháp hữu hiệu để làm giảm nguy cơ về bệnh xương khớp. Việc tập luyện khiến cơ bắp được phát triển, các khớp linh hoạt, dịch khớp tiết ra đầy đủ làm khớp được bôi trơn. Việc tập luyện còn khiến xương tăng cường hấp thu canxi làm cho xương trở nên chăc khỏe.
Việc tập luyện còn ảnh hưởng tốt đến các hệ tinh mạch, thần kinh giúp cho chúng ta có thể đảm bảo tốt được các hoạt động hàng ngày và lao động.
Những môn thể thao phù hợp với phụ nữ là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập thể dục thẩm mỹ, bóng bàn, cầu lông. Một khi bạn có triệu chứng đau xương khớp thì không nên chơi các môn thể thao đối kháng và mạnh như: Bóng đá, võ, cự tạ, chạy đường dài…
** Xin bác sỹ cho biết, tác dụng của cao ngựa bạch, cao hổ cốt và cao bách xà. Tôi nghe nói, phụ nữ sau khi sinh dùng các loại cao này rất tốt, tăng cường sức khỏe, canxi. Xin bác sỹ cho lời khuyên?
PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Tất cả các cao được nấu từ xương động vật trong y học cổ truyền có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh khớp mãn tính và góp phần tăng cương sức khỏe như cao ngựa bạch, cao trăn, cao bách xà, cao dê….
Riêng cao hổ cốt, trước có được sử dụng trong y học cổ truyền nhưng nay hổ nằm trong sách đỏ bảo vệ động vật quý hiếm của thế giới, cho nên cao hổ cốt hiện nay không được sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng các loại cao khác nấu từ xương động vật cũng có những tác dụng rất tốt.
Buổi tư vấn trực tuyến kết thúc lúc 15h55'. Bạn đọc quan tâm đến chủ đề này có thể gửi câu hỏi hoặc liên hệ theo số điện thoại 04.3995.3901 (trong giờ hành chính) để được giải đáp. Và có thể tham khảo thêm thông tin tại trang web http://namduoc.vn Xin trân trọng cảm ơn!/.