ASEAN phải là “mỏ neo” hòa bình và ổn định toàn cầu

VOV.VN - Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 17 và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ 10 diễn ra tại thủ đô Jakarta từ ngày 15-17/11/2023.

Là một sự kiện quan trọng trong năm chủ tịch ASEAN, chuỗi hội nghị một lần nữa là cơ hội để các quan chức quốc phòng hàng đầu khu vực cũng như đối tác thảo luận biện pháp thực hiện hóa chủ đề “Hòa bình, Thịnh vượng và An ninh” trong năm chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) 2023 của Indonesia, hướng tới mục tiêu chung đưa ASEAN trở thành mỏ neo hòa bình và ổn định toàn cầu.

ASEAN đoàn kết trước các thách thức

Diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với những thách thức, các Hội nghị dự kiến thảo luận về những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột, khủng bố, an ninh, biến đổi khí hậu… Vấn đề Biển Đông cũng được cho là một trong những chủ đề được quan tâm trong bối cảnh xuất hiện nhiều diễn biến mới, với căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tiềm ẩn nguy cơ xảy ra va chạm, hay các vấn đề nóng khu vực cùng quan tâm khác như khủng hoảng Myanmar, xung đột Nga-Ukraine, bất ổn ở Trung Đông… 

Trong các thách thức khu vực và toàn cầu đang nổi lên, các nước ASEAN vẫn khẳng định cách tiếp cận đó là thúc đẩy đàm phán và đối thoại để tìm ra hướng giải quyết, giữ vững vai trò trung tâm và định hướng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề. 

Trung tướng Donny Ermawan Taufanto, Tổng Thư ký Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết, Indonesia với vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) 2023 lấy chủ đề "Hòa bình, Thịnh vượng và An ninh" phản ánh cam kết chung của các nước ASEAN thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng khu vực:

"Các cuộc thảo luận trong thời gian qua diễn ra trên nguyên tắc tôn trọng, hiểu biết và hợp tác lẫn nhau. Bằng cách tìm kiếm nền tảng và sự hiểu biết chung, các nước ASEAN có thể vượt qua những trở ngại và đưa ra các biện pháp phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của cộng đồng ASEAN. Bằng cách làm việc cùng nhau và đặt sự đoàn kết của ASEAN làm ưu tiên hàng đầu, chúng ta có thể gạt bỏ những khác biệt sang một bên trong khi tiếp tục duy trì các lợi ích quốc gia của mình. Chỉ khi đó, các nước mới có sự chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những thách thức phía trước", ông Taufanto nhấn mạnh.

Phát huy sức mạnh đối tác

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus) thời gian qua đã chứng minh là một cơ chế hữu ích và hiệu quả, là cơ hội để các nước gặp gỡ, trao đổi quan điểm và xây dựng sự đồng thuận và hiểu biết lẫn nhau giữa ASESAN và các đối tác. Vì vậy tại các hội nghị  Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng lần thứ 10 này các nước sẽ tiếp tục thúc đẩy cơ chế hợp tác thực chất thông qua các Nhóm chuyên gia ADMM+; ghi nhận mong muốn của các Đối tác đối thoại đóng góp vào an ninh và ổn định khu vực.

Trong cơ chế với các đối tác đối thoại, ASEAN vẫn khẳng định những lập trường chính để giải quyết các vấn đề. Theo đó, tình hình địa chính trị hiện nay có thể và nên được giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán, tránh việc sử dụng vũ lực.  Thứ hai, ASEAN sẽ tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang định hình.

Trong khuôn khổ hội nghị năm nay đáng chú ý có Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng không chính thức ASEAN-Mỹ, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Nhật Bản. Cuộc họp ASEAN-Mỹ sẽ tập trung thảo luận về cơ hội mở rộng quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng 1 năm sau khi hai bên nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Phía Mỹ cho biết sẽ tiếp tục khẳng định cam kết sâu sắc trong việc hợp tác cùng với các đồng minh và đối tác ASEAN để thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Dư luận hiện cũng đặc biệt quan tâm đến khả năng cuộc gặp giữa quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ- Trung bên lề hội nghị, khi các quan chức Mỹ cho biết  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang tìm kiếm một cuộc gặp với quan chức quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc bên lề Hội nghị trong bối cảnh hai nước đang cố gắng làm dịu đi mối quan hệ căng thẳng song phương.

Dấu ấn quốc phòng của nước chủ tịch Indonesia

Đảm nhận chức Chủ tịch ASESAN 2023, Indonesia phải đối mặt với những thách thức, cả từ góc độ địa chính trị cũng như kinh tế. Trước tiên, thách thức đến từ sự cạnh tranh của các nước lớn như giữa Mỹ - Trung Quốc; Mỹ - Nga, có thể đe dọa sự ổn định khu vực, làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN. Vì vậy, chiến lược của Indonesia là cần tăng cường năng lực và thể chế của ASEAN  có khả năng ứng phó với các thách thức cũng như củng cố vị thế của ASEAN là trung tâm tăng trưởng kinh tế của khu vực.

Trong nhiệm kỳ 2023, Indonesia là quốc gia đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy việc thực hiện Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, qua đó khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc thiết lập “luật chơi” với các đối tác ngoài khu vực trên nguyên tắc hợp tác, cởi mở, minh bạch, tôn trọng luật pháp quốc tế và tôn trọng lẫn nhau.  Ngoài ra, Indonesia cũng tăng tốc các cuộc đàm phán về xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Sau vài năm gián đoạn, việc khởi động đàm phán COC có ý nghĩa lớn trong bối cảnh tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, cần có sự tham gia của các bên để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

Ngoài ra, các hoạt động hợp tác thực tiễn trong lĩnh vực quốc phòng giữa các nước ASEAN cũng được tăng cường trong năm nay bao gồm các nước ASEAN lần đầu tiên tổ chức một cuộc tập trận chung trên biển. Các lĩnh vực như an ninh hàng hải, nhân đạo, hỗ trợ và cứu trợ thiên tai, chống khủng bố, quân y, an ninh mạng… cũng đi vào chiều sâu và hoạt động hiệu quả hơn.

Với chủ đề “Hòa bình, Thịnh vượng và An ninh”,  nước chủ tịch Indonesia mong muốn ASEAN là mỏ neo cho hòa bình và ổn định toàn cầu thông qua hợp tác chứ không phải là khu vực đại diện cho bất kỳ quyền lực nào, để ASEAN có thể trở thành một khu vực mạnh mẽ, toàn diện và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Phan Văn Giang dự Hội nghị ADMM+ lần thứ 9
Bộ trưởng Phan Văn Giang dự Hội nghị ADMM+ lần thứ 9

VOV.VN - Hôm nay (23/11), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 9 đã diễn ra tại Siem Reap, Campuchia.

Bộ trưởng Phan Văn Giang dự Hội nghị ADMM+ lần thứ 9

Bộ trưởng Phan Văn Giang dự Hội nghị ADMM+ lần thứ 9

VOV.VN - Hôm nay (23/11), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 9 đã diễn ra tại Siem Reap, Campuchia.

Quan điểm của ASEAN về Biển Đông là rõ ràng, UNCLOS cần được ưu tiên
Quan điểm của ASEAN về Biển Đông là rõ ràng, UNCLOS cần được ưu tiên

VOV.VN - Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 phải được các bên liên quan tại Biển Đông tuân thủ. Đây là khẳng định của Ngoại trưởng Indonesia Retno Masurdi – nước chủ tịch ASEAN 2023 đưa ra hôm qua tại Diễn đàn truyền thông ASEAN lần thứ 7 tại thủ đô Jakarta.

Quan điểm của ASEAN về Biển Đông là rõ ràng, UNCLOS cần được ưu tiên

Quan điểm của ASEAN về Biển Đông là rõ ràng, UNCLOS cần được ưu tiên

VOV.VN - Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 phải được các bên liên quan tại Biển Đông tuân thủ. Đây là khẳng định của Ngoại trưởng Indonesia Retno Masurdi – nước chủ tịch ASEAN 2023 đưa ra hôm qua tại Diễn đàn truyền thông ASEAN lần thứ 7 tại thủ đô Jakarta.

Trung Quốc và ASEAN khởi động vòng đọc văn kiện thứ ba dự thảo COC
Trung Quốc và ASEAN khởi động vòng đọc văn kiện thứ ba dự thảo COC

VOV.VN - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 21 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) tổ chức tại Bắc Kinh hôm nay (26/10), Trung Quốc và ASEAN đã chính thức khởi động vòng đọc văn kiện lần thứ ba dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trung Quốc và ASEAN khởi động vòng đọc văn kiện thứ ba dự thảo COC

Trung Quốc và ASEAN khởi động vòng đọc văn kiện thứ ba dự thảo COC

VOV.VN - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 21 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) tổ chức tại Bắc Kinh hôm nay (26/10), Trung Quốc và ASEAN đã chính thức khởi động vòng đọc văn kiện lần thứ ba dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).