Mỹ từng có ý định ném bom nguyên tử Triều Tiên
VOV.VN - Cách đây hơn 70 năm, trong Chiến tranh Triều Tiên, quân Mỹ đã chuyển sang phòng ngự, Tổng thống Truman đưa ra lời đe dọa được che đậy kín đáo về việc sử dụng bom nguyên tử chống lại Triều Tiên.
Bối cảnh chung
Chiến tranh Triều Tiên chứng kiến 3 mốc quan trọng trong năm 1950. Đầu tiên là cuộc đưa quân ồ ạt của Triều Tiên qua vĩ tuyến 38 vào tháng 6, làm leo thang một cuộc xung đột đã kéo dài vài năm. Cuộc đổ bộ của Mỹ tại Incheon vào tháng 9 và 15 quốc gia theo họ tham gia cuộc chiến đã buộc quân Triều Tiên ở thế phòng thủ. Cuối tháng 10, sự can thiệp của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã kết thúc cuộc tấn công của Đồng minh và buộc các lực lượng của Liên Hợp Quốc phải lùi ra ngoài vĩ tuyến 38.
Các lực lượng của Triều Tiên đã đánh bại các lực lượng của Hàn Quốc, Mỹ và Liên Hợp Quốc, buộc họ phải rút lui về một khu vực nhỏ ở góc Đông Nam của bán đảo. Bất chấp sự hỗ trợ đường không và đường biển, một viễn cảnh hiển hiện là các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn sẽ bị đẩy ra biển.
Khi lực lượng Mỹ rút lui khỏi cuộc tấn công dữ dội của Trung Quốc qua sông Áp Lục, Tướng Douglas MacArthur đã kêu gọi các cuộc tấn công đường không chiến lược chống lại Trung Quốc. Nhiều người tin rằng điều này nhất thiết phải bao gồm bom nguyên tử, "lợi thế bất đối xứng" của Mỹ lúc bấy giờ. Bất chấp những tiến bộ vượt bậc mà Liên Xô đã đạt được trong chương trình nguyên tử của mình, Mỹ vẫn có được lợi thế to lớn về tổng số vũ khí nguyên tử và phương tiện sử dụng.
Cục diện chiến tranh
Đến năm 1950, Mỹ có gần 300 quả bom Mark 4 và các máy bay ném bom có khả năng sử dụng những quả bom này. Hệ thống căn cứ trên toàn thế giới cho phép các máy bay ném bom xuống hầu hết các thành phố lớn trên hành tinh. Liên Xô chỉ mới tiến hành vụ nổ nguyên tử thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8/1949. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều không có căn cứ hoặc máy bay ném bom cần thiết để đe dọa trực tiếp Mỹ. Nếu Mỹ quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Triều Tiên, họ có thể làm mà không bị tấn công trả đũa.
Nghiên cứu gần đây đã tiết lộ những lý do khác khiến Mỹ chống lại việc sử dụng bom nguyên tử. Trong khi một số người tin rằng Mỹ đã đơn phương kiềm chế trong cuộc chiến, trên thực tế, cả hai bên đều thận trọng tích lũy sức mạnh của mình. Giới chức quân sự Mỹ lo ngại chiến tranh leo thang sẽ khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên không thể cứu vãn được. Trung Quốc duy trì một lực lượng mặt đất và không quân dự trữ đáng kể, họ có thể ném vào cuộc chiến nếu Mỹ quyết định đẩy mạnh cuộc chiến.
Có lẽ quan trọng hơn, Liên Xô có thể gây ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều đến cuộc xung đột, thông qua việc đẩy mạnh chuyển giao thiết bị cho Trung Quốc và Triều Tiên, hoặc thông qua việc triển khai trực tiếp các lực lượng trên bộ, không quân và hải quân của Liên Xô. Nếu Mỹ quyết định dốc toàn lực, Hồng quân có đủ sức mạnh để xóa sổ các lực lượng Mỹ tại lục địa Đông Á, cắt đứt đường rút lui của Mỹ khỏi Hàn Quốc. Sự leo thang hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên có thể sẽ gây ra khủng khiếp cho tất cả các bên liên quan.
Mỹ sẽ gây ra nỗi đau khủng khiếp cho một lợi thế chiến lược không chắc chắn. Những ảnh hưởng và tác động tàn khốc sau vụ thả vũ khí hạt nhân của 'Little Boy' và 'Fat Man' trong Thế chiến II vẫn còn ám ảnh châu Á vào năm 1950. Trong khi hầu hết các nhà sử học đồng ý rằng những quả bom đã kết thúc chiến tranh ở Thái Bình Dương một cách nhanh chóng, nhưng cái giá phải trả cho nhân loại là rất lớn. Hơn 200.000 người chết vì cả 2 quả bom, đa số là dân thường, không bao gồm những tàn phá và hư hỏng vĩnh viễn do tác động của bom gây ra.
Điều khiến mọi người thất vọng là Trung Quốc tấn công dữ dội các lực lượng Mỹ và Liên Hợp Quốc bắt đầu từ ngày 26/11/1950. Quân Trung Quốc đã nhanh chóng dập tắt hy vọng tất cả quân đội sẽ về nhà vào dịp Giáng sinh. Ngày 30/11/1950, Tổng thống Mỹ Truman đã đưa ra lời đe dọa được che đậy kín đáo về việc sử dụng bom nguyên tử chống lại Triều Tiên. Nhiều cố vấn đáng tin cậy nhất của Tổng thống Mỹ cho là rủi ro và liều lĩnh. Ngoài MacArthur, không ai tin rằng Chiến dịch Chromite sẽ thành công.
Tại sao Mỹ không ném bom hạt nhân Triều Tiên?
Mỹ không coi cuộc chiến ở Triều Tiên là quan trọng đối với họ. Thay vào đó, Washington coi cuộc chiến trên bán đảo này là một điểm nhấn trong cuộc đấu tranh toàn cầu với Liên Xô và các nước chư hầu của Moscow. Toàn bộ cuộc chiến và tất cả các hoạt động ngoại giao hạt nhân liên quan của nó đã được nhìn qua lăng kính đó. Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra với Hàn Quốc? Đúng hơn là, liệu Liên Xô có can thiệp vào Triều Tiên? Liệu Trung Quốc có lợi dụng sự mất tập trung để xử lý vấn đề Đài Loan? Thậm chí, liệu điều này có làm suy yếu mối quan hệ chiến lược đặc biệt của Mỹ với đồng minh quan trọng của họ là Anh?
Theo cách nhìn nhận này, đó là một tình tiết có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới. Vũ khí nguyên tử - vũ khí đặc biệt của Mỹ được các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao coi không phải là vũ khí của chiến tranh, mà là công cụ của ngoại giao. Theo đó, và trái ngược với logic rằng việc sử dụng những vũ khí này sẽ thể hiện sức mạnh và quyết tâm của Mỹ, niềm tin chiếm ưu thế là chỉ cần di chuyển chúng có thể gửi những tín hiệu thích hợp.
Phản ứng ngày càng tăng đối với việc sử dụng thực tế trong giới lãnh đạo dân sự đã được củng cố bởi sự đồng thuận đang phát triển trong quân đội rằng giá trị răn đe chung của vũ khí nguyên tử không được sử dụng vượt xa những lợi ích có thể mang lại. Đó là lý do tại sao Mỹ không sử dụng vũ khí hạt nhân vào năm 1950 và bản thân cuộc chiến đã kết thúc trong một loại bế tắc, hai miền Triều Tiên không được thống nhất như mong đợi. Để đảm bảo an toàn cho biên giới và Hàn Quốc, quân đội Mỹ vẫn ở lại dọc khu phi quân sự cho tới nay.
Từ lâu, cấm vũ khí hạt nhân đã là mục tiêu của những người phản đối chiến tranh, nhưng ngày nay tiếng nói của họ đông đảo hơn. Khoảng 49% người Mỹ nghĩ rằng Mỹ nên loại bỏ vũ khí hạt nhân của mình trong khi 32% tin điều ngược lại. Triều Tiên đã nghiên cứu vũ khí hạt nhân kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, vốn cướp đi sinh mạng của 2,5 triệu người, 37.000 trong số đó là người Mỹ. Mặc dù vũ khí nguyên tử đã không được sử dụng kể từ Thế chiến II, mối đe dọa về sức tàn phá tuyệt đối của nó chưa bao giờ trở nên hiện thực hơn hiện nay./.