Những chiến trường khắc nghiệt nhất trong lịch sử chiến tranh

VOV.VN - Các lợi thế số quân hoặc vũ khí trang bị là yếu tố quyết định trong một trận đánh, nhưng không phải khi nào người ta cũng có thể chọn chiến trường để chiến đấu. Dưới đây là năm chiến trường khắc nghiệt nhất trong lịch sử.

1. Passchendaele, Thế chiến I

Trận Passchendaele còn có tên khác là trận Ypres lần thứ 3, là một chiến dịch trong Thế chiến I, diễn ra giữa Đồng Minh chống lại Đế quốc Đức. Trận đánh diễn ra ở Mặt trận phía Tây, từ tháng 7/11/1917, nhằm kiểm soát dãy núi nằm ở phía nam và đông thành phố Ypres, thuộc vùng West Flanders của Bỉ. Khu vực xung quanh Passchendaele ban đầu là vùng đầm lầy mặn.

Khi bị đạn pháo và hệ thống chiến hào mặt trận phía tây Thế chiến I cày xới, hệ sinh thái mong manh của khu vực này nhanh chóng biến thành một địa ngục lầy lội, một biển bùn làm nhiều quân lính bị chết lún. Khi một người lính rơi xuống bùn, đồng đội sẽ không thể giúp được. Đôi khi họ buộc phải bắn những người lính bị rơi xuống bùn để những người đó khỏi bị cái chết chậm chạp do nghẹt thở hành hạ.

2. Hồ Chosin, chiến tranh Triều Tiên

Trận hồ Chosin, hay còn gọi là trận hồ Trường Tân là một trận đánh nổi tiếng trong chiến tranh Triều Tiên. Trận chiến diễn ra khoảng một tháng sau khi Tập đoàn quân số 9 của quân Chí nguyện Trung Quốc xâm nhập vào vùng Đông Bắc Triều Tiên. Ngày 27/11/1950, các lực lượng Trung Quốc bất ngờ tấn công Quân đoàn X của Mỹ tại khu vực hồ Chosin.

Từ ngày 27/11 tới ngày 13/12/1950, lính Liên Hợp Quốc bị 10 sư đoàn với khoảng 120.000 lính Trung Quốc dưới quyền chỉ huy của Tống Thì Luân bao vây và tấn công. Cuộc chiến khốc liệt kéo dài 17 ngày trong thời tiết giá rét.

Quân Liên Hợp Quốc chiến đấu với đối phương đông hơn gấp bội, trong tuyết dày đến thắt lưng, nhiệt độ -27 độ C. Các đơn vị Liên Hợp Quốc đã vừa đánh vừa rút lui và thoát vây tới cảng Hungnam, gây thiệt hại lớn cho phía Trung Quốc.

3. Bougainville, Thế chiến II

Chiến dịch Bougainville là một loạt các trận đánh của chiến dịch Thái Bình Dương giữa lực lượng Đồng minh và Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến II, được đặt tên theo đảo Bougainville. Nó là một phần chiến dịch Cartwheel của Đồng minh ở Bắc Solomons (Nam Thái Bình Dương), gồm hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên, quân Mỹ đổ bộ và giữ vành đai xung quanh bãi biển Torokina, từ tháng 11/1943 đến tháng 11/1944. Giai đoạn hai, quân Australia tấn công. Khi quân Đồng minh chiến đấu để chiếm lại quần đảo Solomon từ tay người Nhật, một trong những trận đánh khó khăn nhất đối với họ là cuộc tái chiếm New Guinea, diễn ra trong gần hai năm.

Các lực lượng Mỹ đã củng cố khả năng phòng thủ trân hòn đảo. Họ tác chiến trên một chiến trường bùn sâu đến đầu gối, bụi rậm nhiệt đới đen tối và tán cây rậm rạp nên không có sự hỗ trợ từ trên không. Khi chuyển sang mùa mưa, điều kiện chiến trường càng trở nên tồi tệ hơn, cho đến khi quân Nhật đầu hàng vào tháng 8/1945.

4. Rzhev, Thế chiến II

Chiến dịch trên Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma là hoạt động quân sự lớn trong Chiến tranh Liên Xô-Đức do các Phương diện quân Miền Tây, Kalinin và Bryansk cùng với cánh phải Phương diện quân Tây Bắc của Hồng quân Liên Xô chống lại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức Quốc xã, diễn ra từ ngày 8/1/1942 đến 31/3/1943.

Mục đích trọng tâm của Hồng quân tại đây là nhằm thanh toán “u nhọt Rzhev”, một vòng cung rộng và nguy hiểm ăn sâu vào tuyến phòng thủ của Quân đội Liên Xô tại vùng phụ cận phía tây Moscow. Trong khi đó, quân Đức quyết giữ vững cứ điểm này cho rằng “Rzhev là tiền đồn của mặt trận phía đông”. Các chiến dịch tại đây diễn ra khốc liệt và bất phân thắng bại với thương vong rất lớn đối với cả hai bên, được người Nga mệnh danh là “cối xay thịt Rzhev”.

Trong suốt chiến dịch, Quân đội Liên Xô đã giam chân Tập đoàn quân xe tăng 2, Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9 của quân đội Đức Quốc xã tại đây, ngăn Đức rút các tập đoàn quân này đến hướng chiến lược tây nam, đặc biệt quan trọng của mặt trận Xô-Đức trong những năm 1942-1943.

Rzhev đã chứng kiến ​​3,6 triệu quân Liên Xô đánh nhau với hơn 1,6 triệu quân Đức. Sau hơn 1 năm chiến đấu ròng rã với những thiệt hại rất lớn; xác chết chất thành ba lớp; nhiều thi thể trôi nổi trong các vũng nước sâu đến thắt lưng sau những cơn mưa lớn. Ngày 31/3/1943, quân đội Liên Xô giải phóng khu vực Rzhev-Sychyovka-Vyazma, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ đe dọa thủ đô Moscow./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không gian - "Chiến trường" mới giữa các cường quốc
Không gian - "Chiến trường" mới giữa các cường quốc

VOV.VN - Không gian đang chứng kiến một cuộc chạy đua quyết liệt giữa các cường quốc. Mới nhất là việc Nga thử tên lửa hủy vệ tinh đã khiến Mỹ, châu Âu và NATO lên tiếng cảnh báo.

Không gian - "Chiến trường" mới giữa các cường quốc

Không gian - "Chiến trường" mới giữa các cường quốc

VOV.VN - Không gian đang chứng kiến một cuộc chạy đua quyết liệt giữa các cường quốc. Mới nhất là việc Nga thử tên lửa hủy vệ tinh đã khiến Mỹ, châu Âu và NATO lên tiếng cảnh báo.

“Chiến tranh xanh” - sử dụng vũ khí thân thiện với môi trường
“Chiến tranh xanh” - sử dụng vũ khí thân thiện với môi trường

VOV.VN - Sử dụng đạn chì kim loại gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người, nhưng việc sử dụng vũ khí thân thiện với môi trường cũng sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới.

“Chiến tranh xanh” - sử dụng vũ khí thân thiện với môi trường

“Chiến tranh xanh” - sử dụng vũ khí thân thiện với môi trường

VOV.VN - Sử dụng đạn chì kim loại gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người, nhưng việc sử dụng vũ khí thân thiện với môi trường cũng sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới.

Những bức ảnh hiếm về Chiến tranh thế giới thứ nhất
Những bức ảnh hiếm về Chiến tranh thế giới thứ nhất

VOV.VN - Chiến tranh thế giới thứ nhất là một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử. Dưới đây là những hình trong cuộc chiến mà có thể bạn chưa từng thấy.

Những bức ảnh hiếm về Chiến tranh thế giới thứ nhất

Những bức ảnh hiếm về Chiến tranh thế giới thứ nhất

VOV.VN - Chiến tranh thế giới thứ nhất là một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử. Dưới đây là những hình trong cuộc chiến mà có thể bạn chưa từng thấy.

Chiến tranh hiện đại vẫn có cận chiến đẫm máu chứ không chỉ bấm nút để đánh từ xa?
Chiến tranh hiện đại vẫn có cận chiến đẫm máu chứ không chỉ bấm nút để đánh từ xa?

VOV.VN - Mặc dù công nghệ vũ khí hiện nay đã phát triển vô cùng, giới lãnh đạo Lục quân Mỹ vẫn cho rằng lối đánh cận chiến trên bộ vẫn có vị trí quan trọng trong tác chiến hiện đại.

Chiến tranh hiện đại vẫn có cận chiến đẫm máu chứ không chỉ bấm nút để đánh từ xa?

Chiến tranh hiện đại vẫn có cận chiến đẫm máu chứ không chỉ bấm nút để đánh từ xa?

VOV.VN - Mặc dù công nghệ vũ khí hiện nay đã phát triển vô cùng, giới lãnh đạo Lục quân Mỹ vẫn cho rằng lối đánh cận chiến trên bộ vẫn có vị trí quan trọng trong tác chiến hiện đại.