Quy trình của Nga ứng phó với đòn tấn công hạt nhân nếu xảy ra

VOV.VN - Thế đối đầu hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh đã qua nhưng chính phủ Nga vẫn chuẩn bị quy trình phản ứng khi trúng tên lửa hạt nhân của đối phương.

Kể từ khi thế giới chứng kiến uy lực kinh hoàng của vũ khí hạt nhân được sử dụng để tấn công Nhật Bản vào tháng 8/1945, chính phủ nhiều nước đã vạch ra các kế hoạch dự phòng về những gì phải làm khi đối mặt một cuộc tấn công như thế.

Đương nhiên Nga cũng có một kế hoạch như vậy. RBTH đã dựa trên các nguồn thông tin mở, các tin tức truyền thông và các văn bản chính thức của nhà nước để ráp thành một quy trình phản ứng đầy đủ đến từng phút.

Hình ảnh minh họa về một cuộc tấn công hạt nhân vào đô thị. Ảnh: TectoGizmo.

Thời Chiến tranh Lạnh, đối thủ hạt nhân chính của Nga (Liên Xô) là Mỹ. Ngày nay, một thời gian rất dài sau khi thế đối đầu hạt nhân này chấm dứt thì các chuyên gia lại ước đoán rằng khung thời gian cho một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra với Nga là khoảng 18h (tức 6h tối). Vào thời điểm này, bên Mỹ đang là buổi sáng còn ở Nga là chiều tối và vào lúc này, nhiều người dân Nga đang kẹt trên đường về nhà.

18h01

Ngay sau khi phát hiện ra một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga, Hệ thống Cảnh báo Sớm của Nga sẽ gửi tín hiệu tới Trung tâm Chỉ huy Phòng thủ Tên lửa. Hệ thống cảnh báo này, gồm radar và vệ tinh sẽ báo về vị trí gốc phóng tên lửa hạt nhân cũng như tốc độ và hành trình tên lửa đó. Hệ thống này cũng ước tính thời gian tên lửa đánh trúng mục tiêu.

18h02

Nếu quân đội xác nhận đúng là Nga đã bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân (chứ không phải là lỗi máy tính) thì chính phủ và người dân sẽ chỉ có 30 phút để chuẩn bị cho việc tên lửa va chạm vào lãnh thổ Nga nếu tên lửa phóng đi từ lục địa Bắc Mỹ và thời gian còn ít hơn hẳn nếu tên lửa phóng đi từ tàu ngầm ở Bắc Băng Dương. Tất nhiên, nếu đây là vụ tấn công hạt nhân của những kẻ khủng bố thì thời gian chỉ còn vài giây.

18h05

Vào lúc này quân đội sẽ bắt đầu sơ tán Tổng thống và các quan chức chính phủ tới các nơi an toàn.

Mặc dù vị trí sơ tán cụ thể là điều bí mật, RBTH biết rằng Tổng thống Nga có một số lựa chọn.

Được biết đến nhiều nhất có lẽ là chiếc “Máy bay Ngày tận thế”. Đây là chiếc phi cơ Tupolev Tu-214SR có chức năng tương tự chiếc Air Force One (Không lực Một) của Mỹ - giữ an toàn cho Tổng tư lệnh đất nước và bảo đảm ông có thể liên lạc liên tục với quân đội quốc gia.

Điện Kremlin có 3 chiếc máy bay như thế, với tổng trị giá khoảng 130 triệu euro.

18h10

Đến lúc này, Tổng thống Nga có thể lựa chọn kích hoạt hệ thống Perimeter khét tiếng. Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tự động hóa hoàn toàn này được biết đến với biệt danh “Bàn tay Tử thần” do vai trò đáng sợ của nó: bảo đảm một cuộc tấn công trả đũa dù cho đất nước đã bị hủy diệt hay cơ cấu chỉ huy và kiểm soát của chính quyền bị trục trặc, hoặc không còn ai sống sót để đưa ra lệnh trả đũa.

18h11

Hệ thống Perimeter bắt đầu quá trình phức tạp là theo dõi hoạt động địa chấn, phóng xạ, và khí áp để tìm ra dấu hiệu về các vụ nổ hạt nhân trên lãnh thổ Nga. Hệ thống đó cũng khởi động việc theo dõi cường độ liên lạc quân sự để tìm ra dấu hiệu báo động sẽ diễn ra sau một cuộc tấn công hạt nhân.

18h12

Phần còn lại của chính phủ có thể sẽ sơ tán cùng Tổng thống. Cũng giống như ở Mỹ, nơi có sẵn quy trình về việc kế nhiệm các vị trí trong chính phủ, Nga có một hệ thống kế vị trong trường hợp quyền Tổng thống không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Thủ tướng Nga là người đầu tiên trong danh sách kế vị Tổng thống.

Vị trí ẩn náu của các quan chức cấp cao trong trường hợp nổ ra tấn công hạt nhân vẫn là bí mật nhưng người ta đã biết rõ rằng thủ đô Moscow có nhiều boong-ke xây dựng dưới thời Stalin.

Một số boong-ke như vậy như boong-ke số 42 tại ga tàu điện ngầm Taganskaya đã không còn duy trì chức năng nữa và giờ là điểm thu hút du khách. Nhưng nhiều boong-ke vẫn còn nguyên.

Dự án bí mật có mật danh D-6, hay được biết đến với cái tên Metro-2, đã nhận được nhiều đồn đoán liên quan đến đường thoát hiểm dành cho giới chức Nga.

18h15

Các công dân được thông báo về vụ tấn công sắp tới. Ở Nga, Bộ Các tình trạng Khẩn cấp được trao nhiệm vụ quản lý hậu cần cho kịch bản “ngày tận thế”.

Trong trường hợp xảy ra tấn công, Bộ này mong muốn sơ tán người dân khỏi các thành phố lớn về nông thôn nhưng cách này tốn nhiều thời gian và không thể thực hiện được nếu thông báo gấp. Thay vào đó, Bộ này có kế hoạch khả thi hơn là sử dụng các hầm tránh bom.

Hệ thống tàu điện ngầm ở Moscow có lẽ là nơi tốt nhất để trú ẩn. Nó đủ sâu để bảo vệ được người dân khỏi một vụ nổ hạt nhân. Nhiều ga tàu điện ngầm được trang bị các cửa bảo vệ chắc chắn và hệ thống lọc không khí.

Một kế hoạch được Bộ Xây dựng Nga thông qua nêu rõ mức độ khẩn trương mà người dân phải tuân thủ để sơ tán vào hệ thống tàu điện ngầm trong tình huống khẩn cấp (bao gồm tấn công hạt nhân).

Tài liệu này (bằng tiếng Nga) viết: “Thời gian để người dân vào đầy trong ga và đường hầm sau khi còi báo động vang lên sẽ là tầm 10 phút”. Trong một vài trường hợp, thời gian có thể nâng lên mức 15 phút nhưng không lâu hơn.

Công chúng sẽ được thông báo càng sớm càng tốt nếu xảy ra tấn công hạt nhân và quãng thời gian 15 phút sẽ không bị lãng phí.

18h30

Đến khi này, Tổng thống, chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh của đất nước Nga cũng như toàn thể dân chúng Nga sẽ sẵn sàng nghênh đón cú va đập của tên lửa hạt nhân đối phương vào lãnh thổ Nga.

Sau đó, những người sống sót sẽ phải sinh tồn trong một thế giới mà chưa ai trong số chúng ta mường tượng được. Hy vọng điều khủng khiếp này sẽ không xảy ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hồ sơ: Khoảnh khắc Liên Xô suýt phóng loạt tên lửa hạt nhân vào Mỹ
Hồ sơ: Khoảnh khắc Liên Xô suýt phóng loạt tên lửa hạt nhân vào Mỹ

VOV.VN - Nếu viên sĩ quan Liên Xô làm đúng quy trình vào năm 1983, nhiều khả năng đã xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân tàn khốc giữa Mỹ và Liên Xô.

Hồ sơ: Khoảnh khắc Liên Xô suýt phóng loạt tên lửa hạt nhân vào Mỹ

Hồ sơ: Khoảnh khắc Liên Xô suýt phóng loạt tên lửa hạt nhân vào Mỹ

VOV.VN - Nếu viên sĩ quan Liên Xô làm đúng quy trình vào năm 1983, nhiều khả năng đã xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân tàn khốc giữa Mỹ và Liên Xô.

Hồ sơ mật: Liên Xô suýt đáp trả Mỹ bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân
Hồ sơ mật: Liên Xô suýt đáp trả Mỹ bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Cuộc tập trận hạt nhân rầm rộ của Mỹ năm 1983 khiến tình báo và lãnh đạo Liên Xô xác định Mỹ chuẩn bị mở chiến tranh phủ đầu nhằm vào Liên Xô.

Hồ sơ mật: Liên Xô suýt đáp trả Mỹ bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân

Hồ sơ mật: Liên Xô suýt đáp trả Mỹ bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Cuộc tập trận hạt nhân rầm rộ của Mỹ năm 1983 khiến tình báo và lãnh đạo Liên Xô xác định Mỹ chuẩn bị mở chiến tranh phủ đầu nhằm vào Liên Xô.

Mối nguy hiểm chết người khi Triều Tiên thử hạt nhân trong khí quyển
Mối nguy hiểm chết người khi Triều Tiên thử hạt nhân trong khí quyển

VOV.VN - Trong trường hợp Triều Tiên thử đầu đạn hạt nhân trong khí quyển, điều này sẽ tạo ra nhiều rủi ro chết người cho rất nhiều bên.

Mối nguy hiểm chết người khi Triều Tiên thử hạt nhân trong khí quyển

Mối nguy hiểm chết người khi Triều Tiên thử hạt nhân trong khí quyển

VOV.VN - Trong trường hợp Triều Tiên thử đầu đạn hạt nhân trong khí quyển, điều này sẽ tạo ra nhiều rủi ro chết người cho rất nhiều bên.

Ảnh: Sức công phá ghê rợn từ vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Ảnh: Sức công phá ghê rợn từ vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Trước khi ném 2 quả bom hạt nhân xuống Nhật Bản trong Thế chiến 2, Mỹ hối hả thử bom hạt nhân ở sa mạc bang New Mexico, với sức công phá ghê rợn.

Ảnh: Sức công phá ghê rợn từ vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Ảnh: Sức công phá ghê rợn từ vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Trước khi ném 2 quả bom hạt nhân xuống Nhật Bản trong Thế chiến 2, Mỹ hối hả thử bom hạt nhân ở sa mạc bang New Mexico, với sức công phá ghê rợn.

Ảnh: Các vụ thử bom hạt nhân khủng khiếp của Mỹ và Pháp sau năm 1946
Ảnh: Các vụ thử bom hạt nhân khủng khiếp của Mỹ và Pháp sau năm 1946

VOV.VN - Trước khi ký kết các hiệp ước về kiểm soát vũ khí hạt nhân, Mỹ và Pháp đã tiến hành nhiều vụ thử hạt nhân với sức hủy diệt vô cùng đáng sợ.

Ảnh: Các vụ thử bom hạt nhân khủng khiếp của Mỹ và Pháp sau năm 1946

Ảnh: Các vụ thử bom hạt nhân khủng khiếp của Mỹ và Pháp sau năm 1946

VOV.VN - Trước khi ký kết các hiệp ước về kiểm soát vũ khí hạt nhân, Mỹ và Pháp đã tiến hành nhiều vụ thử hạt nhân với sức hủy diệt vô cùng đáng sợ.