Đắk Lắk đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 2, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Mục tiêu Đại hội đề ra trong 5 năm tới là nâng cao năng lực tiếng Anh và kỹ năng hội nhập quốc tế cho sinh viên; Đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số tại địa phương.

Đắk Lắk hiện có hơn 14.400 sinh viên, theo học tại 12 trường Đại học, Cao đẳng. Trong đó, có gần 3.000 sinh viên dân tộc thiểu số.  Có 3 trường ở tỉnh có tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam là trường Đại học Tây Nguyên, trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.

Trong 5 năm qua, phong trào sinh viên và hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk có những bước phát triển mới với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, thu hút đông đảo thanh niên, sinh viên tham gia. Phát huy vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của sinh viên, góp phần tích cực tham gia xây dựng Đoàn, xây dựng Đảng. Có nhiều chương trình hoạt động thiết thực vì cộng đồng như: Chiến dịch Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi.

Các cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Đắk Lắk thời kỳ mới”, “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” được sinh viên hướng ứng, tham gia. Các cấp bộ Hội đã thành lập và duy trì có hiệu quả công tác kết nối giữa “Sinh viên 5 tốt” sau tuyên dương với các đơn vị doanh nghiệp, nhà tuyển dụng. Hơn 3.000 sinh viên vượt khó đã được nhận học bổng với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Với khẩu hiệu hành động “Sinh viên Đắk Lắk - phát huy bản sắc, vững vàng trí tuệ, tự hào tiến bước”, trong nhiệm kỳ mới, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk sẽ chú trọng triển khai Chương trình Nâng cao năng lực tiếng Anh và kỹ năng hội nhập quốc tế cho sinh viên và xây dựng Đề án Đồng hành, hỗ trợ và phát triển sinh viên dân tộc thiểu số.

Chị H Giang Niê, Bí thư Tỉnh Đoàn, tân Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk khóa 2 cho biết: "Chúng tôi tập trung vào 2 nội dung, trong đó xây dựng các phong trào, chương trình hành động cách mạng để đưa phong trào “Sinh viên 5 tốt” đi vào thực tiễn hơn, thu hút được đông đảo hội viên, sinh viên tham gia. Triển khai mạnh mẽ các phong trào đồng hành cùng với sinh viên, trong đó thì sẽ phát triển hai nội dung: Thứ nhất là đồng hành với sinh viên trong phát triển thể chất, tinh thần và xây dựng đề án chuyên đề thì hướng tới sinh viên là người dân tộc thiểu số. Và một nội dung nữa là hướng tới việc tăng cường hội nhập cho sinh viên, nhất là sinh viên dân tộc thiểu số, trong đó thì lấy tiếng Anh là nội dung trọng tâm để tăng cường thực hiện trong nhiệm kỳ".

Việc làm này nhằm góp phần đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn (Dự án 9) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số: Nói để dân hiểu, làm để dân tin
Xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số: Nói để dân hiểu, làm để dân tin

VOV.VN - Kể từ khi ánh sáng của Đảng, Bác Hồ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, 93 năm qua, người Xơ Đăng, Ba Na, Gié- Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê vẫn luôn một lòng, một dạ tin yêu Đảng.

Xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số: Nói để dân hiểu, làm để dân tin

Xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số: Nói để dân hiểu, làm để dân tin

VOV.VN - Kể từ khi ánh sáng của Đảng, Bác Hồ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, 93 năm qua, người Xơ Đăng, Ba Na, Gié- Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê vẫn luôn một lòng, một dạ tin yêu Đảng.

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút
Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

VOV.VN - Với kinh phí ít nhất 75.000 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm đột phá, cách làm mới so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này là chưa bền vững.

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

VOV.VN - Với kinh phí ít nhất 75.000 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm đột phá, cách làm mới so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này là chưa bền vững.

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trong những năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, với sự phát triển của y tế công lập và y tế tế tư nhân, người dân tộc thiểu số, vốn chiếm tới trên 54% dân số của tỉnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Tích cực chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trong những năm gần đây tại tỉnh Kon Tum, với sự phát triển của y tế công lập và y tế tế tư nhân, người dân tộc thiểu số, vốn chiếm tới trên 54% dân số của tỉnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhảy dân vũ các dân tộc thiểu số
Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhảy dân vũ các dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tại xã Yang Tao, huyện Lắk, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đắk Lắk vừa tổ chức khai giảng lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông.

Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhảy dân vũ các dân tộc thiểu số

Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhảy dân vũ các dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tại xã Yang Tao, huyện Lắk, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đắk Lắk vừa tổ chức khai giảng lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông.