Máy bay không người lái Ukraine - Pháo đài công nghệ mới của châu Âu

VOV.VN - Trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine tiếp diễn và khả năng duy trì viện trợ từ Mỹ dần trở nên bất định, châu Âu đang chuyển hướng chiến lược và nhìn nhận Ukraine không chỉ là một tiền tuyến phòng thủ, mà còn là trung tâm sáng tạo quốc phòng - đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ máy bay không người lái.

Giữa làn khói xám của cuộc chiến kéo dài và những hoài nghi về sự bền bỉ của phương Tây, Ukraine đang âm thầm tạo nên một cuộc cách mạng quân sự. Không chỉ là chiến trường, nơi đây đang trở thành phòng thí nghiệm chiến tranh hiện đại - nơi máy bay không người lái giá rẻ phá hủy xe tăng triệu đô, nơi công nghệ chuyển mình từ bản vẽ ra tiền tuyến chỉ trong vài tuần. Và hơn hết, nơi mà một quốc gia bị bao vây đang dạy cả châu Âu và thế giới cách chiến đấu trong thế kỷ 21.

Drone – biểu tượng của chiến tranh hiện đại

Từ những xưởng nhỏ và các nhóm tình nguyện viên, Ukraine đã xây dựng được một hệ sinh thái drone mạnh mẽ, tập trung vào dòng drone giá rẻ nhưng hiệu quả cao. Chiến lược này gọi là “sự linh hoạt chiến lược thay vì dồi dào trang bị” đã giúp Ukraine làm chậm bước tiến của quân đội Nga trong mùa đông vừa qua.

Theo tướng Valery Zaluzhny, cựu Tổng tư lệnh Ukraine, các drone đã thiết lập một “vành đai tử thần” kéo dài 10-15 km trước tuyến đầu, nơi lực lượng Nga chịu tổn thất nặng nề. Chỉ trong tháng 4/2025, Ukraine tuyên bố phá hủy hơn 83.000 mục tiêu của Nga bằng drone - tăng gần 10% so với tháng trước đó. Đây không chỉ là hiệu quả quân sự mà còn là minh chứng cho tiềm năng công nghiệp quốc phòng nội địa.

Yaroslav, thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 110, nhấn mạnh: “Drone đóng vai trò lớn hơn bất kỳ loại vũ khí nào khác trên chiến trường”. Drone tấn công loại FPV do các kỹ sư và xưởng sản xuất nhỏ tại Ukraine chế tạo chỉ mất vài trăm USD để sản xuất nhưng có thể vô hiệu hóa xe tăng trị giá hàng triệu USD. Tình trạng này khiến nhiều chỉ huy quân sự, kể cả ở phương Tây, phải nhìn lại học thuyết chiến tranh cổ điển vốn đặt nặng vai trò của thiết giáp.

Tại các chiến tuyến, lính Nga không còn sử dụng xe bọc thép vì dễ bị drone tấn công, thay vào đó là những đội mô tô nhẹ dễ cơ động nhưng cũng dễ tiêu diệt. “Tôi không còn thấy xe quân sự nào từ lâu rồi. Một chiếc xe đồng nghĩa với một cái bia cho drone”, một phi công drone của Ukraine cho biết. Thậm chí các xe thiết giáp – trụ cột của tác chiến kể từ Thế chiến thứ nhất giờ đã trở nên bất lực trước drone giá rẻ và không còn phù hợp trên chiến trường hiện đại như lời Tướng Zaluzhny cảnh báo.

Chiến tuyến mở rộng trên biển

Không chỉ trên bộ, Ukraine còn vươn mình ra biển bằng cách phát triển lực lượng drone hải quân, bất chấp việc không có một hạm đội chính quy. Những drone như Sea Baby và Magura V5 đã khiến Hạm đội Biển Đen của Nga phải rút khỏi bán đảo Crimea. Không quân Nga cũng chịu thiệt hại: hai máy bay chiến đấu mới đây đã bị phá hủy bởi các drone xuất phát từ tàu không người lái.

Dmitry Gorenburg, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ, nhận định việc Ukraine áp dụng chiến tranh drone trên biển đã làm lung lay hình ảnh thống trị của Nga tại Biển Đen. Cựu sĩ quan quân đội Canada Roy Gardiner cho rằng Ukraine đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển các hệ thống drone hải quân tự hành, bất chấp những khó khăn như việc bị hạn chế truy cập hệ thống vệ tinh Starlink.

Thành công của Ukraine trên biển cho thấy một thực tế mới: kiểm soát vùng biển không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tàu chiến và tàu ngầm, mà đang chuyển dần sang các nền tảng công nghệ linh hoạt, chi phí thấp và dễ triển khai.

Tương lai của công nghiệp quốc phòng châu Âu

Sự bùng nổ của công nghệ quốc phòng Ukraine đang dần thay đổi cách châu Âu nhìn nhận vai trò của Kiev. Theo Esra Serim, nhà nghiên cứu tại Đại học Bordeaux, quân đội Ukraine đang trở thành lực lượng khả tín nhất trong việc bảo vệ an ninh châu Âu - thậm chí có thể là nòng cốt cho một quân đội châu Âu trong tương lai.

Hiện Ukraine sản xuất khoảng 40% nhu cầu quân sự trong nước và đặt mục tiêu nâng công suất quốc phòng lên đến 35 tỷ USD vào cuối năm 2025 - chủ yếu nhờ vào drone và tên lửa. Bài viết của The Economist gần đây đề xuất châu Âu nên mua trực tiếp từ các công ty Ukraine và đầu tư vào các liên doanh để giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Một số quốc gia châu Âu đã hành động như: Anh, Estonia, Phần Lan và Đan Mạch đã gửi binh sĩ đến Ukraine để học tập kinh nghiệm triển khai drone; đồng thời thành lập các trung tâm huấn luyện riêng để thích nghi với mô hình chiến tranh mới.

Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% GDP vào năm 2027, lấy bài học từ Ukraine làm điểm tựa. Các công nghệ mới như drone StormShroud (Anh) hay Virtus (Đức) đều được thiết kế lấy cảm hứng từ Ukraine đã cho thấy làn sóng “định hình lại” lực lượng vũ trang tại châu Âu đang hiện hữu.

Berlin thậm chí còn đề xuất xây dựng một “bức tường drone” dọc theo sườn đông NATO – nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn các đợt tấn công tiềm tàng từ phía Nga.

Giáo sư Branislav Slantchev (Đại học UC San Diego) nhấn mạnh rằng Ukraine hiện là đội quân duy nhất ở châu Âu có kinh nghiệm thực chiến quy mô lớn và là nơi duy nhất áp dụng chiến tranh drone ở cấp độ toàn diện. Ông cho rằng nếu châu Âu không tận dụng kho tàng bài học từ Ukraine, họ sẽ tụt lại trong cuộc chạy đua đổi mới quân sự toàn cầu.

Zaluzhny kết luận: “Dù ai đó vẫn còn ký hợp đồng mua xe tăng hay trực thăng cho mười năm tới, thì thực tế là bản chất của quyền lực quân sự đã thay đổi. Và Ukraine đang là minh chứng sống động cho tương lai ấy.”

Chiến trường Ukraine đang chứng minh rằng trong thế kỷ 21, bên nào thích ứng công nghệ nhanh hơn sẽ giành ưu thế. Từ vai trò là quốc gia phòng thủ, Ukraine đã dần trở thành người truyền đạt kinh nghiệm, một đối tác không thể thiếu trong nỗ lực bảo vệ không gian an ninh châu Âu.

Máy bay không người lái FPV trong quá trình chuyển giao đến các đơn vị của Lực lượng vũ trang Ukraine. Kievindepen.jpg

Ukraine tuyên bố huy động toàn lực để sản xuất vũ khí

VOV.VN - Ngày 27/5, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đang huy động toàn diện năng lực công nghiệp quốc phòng trong nước nhằm gia tăng sản xuất máy bay không người lái, tên lửa và các hệ thống vũ khí khác, trong bối cảnh quốc gia này chuẩn bị đối phó với các đợt tấn công quy mô lớn tiếp theo từ Nga.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Mặt trận Đông Bắc rực cháy, Ukraine thấp thỏm trước cuộc tấn công lớn của Nga
Mặt trận Đông Bắc rực cháy, Ukraine thấp thỏm trước cuộc tấn công lớn của Nga

VOV.VN - Ukraine chuẩn bị đối phó với đợt tấn công mùa hè được dự báo của Nga ở miền Đông. Những cảnh báo về đợt tấn công này được đưa ra trong bối cảnh tiến trình hòa bình do Mỹ làm trung gian đang rơi vào bế tắc với các cuộc họp không mang lại kết quả cụ thể.

Mặt trận Đông Bắc rực cháy, Ukraine thấp thỏm trước cuộc tấn công lớn của Nga

Mặt trận Đông Bắc rực cháy, Ukraine thấp thỏm trước cuộc tấn công lớn của Nga

VOV.VN - Ukraine chuẩn bị đối phó với đợt tấn công mùa hè được dự báo của Nga ở miền Đông. Những cảnh báo về đợt tấn công này được đưa ra trong bối cảnh tiến trình hòa bình do Mỹ làm trung gian đang rơi vào bế tắc với các cuộc họp không mang lại kết quả cụ thể.

Ukraine lo ngại về tên lửa tầm xa Banderol mới cao của Nga
Ukraine lo ngại về tên lửa tầm xa Banderol mới cao của Nga

VOV.VN - Quân đội Ukraine bày tỏ quan ngại trước một loại tên lửa mới do Nga triển khai có tên “Banderol”, được cho là tầm bắn lên tới 700 km và có tốc độ cao. Phía Ukraine đang theo dõi và đánh giá mối đe dọa tiềm tàng từ loại vũ khí này.

Ukraine lo ngại về tên lửa tầm xa Banderol mới cao của Nga

Ukraine lo ngại về tên lửa tầm xa Banderol mới cao của Nga

VOV.VN - Quân đội Ukraine bày tỏ quan ngại trước một loại tên lửa mới do Nga triển khai có tên “Banderol”, được cho là tầm bắn lên tới 700 km và có tốc độ cao. Phía Ukraine đang theo dõi và đánh giá mối đe dọa tiềm tàng từ loại vũ khí này.

Châu Âu cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine là bước ngoặt trong xung đột Nga
Châu Âu cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine là bước ngoặt trong xung đột Nga

VOV.VN - Trong khi nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được ngừng bắn cho xung đột Nga - Ukraine chưa tiến triển đáng kể thì xuất hiện một tín hiệu đáng chú ý từ châu Âu: Nhiều nước, trong đó có Anh, Pháp và Đức, đồng loạt tuyên bố dỡ bỏ giới hạn về vũ khí tầm xa mà họ cung cấp cho Ukraine.

Châu Âu cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine là bước ngoặt trong xung đột Nga

Châu Âu cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine là bước ngoặt trong xung đột Nga

VOV.VN - Trong khi nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được ngừng bắn cho xung đột Nga - Ukraine chưa tiến triển đáng kể thì xuất hiện một tín hiệu đáng chú ý từ châu Âu: Nhiều nước, trong đó có Anh, Pháp và Đức, đồng loạt tuyên bố dỡ bỏ giới hạn về vũ khí tầm xa mà họ cung cấp cho Ukraine.