Mục đích thực sự của việc Mỹ cùng đồng minh tấn công Syria là gì?

VOV.VN - Các tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về khả năng tấn công Syria vừa không nhất quán, vừa hết sức liều lĩnh. 

Cuộc tấn công Syria của Mỹ, Anh và Pháp sáng sớm 14/4 đã gây ra không ít bất ngờ cho giới phân tích thế giới. Các tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về khả năng tấn công Syria vừa không nhất quán vừa hết sức liều lĩnh. 

Người dân Syria xuống đường biểu tình chống cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh. Ảnh: SANA.

Trong khi đa số giới chức và nghị sỹ Mỹ ủng hộ quyết định tấn công Syria của Tổng thống Trump thì cũng có không ít ý kiến cho rằng bất kỳ chiến dịch quân sự nào cũng cần phải được quốc hội thông qua. Vụ không kích vừa qua dường như mang ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn là quân sự.  

Trước đó, Thượng nghị sỹ John McCain và một số nghị sỹ đảng Dân chủ theo quan điểm cứng rắn đã đề xuất Mỹ nên ngay lập tức không kích nhằm vào chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad, vốn bị cáo buộc đã thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học cuối tuần trước.

Một nhóm các nghị sỹ còn đề nghị Quốc hội Mỹ xem xét Đạo luật sử dụng sức mạnh quân sự mới điều chỉnh can dự của Mỹ tại Syria. Hiện chính quyền Trump vẫn đang áp dụng đạo luật sử dụng quân sự cũ, được thông qua năm 2001, sau vụ khủng bố 11 tháng 9.

Tuy nhiên, cũng có không ít nghị sỹ Mỹ cho rằng hành động của ông Trump là vi hiến. Hạ nghị sỹ Elijah Cummings khẳng định, theo hiến pháp Mỹ thì Quốc hội mới có quyền phát động chiến tranh chứ không phải Tổng thống. Tổng thống Trump phải có sự chuẩn thuận của Quốc hội trước khi quyết định tấn công quân sự nhằm vào Syria.

Nhiều nghị sỹ khác chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump đã không đưa ra được một chiến lược toàn diện cho Syria. Cuộc không kích vừa qua không phải là sự thay đổi chính sách mà chỉ là phản ứng nhỏ lẻ, không có tác động lớn đến tình hình Syria nói riêng và khu vực nói chung. Trước đó, ngày 6 tháng 4 năm ngoái, ông Trump cũng đã ra lệnh không kích Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại thành phố Khan Sheikhoun.

Việc đáp trả mang tính thời vụ này dường như đang trở thành xu thế chung của chính quyền Trump trong chính sách đối với Syria. Các chiến dịch không kích này được thực hiện dường như chỉ nhằm tháo gỡ sức ép của dư luận nội bộ Mỹ, tìm kiếm uy tín cho chính quyền Trump, thể hiện sự khác biệt đối với chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Obama chứ không nhằm giải quyết triệt để vấn đề Syria.

Thậm chí, ngay trước khi cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học diễn ra tại Syria, ông Trump còn tuyên bố có thể rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này.

Ngoài ra, vụ không kích hôm 14/4 dường như không chỉ được Mỹ mà còn có thể cả Nga và Syria tính toán kỹ càng để tránh căng thẳng leo thang không kiểm soát được.

Theo các nguồn tin quân sự và thông tin từ Syria, ngay trước thềm vụ không kích, tất cả các tàu chiến Nga đã rời quân cảng Tartus, nhiều cơ sở quân sự của Syria được sơ tán khẩn cấp. Bộ Quốc phòng Pháp còn cho biết Nga đã được thông báo trước về chiến dịch không kích vừa qua. Phía Syria cũng thừa nhận đã được Nga cảnh báo về khả năng bị tấn công, thậm chí đến cả chi tiết mục tiêu tiềm năng.

Việc Mỹ không kích dài ngày hoặc tăng quân bộ đến Syria có thể khiến chính quyền Trump mất nhiều hơn được. Việc xóa bỏ chế độ Assad sẽ khiến tình hình Syria thêm rối loạn, bùng phát làn sóng tị nạn mới. Hơn nữa, việc tấn công Syria có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp bùng phát giữa Nga và Mỹ, một cuộc chiến tranh mà cả hai nước đều không mong muốn.

Ngay sau vụ không kích, Pháp đã lập tức dịu giọng, kêu gọi khởi động tiến trình chính trị ngay lập tức nhằm chấm dứt cuộc xung đột hiện nay ở Syria. Theo Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, các bên cần tìm ra một kế hoạch để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria bằng giải pháp chính trị.

Như vậy, có thể thấy rằng vụ không kích vừa qua dường như mang ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn là quân sự. Tuy nhiên, diễn biến tiếp theo sẽ tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc nhiều vào phản ứng của Nga, Iran và chính quyền của Tổng thống Assad./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“
Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

VOV.VN - Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

VOV.VN - Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".

Bị Mỹ- Anh- Pháp dồn dập tấn công bằng tên lửa, Syria ráo riết đáp trả
Bị Mỹ- Anh- Pháp dồn dập tấn công bằng tên lửa, Syria ráo riết đáp trả

VOV.VN - Trước sự tấn công dồn dập bằng tên lửa của Mỹ, Anh, Pháp, quân đội Syria đã ráo riết đáp trả và bắn hạ thành công 20 tên lửa.

Bị Mỹ- Anh- Pháp dồn dập tấn công bằng tên lửa, Syria ráo riết đáp trả

Bị Mỹ- Anh- Pháp dồn dập tấn công bằng tên lửa, Syria ráo riết đáp trả

VOV.VN - Trước sự tấn công dồn dập bằng tên lửa của Mỹ, Anh, Pháp, quân đội Syria đã ráo riết đáp trả và bắn hạ thành công 20 tên lửa.

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự
4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

VOV.VN - Lật đổ Tổng thống Assad một cách quá vội vàng mà không có chiến lược ngoại giao hoặc tái thiết lâu dài cho Syria, đối với Mỹ sẽ là "sai lầm lịch sử".

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

VOV.VN - Lật đổ Tổng thống Assad một cách quá vội vàng mà không có chiến lược ngoại giao hoặc tái thiết lâu dài cho Syria, đối với Mỹ sẽ là "sai lầm lịch sử".