Số lượng học sinh thuộc nhóm "yếu thế" ngày càng gia tăng trong các trường học

VOV.VN - Số học sinh thuộc "nhóm yếu thế” đang ngày càng gia tăng trong các trường học ở Việt Nam. Mặc dù đã có sự quan tâm đến những học sinh thuộc “nhóm yếu thế” trong các cơ sở giáo dục, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra.

Ngày 6/10, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm trực tuyến “Giải pháp xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế”. 

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có khoảng 1,75 triệu trẻ em khuyết tật. Đối tượng học sinh thiệt thòi thuộc nhóm yếu thế gồm trẻ em là con em gia đình nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em bị các dạng tật.

Đáng chú ý số học sinh thuộc "nhóm yếu thế” đang ngày càng gia tăng trong các trường học ở Việt Nam. Mặc dù, đã có sự quan tâm đến những học sinh thuộc “nhóm yếu thế” trong các cơ sở giáo dục, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra.

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, một trong những mục tiêu quan trọng của Bộ GD-ĐT là xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ, ban, ngành liên quan để ban hành các văn bản, quy định, chính sách pháp luật để chăm lo, hỗ trợ cho nhóm học sinh yếu thế.

“Việc xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện và hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế nhằm đảm bảo các em được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng, góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị, chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hoạt động xây dựng mô hình trường học an toàn cho học sinh yếu thế phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường, huy động được các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo điều kiện dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương và các tổ chức quốc tế để triển khai các giải pháp thúc đẩy xây dựng trường học an toàn, thân thiện hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ như tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh về nhóm học sinh yếu thế; Hỗ trợ học liệu và phương tiện chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của nhóm học sinh yếu thế; Xây dựng tài liệu hướng dẫn về nhận diện, đánh giá mức độ, đánh giá nguy cơ, phương pháp giảng dạy,… nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên trong công tác giáo dục nhóm học sinh yếu thế.

Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác hỗ trợ nhóm học sinh yếu thế, phát triển hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học. Triển khai công tác phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, phòng chống lao động trẻ em; Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, nhằm tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh, không bạo lực; hướng đến mục tiêu mọi trẻ em được đi học và hòa nhập trong ngôi trường hạnh phúc;…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch
Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch

VOV.VN - Chăm sóc cho trẻ em mồ côi sau đại dịch không thể ngày một, ngày hai theo kiểu phong trào hay đợt cao điểm. Đó là công việc mà mỗi thầy cô, mỗi nhà trường và cả xã hội phải làm từ tâm và lâu dài.

Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch

Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch

VOV.VN - Chăm sóc cho trẻ em mồ côi sau đại dịch không thể ngày một, ngày hai theo kiểu phong trào hay đợt cao điểm. Đó là công việc mà mỗi thầy cô, mỗi nhà trường và cả xã hội phải làm từ tâm và lâu dài.

Cần triển khai kịp thời việc chăm sóc hơn 1.000 trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch Covid-19
Cần triển khai kịp thời việc chăm sóc hơn 1.000 trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch Covid-19

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do dịch Covid-19.

Cần triển khai kịp thời việc chăm sóc hơn 1.000 trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch Covid-19

Cần triển khai kịp thời việc chăm sóc hơn 1.000 trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch Covid-19

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do dịch Covid-19.

1.500 trẻ vừa mồ côi do Covid-19, sao còn liều lĩnh đưa con ra đường đêm Trung thu?
1.500 trẻ vừa mồ côi do Covid-19, sao còn liều lĩnh đưa con ra đường đêm Trung thu?

VOV.VN - Trung thu là tết của thiếu nhi nhưng hãy nhớ 1.500 đứa trẻ đã mồ côi cha mẹ ở TP.HCM do đại dịch Covid-19. Vì thế, người lớn hãy vì những đứa trẻ, đừng biến đêm Trung Thu trở thành nỗi ám ảnh.

1.500 trẻ vừa mồ côi do Covid-19, sao còn liều lĩnh đưa con ra đường đêm Trung thu?

1.500 trẻ vừa mồ côi do Covid-19, sao còn liều lĩnh đưa con ra đường đêm Trung thu?

VOV.VN - Trung thu là tết của thiếu nhi nhưng hãy nhớ 1.500 đứa trẻ đã mồ côi cha mẹ ở TP.HCM do đại dịch Covid-19. Vì thế, người lớn hãy vì những đứa trẻ, đừng biến đêm Trung Thu trở thành nỗi ám ảnh.