Căng thẳng Mỹ-Trung và hệ luỵ về thương mại, công nghệ, an ninh

VOV.VN - Căng thẳng Mỹ-Trung trong thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả hai nước và trên thế giới.

Trung Quốc mới đây đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô nhằm trả đũa việc Mỹ trước đó đã yêu cầu lãnh sự quán của nước này ở Houston phải đóng cửa.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang trong giai đoạn gấp rút, nhiều ý kiến cho rằng, quan hệ Mỹ-Trung sẽ tiếp tục xấu đi trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng tới một số lĩnh vực quan trọng bao gồm thương mại, công nghệ và an ninh. 

Ảnh minh hoạ: AP

Ảnh minh hoạ: AP

Thương mại

Cả hai nước đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến thuế quan bùng phát năm 2018 liên quan tới tham vọng công nghệ của Trung Quốc và thâm hụt thương mại Mỹ-Trung.

Nếu đàm phán nhằm giải quyết các tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc thất bại, thế giới sẽ phải chịu thêm sức ép về thương mại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.  

Mỹ là thị trưởng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc ngay cả khi Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế trừng phạt các mặt hàng của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba cho các nhà xuất khẩu Mỹ và là một thị trường lớn về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại Trung Quốc bởi các công ty Mỹ từ General Motors Co. cho tới Burger King. 

Giá trị từ việc Trung Quốc mua từ Mỹ các sản phẩm nông nghiệp, thiết bị bán dẫn và các hàng hóa khác đã giảm 11,4% trong năm ngoái nhưng vẫn vượt quá 100 tỷ USD.

Theo Hội đồng kinh doanh Mỹ-Trung Quốc, các hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc hỗ trợ dưới 1 triệu việc làm ở Mỹ mặc dù con số này đã giảm 10% so với thời kỳ đỉnh cao của năm 2017. 

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Iowa và một số bang nông nghiệp khác ở Mỹ, những bang bị ảnh hưởng mạnh khi Bắc Kinh đình chỉ nhập khẩu đậu tương và tăng thuế đối với thịt lợn và một số mặt hàng khác.

Điều này đã gia tăng doanh số bán hàng của các nhà xuất khẩu đậu tương ở Brazil và Argentina trong thời gian ngắn dù Trung Quốc sau đó đã nối lại việc mua đậu tương giá thành thấp của Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ký hồi tháng 01/2020. 

Nhưng nếu Mỹ và Trung Quốc không thể giải quyết các khác biệt về thương mại, điều này sẽ ảnh hưởng tới không chỉ các nhà xuất khẩu của hai nước mà cả các nền kinh tế châu Á đang cung cấp nguyên liệu thô và phụ kiện cho các nhà máy Trung Quốc.  

Công nghệ

Các nhà xản suất viễn thông, máy tính, y tế và các công nghệ khác và thị trường của họ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Apple, Dell, Hewlett-Packard và các công ty khác của Mỹ phụ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc trong việc lắp ráp điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Các nhà máy đó cần chip xử lý và các phụ kiện khác từ Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, và châu Âu.  

Sự gián đoạn do các động thái từ chính quyền Tổng thống Donald Trump bao gồm việc hạn chế tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc tiếp cận các linh kiện và công nghệ Mỹ đã đe dọa làm ngắt quãng các dòng chảy đó và khiến các nhà cung cấp bao gồm các công ty ở Thung lũng Silicon mất nguồn thu lên tới hàng tỷ USD.  

Trung Quốc là thị trường hàng đầu của Apple và các nhãn hàng công nghệ Mỹ khác và đang nhanh chóng trở thành một đối thủ cạnh tranh công nghệ với các nhãn hàng riêng của mình trong các lĩnh vực bao gồm điện thoại thông minh và thiết bị y tế.

Mỹ luôn là thị trường hàng đầu cho các sản phẩm giá trị gia tăng cao nhất của Trung Quốc. Bắc Kinh đang kêu gọi các nhà xuất khẩu trong nước tìm kiếm các thị trường khác. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng các thị trường ở châu Á và ngay cả ở châu Âu cũng sẽ không mua các sản phẩm giá trị cao như vậy. 

An ninh

Trong khi Mỹ luôn là cường quốc quân sự lớn nhất tại Thái Bình Dương, Trung Quốc hiện đã có hai tàu sân bay đang hoạt động và một kho tên lửa được coi là mối đe dọa đối với các tàu và căn cứ của Mỹ ở khu vực. 

Căng thẳng quân sự giữa hai nước chủ yếu liên quan tới khu vực Biển Đông, một tuyến đường thủy quan trọng và là nơi Trung Quốc có yêu sách chủ quyền lãnh thổ cùng một số nước châu Á khác.  

Năm 2018, một tàu khu trục Trung Quốc đã tiến gần mức nguy hiểm và suýt va đụng với tàu khu trục Decatur của Mỹ. Hải quân Mỹ đã gọi hoạt động của tàu Trung Quốc là không an toàn và không chuyên nghiệp ở khu vực Biển Đông. 

Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã va chạm với một máy bay do thám của hải quân Mỹ trong không phận quốc tế trên Biển Đông năm 2001. Sự việc đã dẫn tới biến cố ngoại giao lớn khi máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống một hòn đảo của Trung Quốc. 

Washington mới đây tuyên bố không công nhận hầu hết các yêu sách chủ quyền hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông. Động thái này được coi là một thay đổi trong chính sách của Mỹ khi các chính quyền tiền nhiệm thường không bày tỏ quan điểm về các tranh chấp chủ quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô: Bước leo thang căng thẳng mới Mỹ-Trung
Đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô: Bước leo thang căng thẳng mới Mỹ-Trung

VOV.VN - Việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô là bước leo thang căng thẳng mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô: Bước leo thang căng thẳng mới Mỹ-Trung

Đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô: Bước leo thang căng thẳng mới Mỹ-Trung

VOV.VN - Việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô là bước leo thang căng thẳng mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Căng thẳng Mỹ-Trung “làm khó” cuộc điều tra độc lập về Covid-19
Căng thẳng Mỹ-Trung “làm khó” cuộc điều tra độc lập về Covid-19

VOV.VN - Một số chuyên gia cho rằng, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến cuộc điều tra độc lập về Covid-19 trở nên khó khăn hơn.

Căng thẳng Mỹ-Trung “làm khó” cuộc điều tra độc lập về Covid-19

Căng thẳng Mỹ-Trung “làm khó” cuộc điều tra độc lập về Covid-19

VOV.VN - Một số chuyên gia cho rằng, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến cuộc điều tra độc lập về Covid-19 trở nên khó khăn hơn.

Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có dẫn tới cuộc chiến tranh Lạnh mới?
Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có dẫn tới cuộc chiến tranh Lạnh mới?

VOV.VN - Từ cuộc chiến thương mại tới cuộc khẩu chiến về nguồn gốc Covid-19, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một trầm trọng hơn.

Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có dẫn tới cuộc chiến tranh Lạnh mới?

Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có dẫn tới cuộc chiến tranh Lạnh mới?

VOV.VN - Từ cuộc chiến thương mại tới cuộc khẩu chiến về nguồn gốc Covid-19, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một trầm trọng hơn.

Mỹ-Trung khẩu chiến vì Covid-19: Nguy cơ căng thẳng thương mại
Mỹ-Trung khẩu chiến vì Covid-19: Nguy cơ căng thẳng thương mại

VOV.VN - Với những cuộc đối đầu liên quan đến dịch Covid-19, nhiều người lo ngại hai bên sẽ có những hành động khiến cuộc chiến thương mại nóng trở lại.

Mỹ-Trung khẩu chiến vì Covid-19: Nguy cơ căng thẳng thương mại

Mỹ-Trung khẩu chiến vì Covid-19: Nguy cơ căng thẳng thương mại

VOV.VN - Với những cuộc đối đầu liên quan đến dịch Covid-19, nhiều người lo ngại hai bên sẽ có những hành động khiến cuộc chiến thương mại nóng trở lại.