Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

“Mập mờ chiến lược”

Một mặt, Trung Quốc đã nhất quán nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Mặt khác, Trung Quốc tránh chỉ trích “chiến lược quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine, đồng thời tái bảo đảm với Moscow về “tình hữu nghị không giới hạn”.

Bắc Kinh cũng nhắc lại cam kết hỗ trợ giải quyết khủng hoảng Ukraine qua biện pháp chính trị. Nhưng Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU), Fu Cong, sử dụng cuộc phỏng vấn của mình với một hãng truyền thông Trung Quốc để tuyên bố rằng hợp tác của nước ông với châu Âu là bất tận tương tự như việc quan hệ của Trung Quốc với Nga là vô giới hạn.

Tin tức cho hay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm kéo dài và ý nghĩa với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - lần đầu tiên hai người nói chuyện với nhau kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine cách đây hơn một năm.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin: Ông Tập Cận Bình nói với ông Zelensky rằng Trung Quốc sẽ không “thêm dầu vào lửa” trong cuộc xung đột này nhưng hòa đàm là “giải pháp duy nhất để thoát khỏi xung đột”. Ông nói thêm rằng “không có bên chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân”.

Không có gì bí mật về việc quan hệ EU - Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine. Các chuyến thăm gần đây tới Trung Quốc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã khẳng định rõ điều này.

Châu Âu bị chia rẽ khi tình hình Ukraine bế tắc

Các sự kiện trên cho thấy mức độ đa dạng trong cách tiếp cận của châu Âu đối với Trung Quốc cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đối với các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Mặc dù liên minh phương Tây ủng hộ Ukraine vẫn được cố kết cho đến lúc này, người ta ngày càng nhận thấy điều đó là nhờ vai trò thủ lĩnh của Mỹ trên các mảng kinh tế, chính trị và quân sự.

Điều này cũng rõ ràng tại Hội nghị Hội đồng đối ngoại EU ở Luxembourg gần đây. Cao ủy Đối ngoại và chính sách an ninh của EU, Josep Borrell, gần như không có gì mới để đưa ra về kế hoạch của EU cung cấp cho Ukraine một triệu quả đạn pháo.

Quan trọng nhất và cũng gây thất vọng nhất cho Ukraine là người ta vẫn chưa chốt được các đề xuất về cách thức tăng năng lực sản xuất quân sự của châu Âu.

Tương tự, một gói trừng phạt mới của EU chống lại Nga ít khả năng được kết luận ngay, phải chờ đến thời điểm sau đó trong tháng 5 này. Bên cạnh đó, EU và Nhật Bản đã có động thái phản đối kế hoạch của Mỹ kêu gọi các nước G7 cấm tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Nga.

Tất cả những điều này tạo thêm sức nặng cho các câu hỏi về triển vọng một cuộc phản công thành công của Ukraine được đưa ra trong các bản đánh giá tình báo bị rò rỉ thời gian qua.

Chính sách của Trung Quốc cũng làm nổi bật sự bất định sâu sắc đang tiếp diễn, thậm chí là sự chia rẽ, trong phương Tây về việc có đàm phán với Nga hay không, bằng cách nào và với nội dung gì.

Một mặt, có những người muốn hối thúc phương Tây tăng mạnh sự ủng hộ quân sự của phương Tây cho Ukraine. Mặt khác, có những người cổ xúy cho một chiến lược mới nhằm đưa cuộc tranh đấu từ chiến trường sang bàn đàm phán.

Cả hai cách tiếp cận đều có logic nội tại riêng. Cả hai đều muốn tránh thế bế tắc kéo dài và gây tổn thất lớn cho các bên trên chiến trường.

Thế bế tắc như vậy sẽ không chỉ gây thêm phí tổn cho Nga và Ukraine mà còn tác động vượt ra xa bên ngoài biên giới của Ukraine. Cựu Tổng thống Nga Medvedev đã đe dọa chấm dứt thỏa thuận hiện nay cho phép ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine được đi qua Biển Đen. Đây là tuyến cung cấp lương thực thiết yếu cho nhiều nước đang phát triển. Nếu Nga ngăn chặn thỏa thuận này, điều đó cũng sẽ làm tăng hơn nữa căng thẳng nội EU về việc trung chuyển (và tiếp cận thị trường) đối với ngũ cốc Ukraine.

Không phải ngạc nhiên nhiều khi sau đó các nước như Brazil muốn xem Trung Quốc nỗ lực trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine.

Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Trong năm 2022 và đầu năm 2023, EU nói riêng và nước Pháp nói chung nhắc nhiều đến chủ đề “tự chủ chiến lược” trong bối cảnh xung đột Ukraine tác động rộng khắp toàn cầu. Giảng viên Trần Điệp Thành (Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn này.

Nỗi sợ của người Pháp phản ánh thực tế

Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rõ ràng là sự ủng hộ của người đồng cấp Pháp quan trọng hơn cả của Brazil. Tổng thống Pháp Macron được cho là đang hợp tác với Trung Quốc để tạo ra một khung đàm phán Nga - Ukraine.

Tuy nhiên, ông Macron đã bị nhiều nước phương Tây chỉ trích khi làm vậy. Chỉ có Bộ trưởng Italy Guido Croscetto ủng hộ ý tưởng Trung Quốc nên đứng ra làm trung gian cho đàm phán hòa bình.

Hồi tháng 6/2022, ông Macron đã bị nhiều bên chỉ trích vì gợi ý rằng không nên khiến Nga bị mất mặt. Hồi tháng 12/2022, ông đề xuất bảo đảm an ninh cho Moscow - một ý tưởng đã bị Ukraine và các đồng minh phương Tây chế giễu.

Tuy nhiên, không nên đơn giản xem cam kết của Pháp về nhu cầu đàm phán là việc Paris nhượng bộ Moscow.

Thực tế, cam kết của Pháp phản ánh những khó khăn thực tế của Ukraine trong việc giành chiến thắng quân sự trên chiến trường. Quan điểm của Pháp cũng phản ánh nỗi sợ xung đột với Nga sẽ leo thang hơn nữa và quan hệ với Trung Quốc sẽ xấu đi đến mức không thể đảo ngược được.

Các chuyến thăm nhộn nhịp của châu Âu tới Trung Quốc trong 6 tháng qua, bắt đầu bằng chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào tháng 11/2022, là chỉ dấu về tầm quan trọng của mối quan hệ này đối với EU và các nước thành viên chủ chốt của khối. Và Pháp không đơn lẻ trong nỗ lực tìm kiếm chấm dứt xung đột vũ trang Ukraine sớm hơn tại bàn đàm phán thay vì là trên chiến trường.

EU hiện không có khả năng đưa ra cam kết mang tính quyết định trong việc củng cố năng lực của Ukraine giành chiến thắng trên chiến trường trước quân đội Nga. Đây là triệu chứng cho thấy trong nội bộ EU đang có cuộc đấu về tầm nhìn đối với tương lai trật tự quốc tế và vai trò mà khối muốn nắm giữ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine
Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Trong năm 2022 và đầu năm 2023, EU nói riêng và nước Pháp nói chung nhắc nhiều đến chủ đề “tự chủ chiến lược” trong bối cảnh xung đột Ukraine tác động rộng khắp toàn cầu. Giảng viên Trần Điệp Thành (Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn này.

Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine

Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Trong năm 2022 và đầu năm 2023, EU nói riêng và nước Pháp nói chung nhắc nhiều đến chủ đề “tự chủ chiến lược” trong bối cảnh xung đột Ukraine tác động rộng khắp toàn cầu. Giảng viên Trần Điệp Thành (Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn này.

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt
Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Theo các tài liệu quân sự Mỹ bị rò rỉ, tình báo Mỹ cho rằng Nga vẫn sẽ có khả năng tài chính để duy trì xung đột với Ukraine trong ít nhất một năm nữa, ngay cả khi hứng chịu các lệnh trừng phạt ngày càng nặng nề và chưa từng có tiền lệ.

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Theo các tài liệu quân sự Mỹ bị rò rỉ, tình báo Mỹ cho rằng Nga vẫn sẽ có khả năng tài chính để duy trì xung đột với Ukraine trong ít nhất một năm nữa, ngay cả khi hứng chịu các lệnh trừng phạt ngày càng nặng nề và chưa từng có tiền lệ.

Ông Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine: Tin vui cho châu Âu
Ông Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine: Tin vui cho châu Âu

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng “bây giờ” là thời điểm để giải quyết khủng hoảng khi ông có cuộc điện đàm lần đầu tiên với Tổng thống Volodymyr Zelensky kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Ông Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine: Tin vui cho châu Âu

Ông Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine: Tin vui cho châu Âu

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng “bây giờ” là thời điểm để giải quyết khủng hoảng khi ông có cuộc điện đàm lần đầu tiên với Tổng thống Volodymyr Zelensky kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky cho biết, ông đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình qua điện thoại.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky cho biết, ông đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình qua điện thoại.

Điều đặc biệt trong tư tưởng Macron về EU tự chủ chiến lược và thế giới đa cực
Điều đặc biệt trong tư tưởng Macron về EU tự chủ chiến lược và thế giới đa cực

VOV.VN - Tư tưởng đa cực là một ý tưởng được lòng nhiều người hiện nay. Thay vì chỉ trích, giới phê bình ở Mỹ và châu Âu nên tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy Tổng thống Pháp Macron từ bỏ quan điểm cũ về chính trị thế giới, để theo đuổi tư tưởng thế giới đa cực và EU “tự chủ chiến lược”.

Điều đặc biệt trong tư tưởng Macron về EU tự chủ chiến lược và thế giới đa cực

Điều đặc biệt trong tư tưởng Macron về EU tự chủ chiến lược và thế giới đa cực

VOV.VN - Tư tưởng đa cực là một ý tưởng được lòng nhiều người hiện nay. Thay vì chỉ trích, giới phê bình ở Mỹ và châu Âu nên tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy Tổng thống Pháp Macron từ bỏ quan điểm cũ về chính trị thế giới, để theo đuổi tư tưởng thế giới đa cực và EU “tự chủ chiến lược”.

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine
Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

VOV.VN - Xung đột Ukraine đã gia tăng sức ép lên Liên minh châu Âu (EU) từ cả phía Mỹ lẫn phía Nga. Vậy chính sách của EU đối với các nước lớn trong bối cảnh đó sẽ như thế nào? Tiến sĩ Ngô Di Lân - nhà nghiên cứu an ninh quốc tế, đưa ra bình luận về vấn đề này.

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

Chính sách của EU đối với Mỹ, Nga và Trung Quốc giữa xung đột Ukraine

VOV.VN - Xung đột Ukraine đã gia tăng sức ép lên Liên minh châu Âu (EU) từ cả phía Mỹ lẫn phía Nga. Vậy chính sách của EU đối với các nước lớn trong bối cảnh đó sẽ như thế nào? Tiến sĩ Ngô Di Lân - nhà nghiên cứu an ninh quốc tế, đưa ra bình luận về vấn đề này.

Ukraine có thể chấp nhận ngừng bắn, lựa chọn kế hoạch hòa bình của Trung Quốc?
Ukraine có thể chấp nhận ngừng bắn, lựa chọn kế hoạch hòa bình của Trung Quốc?

VOV.VN - Các đánh giá về khả năng Ukraine giành chiến thắng trước Nga đều khá ảm đạm. Giới quan sát dự báo, Ukraine có thể sẽ phải lựa chọn đề xuất giải pháp chính trị 12 điểm của Trung Quốc, chấp nhận ngừng bắn với Nga.

Ukraine có thể chấp nhận ngừng bắn, lựa chọn kế hoạch hòa bình của Trung Quốc?

Ukraine có thể chấp nhận ngừng bắn, lựa chọn kế hoạch hòa bình của Trung Quốc?

VOV.VN - Các đánh giá về khả năng Ukraine giành chiến thắng trước Nga đều khá ảm đạm. Giới quan sát dự báo, Ukraine có thể sẽ phải lựa chọn đề xuất giải pháp chính trị 12 điểm của Trung Quốc, chấp nhận ngừng bắn với Nga.

“Thịnh vượng EU dựa vào Nga và Trung Quốc, thế giới cũ không còn nữa”
“Thịnh vượng EU dựa vào Nga và Trung Quốc, thế giới cũ không còn nữa”

VOV.VN - Vừa qua Liên minh châu Âu (EU) đối đầu dữ dội với Nga và phần nào với Trung Quốc. Nhưng chính quan chức cấp cao của khối này thừa nhận họ phụ thuộc vào 2 quốc gia đó để bảo đảm an ninh kinh tế và sự thịnh vượng.

“Thịnh vượng EU dựa vào Nga và Trung Quốc, thế giới cũ không còn nữa”

“Thịnh vượng EU dựa vào Nga và Trung Quốc, thế giới cũ không còn nữa”

VOV.VN - Vừa qua Liên minh châu Âu (EU) đối đầu dữ dội với Nga và phần nào với Trung Quốc. Nhưng chính quan chức cấp cao của khối này thừa nhận họ phụ thuộc vào 2 quốc gia đó để bảo đảm an ninh kinh tế và sự thịnh vượng.