Đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc còn nhiều trắc trở

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị bước vào vòng đàm phán thương mại mới với rất nhiều khúc mắc.

Không như lo ngại của giới quan sát, Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 7/5 thông báo, Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ vẫn thực hiện chuyến thăm Mỹ hai ngày để tham gia vòng đàm phán lần này. Theo kế hoạch, hôm nay (8/5) tại Washington, Mỹ bắt đầu diễn ra vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Vòng đàm phán lần này diễn ra trong bối cảnh, căng thẳng giữa hai bên đang gia tăng sau tuyên bố sẽ tăng mức thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc trị giá tới 200 tỷ USD lên 25% từ ngày 10/5 tới.

Tổng thống Mỹ Trump (bìa phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập trong một lần gặp gỡ. Ảnh: Getty.

Trump bất ngờ "ra đòn" trước đàm phán

Tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump vừa qua là khá bất ngờ khi trước đó quan chức hai bên đều tuyên bố rằng các cuộc đàm phán diễn ra hiệu quả và tốt đẹp và thậm chí còn kỳ vọng rằng sẽ đạt được một thỏa thuận vào cuối vòng đàm phán ở Washington cuối tuần này. Những tín hiệu tích cực phát đi từ cả hai phía trong vài tuần qua cho thấy, sự nhượng bộ từ cả Washington và Bắc Kinh đã phần nào cởi nút thắt cho những bất đồng tưởng chừng không thể thu hẹp, thậm chí khai thông từng phần những vấn đề nhạy cảm, mà trước đó không bên nào muốn động tới.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Trump đã khiến mọi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đã lại trở nên mong manh mặc dù không phải là không thể.

Ngay sau tuyên bố của ông Trump thì trong một cuộc họp báo, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã cáo buộc Trung Quốc đang rút lại các cam kết đàm phán của mình và nếu Trung Quốc không đưa ra một đề xuất tại vòng đàm phán mới thì mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng lên 25% kể từ ngày 10/5 tới.

Nhiều nhà quan sát và giới chuyên gia kinh tế cho rằng tuyên bố tăng thuế của ông Trump là đòn gây sức ép ở những phút cuối cùng nhằm buộc Trung Quốc phải nhượng bộ nhiều hơn nhằm đạt được một thỏa thuận tốt hơn và đây sẽ được coi là một thắng lợi và ưu thế trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới. Điều này có thể thấy rõ khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói Mỹ sẽ xem xét lại việc tăng thuế nếu cuộc đàm phán trở lại đúng hướng, điều đó có nghĩa nếu các cuộc đàm phán vẫn diễn ra và phía Trung Quốc có những nhượng bộ mới hoặc ít ra là tiếp tục các cam kết của mình thì có khả năng hai bên vẫn có thể đạt được một thỏa thuận và Mỹ sẽ không tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, khả năng đạt thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đang trở nên bấp bênh và tùy thuộc nhiều vào kết quả của vòng đàm phán tuần này tại Washington.

Trung Quốc đã có phòng bị?

Phía Trung Quốc đã khẳng định Phó thủ tướng Lưu Hạc vẫn sẽ tới Mỹ, tuy nhiên, các cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong hai ngày 9 và 10/5, muộn hơn 1 ngày so với dự kiến ban đầu mặc dù trước đó có thông tin Trung Quốc cân nhắc hủy vòng đàm phán này.

Chắc chắn Trung Quốc đã phải có những chuẩn bị riêng của mình trước đàm phán, thậm chí phải tính toán trước cả những điều bất ngờ như tuyên bố tăng thuế của Tổng thống Trump vừa qua vì dù gì thì đây cũng là một điều rủi ro bất lợi đối với Trung Quốc. Nhượng bộ để tiến tới đàm phán thì có thể nhưng nhượng bộ để đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ lại là vấn đề khác.

Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc, một cơ quan của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tuyên bố cứng rắn rằng nếu các điều kiện bất lợi với Trung Quốc thì nước này sẽ nhất quyết không nhượng bộ. Trong khi đó, một số nguồn tin còn cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã bác bỏ một số đề xuất nhượng bộ của các nhà đàm phán nước này. Tại Diễn đàn Sáng kiến Vành đai và Con đường mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh Trung Quốc nhượng bộ trong đàm phán là bởi các nhu cầu phát triển của nước này chứ không phải do sức ép từ phía Mỹ.

Có thể thấy, Trung Quốc vẫn tiếp tục tỏ ra cứng rắn trong đàm phán mặc dù đã có những nhượng bộ nhất định, tuy nhiên đối với một số yêu cầu của Mỹ về thay đổi cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc hay một cơ chế thực thi thỏa thuận, chủ yếu nhắm tới Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ khó có thể nhượng bộ trong khi chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trong nước.

Ngoài ra còn một số yếu tố cho thấy Trung Quốc khó có thể đưa ra nhiều nhượng bộ, ví dụ như nền kinh tế nước này đang phục hồi và các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế đang được thực hiện và các nhà lãnh đạo nước này có thể cho rằng ảnh hưởng của các biện pháp thuế quan của Mỹ không quá nghiêm trọng như dự kiến.

Hơn nữa, các nhượng bộ của Trung Quốc đối với Mỹ cũng có nghĩa các nước khác cũng có thể áp dụng khi Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể cũng cảm nhận được rằng Tổng thống Trump đang rất muốn có được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc để tạo đà cho nỗ lực tái tranh cử vào năm tới. Chính vì vậy, Trung Quốc cũng sẽ tận dụng cơ hội này để muốn có được một thỏa thuận mà không phải đưa ra quá nhiều nhượng bộ, hoặc sẽ không vội vàng đạt được thỏa thuận mà thay vào đó kéo dài các cuộc đàm phán để đạt được các mục đích của mình. Trong trường hợp này, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ chưa thể kết thúc.  

Kỳ vọng vào một thỏa thuận khá bấp bênh

Trước vòng đàm phán tại Bắc Kinh tuần trước, dư luận rất kỳ vọng hai bên sẽ sớm đạt được một thỏa thuận thương mại khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra lạc quan về khả năng này và gọi các cuộc đàm phán là hiệu quả.

Tuy nhiên, sau tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Trump thì dư luận chỉ kỳ vọng các quan chức Trung Quốc vẫn sẽ tới Washington để đàm phán. Còn hiện nay, kỳ vọng cao nhất vẫn là hai bên đạt được một thỏa thuận vì cuộc chiến thương mại này đã diễn ra quá lâu và khiến kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng.

Cụ thể, chỉ riêng tuyên bố tăng thuế của Tổng thống Trump đã khiến chỉ số chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm, điều đó cho thấy cả thế giới đều đang dõi theo các diễn biến của vòng đàm phán này. Kỳ vọng vào một thỏa thuận đã trở nên khá bấp bênh với tuyên bố của Tổng thống Trump mặc dù đoàn đàm phán Trung Quốc vẫn sang Washington.

Do đó, một kết quả cụ thể, có thể là một thỏa thuận thương mại hay hai bên tiếp tục đàm phán trong thời gian tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của vòng đàm phán lần này. Liệu hai bên có thể dàn xếp được các bất đồng và nhượng bộ lẫn nhau hay không để hướng tới mục đích cuối cùng là một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại và đảm bảo được cả lợi ích của hai bên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ phát động “thập tự chinh” chống Huawei, gây sức ép lên Trung Quốc?
Mỹ phát động “thập tự chinh” chống Huawei, gây sức ép lên Trung Quốc?

VOV.VN - Một số học giả cho rằng việc Mỹ gây khó dễ cho hãng viễn thông Trung Quốc Huawei là nhằm mục đích rộng lớn hơn, không chỉ là chuyện thương mại.

Mỹ phát động “thập tự chinh” chống Huawei, gây sức ép lên Trung Quốc?

Mỹ phát động “thập tự chinh” chống Huawei, gây sức ép lên Trung Quốc?

VOV.VN - Một số học giả cho rằng việc Mỹ gây khó dễ cho hãng viễn thông Trung Quốc Huawei là nhằm mục đích rộng lớn hơn, không chỉ là chuyện thương mại.

Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển sau đề xuất “chưa có tiền lệ” từ Bắc Kinh
Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển sau đề xuất “chưa có tiền lệ” từ Bắc Kinh

VOV.VN - Liệu việc Trung Quốc đưa ra đề xuất “chưa có tiền lệ” về công nghệ có khiến cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đi đến hồi kết?

Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển sau đề xuất “chưa có tiền lệ” từ Bắc Kinh

Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển sau đề xuất “chưa có tiền lệ” từ Bắc Kinh

VOV.VN - Liệu việc Trung Quốc đưa ra đề xuất “chưa có tiền lệ” về công nghệ có khiến cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đi đến hồi kết?

Các trường đại học Mỹ “ly khai” hãng Huawei do sức ép lớn từ ông Trump
Các trường đại học Mỹ “ly khai” hãng Huawei do sức ép lớn từ ông Trump

VOV.VN - Đòn công kích của chính quyền Mỹ vào hãng viễn thông Huawei (Trung Quốc) đã lan rộng sang nhiều trường đại học Mỹ, khiến họ ghẻ lạnh Huawei.

Các trường đại học Mỹ “ly khai” hãng Huawei do sức ép lớn từ ông Trump

Các trường đại học Mỹ “ly khai” hãng Huawei do sức ép lớn từ ông Trump

VOV.VN - Đòn công kích của chính quyền Mỹ vào hãng viễn thông Huawei (Trung Quốc) đã lan rộng sang nhiều trường đại học Mỹ, khiến họ ghẻ lạnh Huawei.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Khoảng cách còn xa để đạt thỏa thuận
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Khoảng cách còn xa để đạt thỏa thuận

VOV.VN - Mỹ sẽ tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận thương mại trước ngày 1/3.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Khoảng cách còn xa để đạt thỏa thuận

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Khoảng cách còn xa để đạt thỏa thuận

VOV.VN - Mỹ sẽ tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận thương mại trước ngày 1/3.

Mỹ-Trung giải quyết vấn đề gai góc nhất trong cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung giải quyết vấn đề gai góc nhất trong cuộc chiến thương mại

VOV.VN - Nhiều vấn đề “gai góc” nhất dự kiến sẽ được các bên được thảo luận sâu tại vòng đàm phán thương mại mới ở Washington.

Mỹ-Trung giải quyết vấn đề gai góc nhất trong cuộc chiến thương mại

Mỹ-Trung giải quyết vấn đề gai góc nhất trong cuộc chiến thương mại

VOV.VN - Nhiều vấn đề “gai góc” nhất dự kiến sẽ được các bên được thảo luận sâu tại vòng đàm phán thương mại mới ở Washington.

Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc
Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang căng thẳng với việc Canada bắt giữ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu. Sau đây là vài nét về nhân vật này.

Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc

Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang căng thẳng với việc Canada bắt giữ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu. Sau đây là vài nét về nhân vật này.