Đằng sau luận thuyết “Okinawa thuộc chủ quyền Trung Quốc”

(VOV) - Tham vọng của Trung Quốc có thể gây bất ổn anh ninh đối với khu vực Đông Bắc Á.

Trong số ra ngày 8/5, tờ "Nhân dân Nhật báo" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Trung Quốc - đã đăng bài viết của các học giả nước này, trong đó đòi xem xét lại chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Okinawa. Lời kêu gọi xét lại này được đưa ra trong bối cảnh hai cường quốc Châu Á vẫn chưa giải quyết xong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.

Khách du lịch Nhật tại quần đảo Okinawa (Ảnh:Happytellus.com)

Theo các chuyên gia phân tích, những động thái nhằm mở rộng lãnh hải thông qua việc “tranh chấp hóa” các vùng biển không có tranh chấp đã cho thấy các tham vọng lớn của Trung Quốc. Điều này có thể sẽ gây bất ổn về mặt an ninh đối với Đông Bắc Á – một khu vực hiện đang phát triển hết sức năng động.

Chủ quyền của Nhật Bản bị hoài nghi

Trong bài báo trên, các học giả Trương Hải Bằng (Zhang Haipeng) và Lý Quốc Cường (Li Guoqiang) thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – cơ quan tham vấn hàng đầu của Trung Quốc - cho rằng,  Ryukyu từng là một "nước chư hầu" của Trung Quốc trước khi bị Nhật Bản thôn tính vào cuối những năm 1800. Vì vậy, các học giả này cho rằng Trung Quốc có thể có thẩm quyền đối với quần đảo Ryukyu, trong đó bao gồm cả đảo Okinawa.

Hai học giả này dẫn các tuyên bố sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai yêu cầu Nhật Bản trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc. Họ viết: "Đã đến lúc phải xem xét lại những vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến quần đảo Ryukyu".

Bài viết này cũng nhắc lại những lý lẽ của Chính phủ Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của nước này đối với những hòn đảo nhỏ không có người sinh sống trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

Ngay sau khi bài viết trên được đăng tải, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối lời kêu gọi trên của các học giả Trung Quốc. Ngày 9/5, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết thông qua các kênh ngoại giao, Nhật Bản đã khẳng định với Trung Quốc rằng nước này “phản đối một cách mạnh mẽ” nếu bài báo được đăng tải trên tờ “Nhân dân Nhật báo” đại diện cho lập trường của Chính phủ Trung Quốc. Người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản nói: “Đảo Okinawa là một bộ phận hiển nhiên của lãnh thổ đất nước chúng tôi. Đó là một sự thật được thừa nhận về mặt lịch sử và bởi cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói: "Giới học giả từ lâu đã quan tâm tới lịch sử của đảo Okinawa và Ryukyu…, nhưng quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc và chưa bao giờ là một phần của Ryukyu hay Okinawa”.

Toan tính chính trị hay sự tham lam?

Trong một vài thập kỷ gần đây, tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông là một trong những “nhân tố gây bất ổn” đối với quan hệ Nhật-Trung. Vào giữa tháng 4/2012, “nhân tố gây bất ổn” này đã một lần nữa gây ra sóng gió cho quan hệ Nhật-Trung khi Thị trưởng Tokyo, ông Shintaro Ishihara thông báo chính quyền thành phố này đang thương lượng với các chủ sở hữu tư nhân để mua các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku.

Ngày 10/9/2012, tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước đã được đẩy lên một nấc thang mới sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định mua lại ba đảo nhỏ thuộc quần đảo Senkaku từ một thương nhân của nước này, với mục đích quản lý quần đảo này một cách “hòa bình và ổn định”.

Phản ứng trước động thái trên của Tokyo, Bắc Kinh đã thực thi hàng loạt biện pháp trả đũa về mặt ngoại giao và kinh tế. Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình chống Nhật cũng nổ ra trên khắp đất nước Trung Quốc.

Người dân Nhật Bản sống tại Okinawa (Ảnh: Blue Zones)


Tuy nhiên, sau đó, Tokyo và Bắc Kinh đã có nhiều nỗ lực để hạ nhiệt tình trạng căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung. Mặc dù vậy, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu thuyền của họ đi vào vùng biển gần những đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo. Điều này làm gia tăng quan ngại về khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa hai nước.

Bình luận về lời kêu gọi xét lại chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Okinawa của các học giả Trung Quốc, ông Willy Lam, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Trung Văn ở Hongkong, cho rằng nghi vấn đặt ra về chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Okinawa có thể chỉ nhằm mục đích làm tăng ưu thế của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông. Ông nói: "Tôi cho rằng đây là một cuộc chiến tranh tâm lý. Điểm cốt lõi là tạo áp lực đối với Nhật Bản, buộc chính quyền Nhật Bản phải có những nhượng bộ trong vấn đề quần đảo Senkaku".

Okinawa là đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu và từng là trung tâm của vương quốc Ryukyu, hàng năm vẫn cống nạp cho các hoàng đế Trung Quốc cho tới khi  sáp nhập vào Nhật Bản năm 1879. Hiện nay, Okinawa là nơi đặt các căn cứ không quân và hải quân lớn của Mỹ, đồng thời là nơi sinh sống của 1,3 triệu dân - những người được cho là có mối quan hệ sắc tộc và ngôn ngữ mật thiết với Nhật Bản hơn là với Trung Quốc.

Tuy nhiên, một số người Trung Quốc coi những mối quan hệ trong lịch sử là cơ sở để Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Okinawa và bác bỏ việc Nhật Bản sở hữu hòn đảo này như một "tài sản kế thừa" của chủ nghĩa bành trướng hung hăng.

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc không đưa ra những tuyên bố như vậy nhưng giới truyền thông hết lần này đến lần khác cho đăng tải những bài viết và bình luận đặt nghi vấn về chủ quyền của Nhật Bản đối với Okinawa.

Giáo sư về vấn đề quan hệ quốc tế Go Ito của Đại học Meiji ở Tokyo nói: “Tuyên bố chủ quyền (của Trung Quốc) thật là lố bịch”. Nếu Nhật Bản tuyên bố rằng “về mặt lịch sử, bất cứ phần nào của Trung Quốc là một phần của Nhật Bản bởi vì, Trung Quốc đã từng bị xâm chiếm trong các thập kỷ đầu của thế kỷ trước, Bắc Kinh sẽ ngay lập tức kêu ca đó là “chủ nghĩa đế quốc”.

Các nhà phân tích nói rằng Bắc Kinh đang ngày càng hành động quả quyết trong việc đưa ra các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Điều này một phần xuất phát từ cơn khát năng lượng của Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang tăng trưởng với tốc độ cao, một phần do tham vọng siêu cường của Bắc Kinh. Nhiều người lo ngại các hành động này của Bắc Kinh có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua nhằm nâng cấp lực lượng hải quân trên khắp Châu Á./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

3 thủy thủ Trung Quốc đắm tầu ở Okinawa về nước
3 thủy thủ Trung Quốc đắm tầu ở Okinawa về nước

Những người này đã đáp máy bay từ sân bay Naha ở Okinawa đi Thượng Hải vào lúc 8h55 phút sáng 14/11. Thi thể của 1 thủy thủ được đưa về nước bằng một máy bay khác.

3 thủy thủ Trung Quốc đắm tầu ở Okinawa về nước

3 thủy thủ Trung Quốc đắm tầu ở Okinawa về nước

Những người này đã đáp máy bay từ sân bay Naha ở Okinawa đi Thượng Hải vào lúc 8h55 phút sáng 14/11. Thi thể của 1 thủy thủ được đưa về nước bằng một máy bay khác.

Nhật Bản phản đối Trung Quốc về tuyên bố đối với đảo Okinawa
Nhật Bản phản đối Trung Quốc về tuyên bố đối với đảo Okinawa

(VOV) - Một quan chức Nhật cho biết Trung Quốc giải thích rằng tuyên bố trên là của giới nghiên cứu nước này.

Nhật Bản phản đối Trung Quốc về tuyên bố đối với đảo Okinawa

Nhật Bản phản đối Trung Quốc về tuyên bố đối với đảo Okinawa

(VOV) - Một quan chức Nhật cho biết Trung Quốc giải thích rằng tuyên bố trên là của giới nghiên cứu nước này.

Tàu Trung Quốc mất tích ngoài khơi đảo Okinawa (Nhật Bản)
Tàu Trung Quốc mất tích ngoài khơi đảo Okinawa (Nhật Bản)

Khi vụ việc xảy ra, trên tàu có 25 thủy thủ, tất cả là người Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc mất tích ngoài khơi đảo Okinawa (Nhật Bản)

Tàu Trung Quốc mất tích ngoài khơi đảo Okinawa (Nhật Bản)

Khi vụ việc xảy ra, trên tàu có 25 thủy thủ, tất cả là người Trung Quốc.

Nhật Bản yêu cầu Mỹ giảm gánh nặng cho Okinawa
Nhật Bản yêu cầu Mỹ giảm gánh nặng cho Okinawa

Việc giảm gánh nặng cho tỉnh Okinawa, nhằm giải quyết vấn đề di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đây.

Nhật Bản yêu cầu Mỹ giảm gánh nặng cho Okinawa

Nhật Bản yêu cầu Mỹ giảm gánh nặng cho Okinawa

Việc giảm gánh nặng cho tỉnh Okinawa, nhằm giải quyết vấn đề di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đây.

Mỹ sẽ mở căn cứ quân sự Okinawa cho dân tránh sóng thần
Mỹ sẽ mở căn cứ quân sự Okinawa cho dân tránh sóng thần

(VOV) - Đây là lần đầu tiên một địa phương của Nhật Bản ký kết một thỏa thuận khẩn cấp quy mô lớn như thế với quân đội Mỹ.

Mỹ sẽ mở căn cứ quân sự Okinawa cho dân tránh sóng thần

Mỹ sẽ mở căn cứ quân sự Okinawa cho dân tránh sóng thần

(VOV) - Đây là lần đầu tiên một địa phương của Nhật Bản ký kết một thỏa thuận khẩn cấp quy mô lớn như thế với quân đội Mỹ.

Nhật, Mỹ tái bố trí căn cứ quân sự tại Okinawa
Nhật, Mỹ tái bố trí căn cứ quân sự tại Okinawa

(VOV) - Thỏa thuận mới giữa đôi bên liên quan tới 5 cơ sở quân sự của Mỹ và cả các khu dân cư của Nhật.

Nhật, Mỹ tái bố trí căn cứ quân sự tại Okinawa

Nhật, Mỹ tái bố trí căn cứ quân sự tại Okinawa

(VOV) - Thỏa thuận mới giữa đôi bên liên quan tới 5 cơ sở quân sự của Mỹ và cả các khu dân cư của Nhật.

Học giả Trung Quốc đòi chủ quyền cả đảo Okinawa
Học giả Trung Quốc đòi chủ quyền cả đảo Okinawa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đã nhiều lần từ chối trả lời trực tiếp về vấn đề này

Học giả Trung Quốc đòi chủ quyền cả đảo Okinawa

Học giả Trung Quốc đòi chủ quyền cả đảo Okinawa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đã nhiều lần từ chối trả lời trực tiếp về vấn đề này

Tái bố trí 8.600 lính thủy đánh bộ Mỹ khỏi Okinawa
Tái bố trí 8.600 lính thủy đánh bộ Mỹ khỏi Okinawa

Trong số 8.600 lính Mỹ được tái bố trí, 4.000 lính sẽ được điều đến Guam, 2.600 đến Hawaii, 1.200 tới Australia và 800 còn lại về Mỹ.

Tái bố trí 8.600 lính thủy đánh bộ Mỹ khỏi Okinawa

Tái bố trí 8.600 lính thủy đánh bộ Mỹ khỏi Okinawa

Trong số 8.600 lính Mỹ được tái bố trí, 4.000 lính sẽ được điều đến Guam, 2.600 đến Hawaii, 1.200 tới Australia và 800 còn lại về Mỹ.

Phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần vùng biển Okinawa
Phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần vùng biển Okinawa

Ba tàu chiến bị phát hiện gồm hai tàu khu trục lớp Luyang 1 và Luyang 2 trang bị tên lửa hành trình cùng một tàu lớp Jiangkai 2.

Phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần vùng biển Okinawa

Phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần vùng biển Okinawa

Ba tàu chiến bị phát hiện gồm hai tàu khu trục lớp Luyang 1 và Luyang 2 trang bị tên lửa hành trình cùng một tàu lớp Jiangkai 2.

Tên lửa Triều Tiên bay qua Okinawa của Nhật Bản
Tên lửa Triều Tiên bay qua Okinawa của Nhật Bản

Tuy nhiên, Nhật Bản đã không hề có biện pháp ngăn chặn.

Tên lửa Triều Tiên bay qua Okinawa của Nhật Bản

Tên lửa Triều Tiên bay qua Okinawa của Nhật Bản

Tuy nhiên, Nhật Bản đã không hề có biện pháp ngăn chặn.

Nhật-Trung: căng thẳng mới xung quanh quần đảo Okinawa
Nhật-Trung: căng thẳng mới xung quanh quần đảo Okinawa

(VOV) - Trung Quốc cho rằng, chủ quyền của  họ đối với Okinawa chẳng khác gì chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku.

Nhật-Trung: căng thẳng mới xung quanh quần đảo Okinawa

Nhật-Trung: căng thẳng mới xung quanh quần đảo Okinawa

(VOV) - Trung Quốc cho rằng, chủ quyền của  họ đối với Okinawa chẳng khác gì chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku.

Mỹ - Nhật đạt thỏa thuận về di chuyển binh sỹ khỏi Okinawa
Mỹ - Nhật đạt thỏa thuận về di chuyển binh sỹ khỏi Okinawa

Theo kế hoạch, hai nước sẽ chính thức công bố quyết định di chuyển lính Mỹ ra khỏi Okinawa vào ngày 13/2 tới

Mỹ - Nhật đạt thỏa thuận về di chuyển binh sỹ khỏi Okinawa

Mỹ - Nhật đạt thỏa thuận về di chuyển binh sỹ khỏi Okinawa

Theo kế hoạch, hai nước sẽ chính thức công bố quyết định di chuyển lính Mỹ ra khỏi Okinawa vào ngày 13/2 tới

Dân Nhật phản đối đưa máy bay chiến đấu của Mỹ đến Okinawa
Dân Nhật phản đối đưa máy bay chiến đấu của Mỹ đến Okinawa

Biểu tình diễn ra khi chuyến tàu chở 12 máy bay chiến đấu Osprey của Mỹ đã đến căn cứ quân sự Mỹ ở Iwakuni sáng 23/7.

Dân Nhật phản đối đưa máy bay chiến đấu của Mỹ đến Okinawa

Dân Nhật phản đối đưa máy bay chiến đấu của Mỹ đến Okinawa

Biểu tình diễn ra khi chuyến tàu chở 12 máy bay chiến đấu Osprey của Mỹ đã đến căn cứ quân sự Mỹ ở Iwakuni sáng 23/7.