Nga cùng lúc bắt tay Iran và Saudi Arabia

VOV.VN - Dù Iran và Saudi Arabia là hai quốc gia kình địch tại khu vực Trung Đông nhưng Nga vẫn tăng cường hợp tác với các nước này nhằm tìm cách đối phó với phương Tây và mở rộng ảnh hưởng tại Trung Đông.

Iran – đối tác quan trọng và cần thiết của Nga

Khi chiến sự tại Ukraine tiếp tục kéo dài, làm tiêu hao kho vũ khí, nhân lực, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và các mối quan hệ ngoại giao của Nga, Tổng thống Putin đã tìm đến Iran như một đối tác quan trọng và cần thiết để giúp ông lật ngược tình thế.

Thời gian gần đây, Iran được cho là đã cung cấp một loạt máy bay không người lái (UAV) tấn công cho Nga và đang xem xét cung cấp tên lửa để Moscow sử dụng trên chiến trường. Có thể nói sự tương đồng trong quan điểm chống phương Tây và nỗ lực đối phó với các lệnh trừng phạt đang khiến Nga và Iran xích lại gần nhau hơn.

Điều này có thể sẽ định hình lại các liên minh trong khu vực trong nhiều thập kỷ tới, khi Điện Kremlin tìm cách cân bằng các mối quan hệ giữa hai quốc gia luôn đối đầu nhau là Iran và Saudi Arabia. Nga cần Iran để có đủ nguồn cung vũ khí trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài tại Ukraine, nhưng nước này cũng cần  Saudi Arabia để giữ giá dầu gia tăng nhằm đảm bảo nền kinh tế luôn trụ vững trước sự cô lập của phương Tây.

Một số nhà phân tích phương Tây cho rằng, việc Iran bán vũ khí cho Nga tạo ra một bước ngoặt mới nguy hiểm hơn, đánh dấu sự can thiệp đầu tiên của nước cộng hòa Hồi giáo này vào một cuộc xung đột ở châu Âu, có thể gây ra nhiều rủi ro cho Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Henry Rome, nhà phân tích về Iran tại Viện Chính sách Cận Đông của Washington nhận định, quyết định bán vũ khí mở ra một chương hoàn toàn mới trong quan hệ Iran-Nga. "Đó là một động thái khá dứt khoát của Iran khi quyết định dấn thân vào cuộc chiến trên đất châu Âu”, chuyên gia này lưu ý.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm thay đổi trật tự chính trị theo cách chưa từng thấy kể từ thời điểm Bức tường Berlin bị phá vỡ. Những lời cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân cùng cáo buộc giữa Nga và phương Tây về kế hoạch sử dụng "bom bẩn" đã khiến nhiều người lo ngại về một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Cả Nga và Iran đều mong muốn xây dựng một thế giới đa cực mà ở đó ảnh hưởng của phương Tây bị suy giảm.

Ray Takeyh, một nhà phân tích về Iran và Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ cho rằng: “Iran và Nga có một điểm chung. Hai bên đều đánh giá các tình huống chiến lược của họ thông qua lăng kính hoài nghi phương Tây, vì thế mức độ hợp tác của họ sẽ gia tăng khi họ thấy mình ở vị trí giống nhau”.

Khi Iran bày tỏ sự ủng hộ với Nga trong cuộc xung đột tại Ukraine, triển vọng hồi sinh của thỏa thuận hạt nhân năm 2015, mà theo đó Tehran hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc được phương Tây giảm nhẹ biện pháp trừng phạt, ngày càng lu mờ.

Trong bối cảnh các cuộc biểu tình bùng phát mạnh mẽ trên toàn quốc, nhiều khả năng Iran sẽ gia tăng sự ủng hộ đối với Moscow với hy vọng Nga có thể sử dụng quyền phủ quyết của nước này với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để ngăn chặn Mỹ và châu Âu áp đặt thêm bất cứ biện pháp trừng phạt nào đối với Tehran.

Các nhà lãnh đạo Iran có lẽ nhận thấy rằng, bằng cách hỗ trợ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, họ có thể chứng minh Iran là một nhân tố có ảnh hưởng trên toàn cầu và tận dụng hoạt động bán vũ khí để vực dậy nền kinh tế.

“Nếu bạn đặt mình vào tình huống của Iran bạn sẽ thấy có một logic chiến lược cho cách tiếp cận này là: các cuộc đàm phán hạt nhân không có kết quả, Iran không thể tin tưởng phương Tây. Iran đã và đang tự lực về kinh tế, quân sự và tương lai chính là quan hệ với Nga-Trung Quốc”, nhà phân tích Rome lưu ý.

Trong bối cảnh Phương Tây đang gấp rút cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không tiên tiến, kế hoạch của Iran chuyển giao tên lủa cho Nga, nếu được thực thi, có thể làm thay đổi cán cân trên chiến trường, khiến lợi thế nghiêng về phía Nga.  

Tăng cường quan hệ hợp tác với Saudi Arabia để khắc chế phương Tây

Tổng thống Putin được coi là một nhà lãnh đạo luôn biết cách cân bằng các mối quan hệ, ngay cả với những quốc gia luôn đối đầu nhau ở Trung Đông. Nhưng cuộc xung đột Nga-Ukraine đang làm bất ổn thêm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và tạo ra những cơn đau đầu về chính trị. Thực tế này đòi hỏi ông Putin phải xử lý một cách cẩn trọng những cuộc cạnh tranh nhạy cảm tại khu vực, đặc biệt là những mâu thuẫn trong quan hệ Iran – Saudi Arabia.

Saudi Arabia vẫn duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nga kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2. Trên thực tế, ngay trước thời điểm xung đột nổ ra, tập đoàn Kingdom Holding của Saudi Arabia đã đầu tư hơn 500 triệu USD vào các tập đoàn năng lượng của Nga, trong đó có Gazprom, Rosneft và Lukoil.

Hồi đầu tháng 10, nhóm OPEC + do Saudi Arabia và Nga dẫn đầu đã công bố kế hoạch giảm sản lượng khai thác dầu. Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới cho biết, quyết định nhằm duy trì lợi ích tài chính và thương mại cũng như đảm bảo sự ổn định trên thị trường.

Tuy vậy, thông báo trên đã khiến các quan chức tại Washington tức giận. Họ cho rằng, quyết định của OPEC + sẽ giúp Nga chống chọi lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu, đồng thời làm suy yếu nỗ lực của phương Tây nhằm làm suy yếu Nga.

Đánh giá về mối quan hệ của Moscow với hai đối thủ trong khu vực là Saudi Arabia và Iran, ông Joseph A Kechichian, một thành viên cấp cao tại Trung tâm King Faisal ở Riyadh cho rằng: “Saudi Arabia nhận thấy cần phải giữ quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nga, để điều phối việc sản xuất dầu mỏ, đồng thời duy trì đối thoại về các sáng kiến bình thường hóa quan hệ với Iran”.

Tuy vậy, việc Saudi Arabia củng cố quan hệ hợp tác với Nga, ngay cả khi có sự tính toán và cơ hội, đang làm gia tăng căng thẳng giữa Riyadh và Washington. Những lời cảnh báo từ các nhà lập pháp Mỹ về việc hạ cấp quan hệ an ninh giữa Washington với Riyadh, và sự ủng hộ của họ với dự luật không sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ (NOPEC) đã cho thấy điều đó.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Yemen  Gerald Feierstein cho rằng: "Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến chính sách của Saudi Arabia trở thành tâm điểm chú ý và gây áp lực buộc họ phải chọn bên - điều mà họ luôn muốn tránh.  Các quyết định mà Riyadh  đưa ra sẽ được Mỹ nhìn nhận theo quan điểm: 'Bạn đồng hành với chúng tôi hay chống lại chúng tôi?”.

Về phần mình, Saudi Arabia và nhiều nước khác cho rằng, Washington đang mất dần sự quan tâm đối với khu vực, khiến việc hợp tác với Moscow có nhiều triển vọng hơn.

Theo các nhà phân tích Andrew S. Weiss và Jasmine Alexander-Greene, thuộc Viện Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế, Tổng thống Putin có thể sử dụng vũ khí năng lượng của Nga, đồng thời tận dụng quan hệ với Saudi Arabia và nhiều quốc gia vùng Vịnh để làm tổn thương các đối thủ phương Tây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran tìm thấy mục tiêu mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine
Iran tìm thấy mục tiêu mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang giúp một quốc gia đạt được các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, nhưng đó không phải là Nga và Ukraine.

Iran tìm thấy mục tiêu mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Iran tìm thấy mục tiêu mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang giúp một quốc gia đạt được các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, nhưng đó không phải là Nga và Ukraine.

Lý do tiêm kích Su-57 của Nga hoạt động hạn chế ở Ukraine
Lý do tiêm kích Su-57 của Nga hoạt động hạn chế ở Ukraine

VOV.VN - Nga cuối cùng đã phá vỡ sự im lặng trước những đồn đoán liên quan đến việc sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Lý do tiêm kích Su-57 của Nga hoạt động hạn chế ở Ukraine

Lý do tiêm kích Su-57 của Nga hoạt động hạn chế ở Ukraine

VOV.VN - Nga cuối cùng đã phá vỡ sự im lặng trước những đồn đoán liên quan đến việc sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Nga tuyên bố sử dụng vũ khí tầm xa tấn công mục tiêu quân sự của Ukraine
Nga tuyên bố sử dụng vũ khí tầm xa tấn công mục tiêu quân sự của Ukraine

VOV.VN - Nga ngày 19/10 tuyên bố, các lực lượng nước này đang tiếp tục tấn công vào mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Nga tuyên bố sử dụng vũ khí tầm xa tấn công mục tiêu quân sự của Ukraine

Nga tuyên bố sử dụng vũ khí tầm xa tấn công mục tiêu quân sự của Ukraine

VOV.VN - Nga ngày 19/10 tuyên bố, các lực lượng nước này đang tiếp tục tấn công vào mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Nga điều máy bay ném bom có khả năng hạt nhân bay qua Thái Bình Dương
Nga điều máy bay ném bom có khả năng hạt nhân bay qua Thái Bình Dương

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 18/10 thông báo, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của nước này đã thực hiện chuyến bay kéo dài hơn 12 giờ trên Thái Bình Dương, Biển Bering và Biển Okhotsk.

Nga điều máy bay ném bom có khả năng hạt nhân bay qua Thái Bình Dương

Nga điều máy bay ném bom có khả năng hạt nhân bay qua Thái Bình Dương

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 18/10 thông báo, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của nước này đã thực hiện chuyến bay kéo dài hơn 12 giờ trên Thái Bình Dương, Biển Bering và Biển Okhotsk.

NATO tăng cường sản xuất vũ khí, tìm cách vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang
NATO tăng cường sản xuất vũ khí, tìm cách vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang

VOV.VN - Các nước phương Tây đang cố gắng thúc đẩy năng lực sản xuất vũ khí và đạn dược nhằm hỗ trợ Ukraine đối phó với cuộc tấn công trong mùa Đông và vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang.

NATO tăng cường sản xuất vũ khí, tìm cách vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang

NATO tăng cường sản xuất vũ khí, tìm cách vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang

VOV.VN - Các nước phương Tây đang cố gắng thúc đẩy năng lực sản xuất vũ khí và đạn dược nhằm hỗ trợ Ukraine đối phó với cuộc tấn công trong mùa Đông và vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang.

Xung đột Nga - Ukraine trước những diễn biến khó lường khi mùa Đông đến gần
Xung đột Nga - Ukraine trước những diễn biến khó lường khi mùa Đông đến gần

VOV.VN - Những tuần tiếp theo của cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ rất quan trọng và một đợt leo thang căng thẳng khác có thể xảy ra khi mỗi bên tìm cách giáng đòn mạnh vào đối phương còn phía bên kia tìm cách đáp trả tương xứng.

Xung đột Nga - Ukraine trước những diễn biến khó lường khi mùa Đông đến gần

Xung đột Nga - Ukraine trước những diễn biến khó lường khi mùa Đông đến gần

VOV.VN - Những tuần tiếp theo của cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ rất quan trọng và một đợt leo thang căng thẳng khác có thể xảy ra khi mỗi bên tìm cách giáng đòn mạnh vào đối phương còn phía bên kia tìm cách đáp trả tương xứng.