Nghị quyết lịch sử thứ 3 và “tiền đồ vận mệnh” của Trung Quốc

VOV.VN - Nghị quyết lịch sử thứ 3 được khẳng định là “thành quả quan trọng nhất” của Hội nghị Trung ương 6 khóa 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc và là "quyết sách mang tính lịch sử và chiến lược”.

Đúng như tên gọi, không giống hai nghị quyết lịch sử trước đó, Nghị quyết về những thành tựu quan trọng và kinh nghiệm lịch sử trong 100 năm phấn đấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa được Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX (tức Hội nghị Trung ương 6 khóa 19) thông qua không nhằm mục đích “phán xét lịch sử”.

Những thành tựu và kinh nghiệm được đúc kết trong Nghị quyết về những thành tựu quan trọng và kinh nghiệm lịch sử trong 100 năm phấn đấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa được Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX (tức Hội nghị Trung ương 6 khóa 19) thông qua không chỉ nhằm xác lập “vị trí hạt nhân” của ông Tập Cận Bình và “vị trí chỉ đạo” của tư tưởng do ông đưa ra đối với “tiền đồ vận mệnh” của Trung Quốc, mà còn nhằm “thống nhất tư tưởng, thống nhất ý chí, thống nhất hành động của toàn đảng”, đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc kiến ​​tạo tương lai.

Nghị quyết lịch sử và “hai xác lập”

Hội nghị Trung ương 6 khóa 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc được nước này đánh giá là mang ý nghĩa quan trọng khi được tổ chức vào “thời điểm then chốt giao thoa lịch sử giữa hai mục tiêu phấn đấu 100 năm”. Trong khi đó, Nghị quyết lịch sử thứ 3 được khẳng định là “thành quả quan trọng nhất” của hội nghị và “là quyết sách mang tính lịch sử và chiến lược”.

Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nghị quyết lịch sử chưa bao giờ chỉ là về lịch sử, mà còn là định hướng tương lai của đất nước và các kết luận về “người cầm lái” của đảng.

Cho đến nay, toàn văn nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 vẫn chưa được công bố, song thông cáo của hội nghị đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa nghị quyết này với hai nghị quyết năm 1945 và 1981 – những văn kiện mà ngay từ tên gọi đã đề cập “các vấn đề lịch sử”.

Giới thiệu về hai đặc điểm cơ bản của Nghị quyết lịch sử thứ 3, ông Vương Hiểu Huy, Phó Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết: “Đặc điểm thứ nhất là, khác với hai nghị quyết lịch sử trước, chủ yếu tổng kết những bài học lịch sử của Đảng và phân định rõ đúng sai lịch sử, lần này chủ yếu tổng kết những thành tựu quan trọng và kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong 100 năm phấn đấu... Hai là, trọng điểm tổng kết những thành tựu lịch sử, những biến chuyển lịch sử và kinh nghiệm tươi mới trong sự nghiệp của Đảng và đất nước trong thời đại mới”.

Trong khi đó, thông cáo của Hội nghị Trung ương 6 nêu rõ, Đảng Cộng sản Trung Quốc “xác lập đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân của Trung ương Đảng, hạt nhân của toàn đảng, xác lập vị trí chỉ đạo của tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”, hay “hai xác lập” và điều này “có ý nghĩa quyết định” đối với sự phát triển của đảng này và Trung Quốc trong thời đại mới, cũng như “tiến trình lịch sử thúc đẩy sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.

Khẳng định thêm trong cuộc họp báo giới thiệu về hội nghị ngày 12/11, ông Giang Kim Quyền, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết: “Hai xác lập phù hợp với nguyện vọng chung của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Đồng thời, có đủ cơ sở lý luận, đó là: hạt nhân lãnh đạo vững vàng và chỉ dẫn lý luận khoa học là những vấn đề căn bản liên quan đến tiền độ vận mệnh của đảng và đất nước, sự thành bại sự nghiệp của đảng và nhân dân”.

Theo ông Vương Hiểu Huy, "Nghị quyết" gồm 7 phần, trọng tâm làm nổi bật “Thời đại mới của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” do Tổng Bí thư Tập Cận Bình khởi xướng và dành nhiều phần để tổng kết những thành tựu kể từ sau Đại hội 18 năm 2012, trong bối cảnh chỉ còn khoảng 1 năm nữa, đảng này sẽ tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc khóa mới, với việc bầu ra người lãnh đạo toàn đảng bước vào hành trình mới hướng tới mục tiêu 100 năm lần thứ 2.

Ông Khúc Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tư liệu và Lịch sử Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: “Việc khái quát và trình bày tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới là điểm nhấn nổi bật, cũng là đóng góp to lớn của Nghị quyết”.

Lý giải mới về tư tưởng Tập Cận Bình

Trong thông cáo hội nghị, tên của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đều được nhắc đến, nhưng chỉ có Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình có tư tưởng mang tên mình.

Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới được diễn giải “là chủ nghĩa Mác Trung Quốc đương đại, chủ nghĩa Mác thế kỷ 21, là tinh hoa thời đại của văn hóa Trung Hoa và tinh thần Trung Quốc, đã thực hiện bước nhảy vọt mới trong việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác”.

Theo ông Vương Hiểu Huy, cách biểu đạt này đã làm rõ “nội hàm lý luận và ý nghĩa to lớn” của tư tưởng Tập Cận Bình, cũng như “vị thế quan trọng của nó trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa Mác và lịch sử phát triển văn hóa Trung Hoa.” Tư tưởng này “là thành quả lý luận to lớn kết hợp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc và văn hóa truyền thống ưu tú Trung Hoa, là kết tinh lý luận quan trọng của những thành tựu lịch sử và những biến chuyển lịch sử kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thực hiện bước nhảy vọt lịch sử và sự thăng hoa sáng tạo trong việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác”.

Trước đó vài ngày, ông Vương Tín Hiền, Giám đốc Viện Đông Á thuộc Đại học Chính trị Đài Loan, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế, từng nhận định nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ đề cập đến lịch sử của đảng, mà còn tuyên bố với thế giới về sự phát triển của Chủ nghĩa Mác. Điều này nhằm khẳng định Đảng Cộng sản Trung Quốc là người kế thừa đích thực của Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội, hình thành nên mô hình Trung Quốc, cũng như tạo ra một con đường hiện đại hóa và hình thái mới của văn minh nhân loại, còn ông Tập Cận Bình đã kết hợp chủ nghĩa Mác với văn hóa Trung Quốc và tinh thần Trung Quốc thành một bộ ý thức hệ phù hợp với Trung Quốc và thuộc về Trung Quốc.

Ông Khúc Thanh Sơn khi tổng kết về ý nghĩa của Nghị quyết cho biết: “Thứ nhất, Nghị quyết là một văn kiện mang tính cương lĩnh của Chủ nghĩa Mác; thứ hai, Nghị quyết là tuyên ngôn chính trị để những người Cộng sản Trung Quốc trong thời đại mới luôn ghi nhớ sứ mệnh ban đầu, kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; thứ ba, Nghị quyết là kim chỉ nam hành động để lấy lịch sử làm gương, kiến tạo tương lai, hiện thực hóa sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.

Do vậy, theo ông, cũng giống hai nghị quyết lịch sử trước, Nghị quyết này “chắc chắn sẽ có ý nghĩa to lớn và sâu sắc trong việc thúc đẩy sự thống nhất về tư tưởng, thống nhất về ý chí, thống nhất về hành động trong toàn đảng”, để đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc kiến ​​tạo tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ thử nghiệm hệ thống Vòm Sắt trên đảo Guam đối phó với tên lửa của Trung Quốc
Mỹ thử nghiệm hệ thống Vòm Sắt trên đảo Guam đối phó với tên lửa của Trung Quốc

VOV.VN - Hệ thống Vòm Sắt sẽ giúp Mỹ củng cố hệ thống phòng thủ trên đảo Guam và có thể là vũ khí làm thay đổi cuộc chơi tại khu vực Thái Bình Dương – nơi Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng.

Mỹ thử nghiệm hệ thống Vòm Sắt trên đảo Guam đối phó với tên lửa của Trung Quốc

Mỹ thử nghiệm hệ thống Vòm Sắt trên đảo Guam đối phó với tên lửa của Trung Quốc

VOV.VN - Hệ thống Vòm Sắt sẽ giúp Mỹ củng cố hệ thống phòng thủ trên đảo Guam và có thể là vũ khí làm thay đổi cuộc chơi tại khu vực Thái Bình Dương – nơi Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng.

Trung Quốc: Ngày hội mua sắm 11/11 lặng lẽ, Bắc Kinh nâng cấp phòng dịch
Trung Quốc: Ngày hội mua sắm 11/11 lặng lẽ, Bắc Kinh nâng cấp phòng dịch

VOV.VN - Không khí ngày hội mua sắm nhân Lễ Độc thân 11/11 năm nay ở Trung Quốc trở nên trầm lắng hiếm thấy, trong khi thủ đô Bắc Kinh tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch sau khi xuất hiện các ca Covid-19 trở lại.

Trung Quốc: Ngày hội mua sắm 11/11 lặng lẽ, Bắc Kinh nâng cấp phòng dịch

Trung Quốc: Ngày hội mua sắm 11/11 lặng lẽ, Bắc Kinh nâng cấp phòng dịch

VOV.VN - Không khí ngày hội mua sắm nhân Lễ Độc thân 11/11 năm nay ở Trung Quốc trở nên trầm lắng hiếm thấy, trong khi thủ đô Bắc Kinh tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch sau khi xuất hiện các ca Covid-19 trở lại.

Vì sao Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi Zero Covid-19?
Vì sao Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi Zero Covid-19?

VOV.VN - Mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng cao, Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược phong tỏa, xét nghiệm trên diện rộng và cách ly tập trung bất cứ khi nào có đợt bùng phát dịch Covid-19.

Vì sao Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi Zero Covid-19?

Vì sao Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi Zero Covid-19?

VOV.VN - Mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng cao, Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược phong tỏa, xét nghiệm trên diện rộng và cách ly tập trung bất cứ khi nào có đợt bùng phát dịch Covid-19.

Trung Quốc dự hội nghị về Afghanistan do Pakistan tổ chức
Trung Quốc dự hội nghị về Afghanistan do Pakistan tổ chức

VOV.VN - Trung Quốc khẳng định tham gia hội nghị về vấn đề Afghanistan do Pakistan tổ chức hôm nay (11/11), sau một ngày từ chối cuộc đối thoại tương tự do Ấn Độ chủ trì.

Trung Quốc dự hội nghị về Afghanistan do Pakistan tổ chức

Trung Quốc dự hội nghị về Afghanistan do Pakistan tổ chức

VOV.VN - Trung Quốc khẳng định tham gia hội nghị về vấn đề Afghanistan do Pakistan tổ chức hôm nay (11/11), sau một ngày từ chối cuộc đối thoại tương tự do Ấn Độ chủ trì.