Nhật Bản đã sẵn sàng cho trục G2 mới với Mỹ?

VOV.VN - Với giới bảo thủ Nhật Bản, trục G2 với Mỹ có thể là một chiến thắng, nhưng điều đó cũng đi kèm với cái giá của nó. Tokyo sẽ phải đổi lại bằng những điều Mỹ muốn trong nhiều lĩnh vực, từ nhân quyền tới quân sự và việc thúc đẩy hợp tác 3 bên với Hàn Quốc.

Khi Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga bước vào Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng vào ngày 16/4 tới, ông không chỉ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Nhật Bản còn thể hiện trọng tâm đối ngoại của chính quyền Biden: đối phó và bao vây Trung Quốc.

“Chúng ta cần Nhật Bản ở trung tâm chiến lược an ninh châu Á”, đó là cách mà Giáo sư Emeritus Gerald Curtis chuyên về quan hệ Mỹ-Nhật tại Đại học Columbia nói về tính toán tham vọng của chính quyền Mỹ.

Đối với chính quyền Biden, chuyến thăm này là nhằm trao cho chính phủ Nhật Bản một lá phiếu tín nhiệm. Mục đích của chính quyền đương nhiệm ở Mỹ là trao cho Nhật Bản vai trò lớn hơn trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

“Mỹ tin rằng để có một chính sách phù hợp về Trung Quốc, cần phải có chính sách đúng về châu Á và để có chính sách đúng về châu Á thì cần phải bắt đầu với Nhật Bản”, theo ông James Schoff thuộc Quỹ Carnegie về Hòa bình, cựu chuyên gia về Nhật Bản trong chính quyền Obama và từng cố vấn trong chiến dịch tranh cử của ông Biden.

Trục G2 mới giữa Mỹ và Nhật Bản

Suốt nhiều năm, giới chức Nhật Bản đã nỗ lực ngăn chặn sự hình thành của một trục G2 “đáng sợ” gồm Trung Quốc và Mỹ có thể khiến Nhật Bản bị gạt sang lề.

Giờ đây, G2 cuối cùng cũng tới. Nhưng đó không phải là G2 mà Tokyo lo ngại, mà là G2 gồm Mỹ và Nhật Bản.

Mục đích của liên minh này đã rất rõ ràng trong tuyên bố 2+2 mới đây của bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ và Nhật Bản, trong đó lần đầu tiên nêu đích danh Trung Quốc là mối đe dọa chung, đồng thời đề cập các lĩnh vực có tiềm năng hành động chung từ thúc đẩy dân chủ tới đảm bảo “hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan”.

Một số nhà hoạch định chính sách Mỹ nhận thấy Nhật Bản giờ đây đã có có bước ngoặt chiến lược, không còn quá cẩn trọng để tránh “chọc giận” Trung Quốc.

Giới chức Mỹ cho rằng, cách tiếp cận đối phó Trung Quốc, dự kiến được nhắc lại trong tuyên bố sau cuộc gặp Biden-Suga, sẽ phần lớn do phía Nhật Bản đưa ra.

“Họ là những người muốn sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ trong tuyên bố 2+2”, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết. Quan chức này cũng nói rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi và Thứ trưởng Yasuhiro Nakayama đều là những quan chức có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, với giới bảo thủ Nhật Bản, một chiến thắng về G2 cũng có cái giá của nó. Tokyo sẽ phải đổi lại bằng những điều Mỹ muốn trong nhiều lĩnh vực, từ nhân quyền tới quân sự và việc thúc đẩy hợp tác 3 bên với Hàn Quốc.

“Phá rào” trong vấn đề nhân quyền

Bất đồng thấy rõ giữa Mỹ và Nhật Bản là việc chính quyền Biden muốn đặt vấn đề nhân quyền ở trung tâm chiến lược về Trung Quốc.

Hong Kong, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và việc Bắc Kinh không muốn chỉ trích cuộc đảo chính ở Myanmar sẽ là các vấn đề nổi bật.

Chính quyền của Thủ tướng Suga đã tích cực lên tiếng phản đối các vấn đề kể trên, nhưng lại từ chối tham gia vào các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các nước khác áp đặt đối với Trung Quốc. Các công ty Nhật Bản cũng chưa dừng thu mua bông xuất xứ từ Tân Cương, cũng như chưa dừng đầu tư vào Myanmar.

“Nhật Bản ở đâu khi nói về việc cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương? Họ đang né tránh”. Ông Curtis nhận định.

Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương mới của Mỹ

Lĩnh vực có khả năng hợp tác lớn nhất giữa Mỹ và Nhật Bản hiện nay là về quốc phòng và an ninh.

Việc Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng và mua vũ khí, khí tài Mỹ, trong đó có tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 đã làm gia tăng cơ hội cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các lực lượng Mỹ và Nhật Bản.

Bên cạnh đó, việc đưa Eo biển Đài Loan vào danh sách lo ngại an ninh chung – lần đầu tiên kể từ 1969 cũng đặt ra kỳ vọng rằng Nhật Bản có thể sẵn sàng triển khai lực lượng cùng Mỹ để phản ứng trước việc Trung Quốc sử dụng vũ lực.

Nhật Bản có thể sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ về hậu cần cho các lực lượng Mỹ, không chỉ bởi Okinawa gần Đài Loan, mà còn vì mục giúp Mỹ răn đe Trung Quốc.

Dù vậy, thực tế chính trị nội bộ và sự cân bằng với Trung Quốc khiến kịch bản này ít khả thi hơn, theo giáo sư Curtis.

Giới chức Lầu Năm Góc đã có những mục tiêu tham vọng hơn đối với Nhật Bản.

Theo Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương mới, với nguồn quỹ 27 tỷ USD, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã đặt ra tầm nhìn về một mạng lưới “tấn công chính xác” với các tên lửa trên bộ và trên biển, cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa, các máy bay của không quân và hải quân “dọc chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai”.

Dù vẫn đang ở trong giai đoạn kên kế hoạch, nhưng sáng kiến này cũng bao gồm cả các tên lửa tầm xa đặt ở Nhật Bản, đảo Guam và các đảo khác ở Thái Bình Dương. Hiện chưa rõ Nhật Bản có đồng ý với sáng kiến hay không.

“Có thể sẽ chẳng có đối tác nào trong khu vực ở chuỗi đảo thứ nhất sẵn sàng cho phép triển khai tên lửa tầm xa của Mỹ trên lãnh thổ của họ”. Tướng nghỉ hưu của Lục Quân Mỹ, Thomas Spoehr, hiện làm việc cho Quỹ Di Sản, nhận định.

Rào cản hợp tác 3 bên với Hàn Quốc

Vấn đề thách thức nhất đối với trục G2 có thể là thúc đẩy hợp tác an ninh 3 bên với Hàn Quốc. Cách tiếp cận hiện nay của chính quyền Biden là tận dụng mối đe dọa Triều Tiên để đẩy Nhật Bản và Hàn Quốc vào mối quan hệ hợp tác 3 bên.

Cuộc họp của các cố vấn an ninh quốc gia trong tuần này là sự khởi đầu, tiếp đó là cuộc họp ngoại trưởng 3 bên trong tháng 4 này. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ thừa nhận, bầu không khí giữa Seoul và Tokyo khá gay gắt và kết quả có thể sẽ chỉ dừng lại ở một thỏa thuận hời hợt.

Nỗ lực nhằm tách biệt các vấn đề an ninh khỏi những bất đồng về lịch sử và pháp lý đối với lao động cưỡng bức và phụ nữ mua vui giữa Nhật Bản và Hàn Quốc dường như không đem lại nhiều kết quả. Mỹ tỏ ra thất vọng khi Hàn Quốc khoét sâu những bất đồng, trong khi phía Nhật Bản cũng không sẵn lòng thảo luận vấn đề nếu Seoul không nhượng bộ trước.

“Điều đó sẽ không được giải quyết trong một sớm một chiều. Tình hình sẽ chẳng tốt hơn mà cũng chẳng tệ hơn được”, một cựu quan chức thân cận với chính quyền Biden cho biết.

Các chuyên gia Mỹ cảnh báo, cho dù các cuộc đối thoại thành công, Nhật Bản có lẽ vẫn chưa chuẩn bị để đóng vai trò trung tâm trong chiến lược châu Á của Mỹ. Nhật Bản muốn là tham gia vào các nhóm rộng hơn, không chỉ QUAD, mà cả các cơ chế đa phương khác.

Các nhóm như G7, có thể được mở rộng thêm Ấn Độ và thậm chí cả Hàn Quốc, sẽ dễ chấp nhận hơn đối với các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản và được xem như một “cỗ xe” cạnh tranh với Trung Quốc.

Dù Tokyo hoan nghênh tuyên bố “Nước Mỹ trở lại” của chính quyền Biden, thì họ vẫn muốn đa dạng hóa chính sách an ninh và ngoại giao, chứ không phải chỉ dựa vào Mỹ trong một nhóm hẹp G2./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Ngày 6/4, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ hai để có thể thực hiện hội đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Mỹ dự kiến vào ngày 16/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ

Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Ngày 6/4, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ hai để có thể thực hiện hội đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Mỹ dự kiến vào ngày 16/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản sẽ lần đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Biden vào ngày 16/4
Thủ tướng Nhật Bản sẽ lần đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Biden vào ngày 16/4

VOV.VN - Theo nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, Thủ tướng nước này Suga Yoshihide sẽ họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại thủ đô Washington, Mỹ vào ngày 16/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản sẽ lần đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Biden vào ngày 16/4

Thủ tướng Nhật Bản sẽ lần đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Biden vào ngày 16/4

VOV.VN - Theo nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, Thủ tướng nước này Suga Yoshihide sẽ họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại thủ đô Washington, Mỹ vào ngày 16/4 tới.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc chuẩn bị thảo luận về chính sách với Triều Tiên
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc chuẩn bị thảo luận về chính sách với Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm 2/4) sẽ thảo luận về chính sách đối với Triều Tiên. Mỹ dự kiến sẽ trao đổi với hai nước đồng minh châu Á về việc rà soát chính sách của mình đối với Triều Tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc chuẩn bị thảo luận về chính sách với Triều Tiên

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc chuẩn bị thảo luận về chính sách với Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm 2/4) sẽ thảo luận về chính sách đối với Triều Tiên. Mỹ dự kiến sẽ trao đổi với hai nước đồng minh châu Á về việc rà soát chính sách của mình đối với Triều Tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.