Ông Trump đã “thay lòng đổi dạ” với Nga-Trung-NATO ra sao?

VOV.VN-Sau 3 tháng cầm quyền, từ chỗ chủ trương thân Nga, chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc và phê phán sự “lỗi thời” của NATO, giờ ông Trump đã đảo lộn tất cả.

Dư luận từng rất kỳ vọng vào mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Nga sau khi ông Trump lên nắm quyền và bổ nhiệm cựu CEO ExxonMobil Rex Tillerson, một người vốn có quan hệ thân thiết với Nga và cá nhân Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh: Sputnik)

Ngày 28/1, chỉ 8 ngày sau khi nhậm chức, ông Trump đã có cuộc gọi đầu tiên cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)

Ngày 5/2, ông Trump công khai bênh vực ông Vladimir Putin khi Tổng thống Nga bị phóng viên Bill O'Reilly gọi là “kẻ giết người”. Ông Trump phản bác rằng: “anh nghĩ nước mình vô tội lắm sao?” (Ảnh: Fox News)

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 16/2 có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bên lề Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20), tại Bonn, Đức. (Ảnh: AP)

Đây là cuộc tiếp xúc trực tiếp ở cấp cao nhất giữa Mỹ và Nga kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ngày 20/1 vừa qua.  Cuộc gặp được kỳ vọng sẽ mang đến cơ hội giúp Nga và Mỹ xích lại gần nhau hơn. (Ảnh: Getty Images)
Mọi chuyện dường như thay đổi từ ngày 4/4, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên án vụ tấn công hóa học ở Syria, đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, một đồng minh của Nga, là thủ phạm vụ tấn công này. (Ảnh: Reuters)

Ngày 7/4, Nga cảnh báo vụ không kích của Mỹ vào căn cứ không quân Syria để đáp trả vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học của chính quyền Assad sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh Reuters)

Ngày 12/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết niềm tin của Nga vào Mỹ đã xói mòn vì vụ Mỹ không kích Syria. Tuyên bố đưa ra khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang ở thăm Nga. (Ảnh: Reuters)

Vẻ mặt nặng trĩu lo âu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc gặp tại Moscow ngày 12/4 vừa qua vì 2 quan hệ song phương đang rơi xuống đáy – như Tổng thống Donald Trump mô tả khi theo dõi chuyến thăm Nga của ông Tillerson. (Ảnh: AFP)

Quan hệ Mỹ-Trung thời ông Trump khởi đầu khá chông gai. Đầu tháng 5/2016, trong một cuộc vận động tranh cử ở bang Indiana, ông Trump, khi đó vẫn còn là ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa, đã gọi Trung Quốc là “kẻ trộm vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới”, cho rằng nước Mỹ phải giành lại việc làm từ tay Trung Quốc và Washington không thể để Bắc Kinh “cưỡng bức” một lần nữa. (Ảnh: Getty Images)
Bên cạnh tranh cãi thương mại, mối quan hệ Mỹ - Trung những ngày đầu ông Trump nắm quyền còn bị ảnh hưởng bởi ý định xem xét lại chính sách “Một Trung Quốc”. (Ảnh: Reuters)
Ngày 18/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã phải làm rõ trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh rằng Mỹ sẽ không thay đổi chính sách “Một Trung Quốc”. Hai nhà ngoại giao đã bày tỏ tin tưởng Mỹ - Trung có thể trở thành đối tác tốt của nhau. (Ảnh: Reuters)
Ngày 2/4, ngay trước thềm cuộc tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Trung Quốc, với tư cách là nước ảnh hưởng lớn nhất đến Bình Nhưỡng, cần phải giúp đỡ Mỹ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nếu không Mỹ sẽ tự mình hành động. (Ảnh: Reuters)

Thế nhưng cuộc gặp Mỹ - Trung diễn ra tốt đẹp hơn dự đoán của dư luận. (Ảnh: Reuters)
Ông Trump đã tiếp thân mật Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của gia đình ở Florida, một không gian riêng tư và tạo bầu không khí cởi mở. (Ảnh: Reuters)
Chính điều đó cùng với kỳ vọng không quá cao về việc tạo ra sự đột phá mà chỉ là đặt nền móng cho mối quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Trung khiến cho 2 bên đầu hài lòng với kết quả cuộc gặp này. (Ảnh: Reuters)
Đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump từng cho rằng liên minh đã “lỗi thời”, sau khi lên nhậm chức, ông sửa lại một chút rằng mặc dù vậy liên minh này vẫn “rất quan trọng”. (Ảnh: Getty Images)
Hồi tháng 2, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có chuyến thăm châu Âu để trấn an các đồng minh phương Tây của Mỹ. Ông đã gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 20/2 tại Brussels (Bỉ) nhưng dường như điều đó chưa đủ thuyết phục. (Ảnh: Reuters)
Cho đến khi trực tiếp gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 12/4 vừa qua, ông Trump khẳng định rằng liên minh này “không còn lỗi thời nữa” vì đã “thích nghi với sự thay đổi của các mối đe dọa khủng bố”. (Ảnh: Reuters)
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ Trump tiếp đón niềm nở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Mỹ Trump tiếp đón niềm nở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

VOV.VN - Khác với những lời lẽ gay gắt về Trung Quốc khi tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện sự niềm nở khi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Mỹ Trump tiếp đón niềm nở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng thống Mỹ Trump tiếp đón niềm nở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

VOV.VN - Khác với những lời lẽ gay gắt về Trung Quốc khi tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện sự niềm nở khi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Trump đảo ngược lập trường về NATO, Nga và Trung Quốc
Tổng thống Trump đảo ngược lập trường về NATO, Nga và Trung Quốc

VOV.VN-Chưa đầy 3 tháng sau khi nhậm chức, ông Trump đột ngột thay đổi lập trường về một loạt chính sách đối ngoại của Mỹ với NATO, Trung Quốc và Nga.

Tổng thống Trump đảo ngược lập trường về NATO, Nga và Trung Quốc

Tổng thống Trump đảo ngược lập trường về NATO, Nga và Trung Quốc

VOV.VN-Chưa đầy 3 tháng sau khi nhậm chức, ông Trump đột ngột thay đổi lập trường về một loạt chính sách đối ngoại của Mỹ với NATO, Trung Quốc và Nga.