Quân đội Myanmar bắt tay với chiến binh Ấn Độ để đối phó phiến quân?

VOV.VN - Tatmadaw (tức quân đội Myanmar) được cho là đang cho phép các chiến binh dân tộc ở Ấn Độ đồn trú trên lãnh thổ Myanmar để đổi lại việc lực lượng này sẽ tấn công các nhóm quân nổi dậy chống đảo chính ở Myanmar.

Khi lực lượng chiến binh ly khai ở Ấn Độ mở một cuộc phục kích vào ngày 13/11/2021 khiến nhiều quân nhân Ấn Độ thương vong, quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar lại nóng lên.

Hai nhóm phiến quân Ấn Độ thực hiện vụ phục kích này là “Quân giải phóng Nhân dân” (PLA) và Mặt trận nhân dân Manipur Naga (MNPF). Đáng chú ý, 2 nhóm phiến quân này được biết đều có cơ sở ở vùng biên giới Myanmar và lực lượng của họ được cho là có thể đã rút quân qua biên giới vào lãnh thổ Myanmar sau khi thực hiện các vụ phục kích này.

Ấn Độ và Myanmar chung đường biên giới dài tới 1.600km. Địa hình đồi núi ở đây về lý thuyết tạo điều kiện thuận lợi cho các phiến quân Ấn Độ rút qua biên giới sang Myanmar.

Các nhóm phiến quân dân tộc Ấn Độ như Naga, Manipuri và Assamese (đông bắc Ấn Độ) trong nhiều năm đã duy trì căn cứ của mình ở khu vực Sagaing của Myanmar.

Giới chức Myanmar được cho là đã không để tâm đến các nhóm phiến quân Ấn Độ này. Tuy nhiên vào tháng 1/2019, Tatmadaw đánh chiếm một trong các căn cứ như vậy. Chiến dịch quân sự này đã cải thiện đáng kể quan hệ quân sự giữa Ấn Độ và Myanmar.

Quân đội Myanmar bị thiếu nhân lực do phải căng mỏng lực lượng

Tuy nhiên, hiện nay có các dấu hiệu cho thấy Tatmadaw đang không chỉ làm ngơ trước sự hiện diện của các nhóm phiến quân nước ngoài ở vùng biên của Myanmar mà còn đang tận dụng họ để đánh lại các nhóm kháng chiến chống chính quyền quân đội như là nhóm Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) – nhóm đã phát triển trên khắp đất nước này kể từ sau cuộc đảo chính của quân đội Myanmar vào đầu tháng 2/2021.

Các phiến quân từ vùng Manipur (Ấn Độ) được biết là đã tấn công các đơn vị PDF ở khu vực Tamu thuộc vùng Sagaing.

Vào cuối tháng 9/2021, một lực lượng được biết đến với cái tên “Quân đội Cách mạng Zomi” đã tấn công một doanh trại do lực lượng chống đảo chính lập nên ở Tedim, bang Chin (Myanmar).

Các nguồn tin tại chỗ ở Myanmar cho hay, xu hướng Tatmadaw tận dụng các lực lượng chiến binh nước ngoài như thế này sẽ gia tăng trong bối cảnh nhân lực của Tatmadaw đã bị căng mỏng để đối phó với phiến quân Myanmar, kể cả ở những nơi từng yên tĩnh của quốc gia Đông Nam Á này.

Bên cạnh nhóm PLA còn có một số nhóm quân nổi dậy Meitei khác, như PREPAK, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Thống nhất… MNPF là một nhóm nhỏ của các chiến binh dân tộc Naga.

Các nhóm này đã từ lâu được đóng ở phần biên giới bên phía lãnh thổ Myanmar.

Việc Myanmar không có khả năng hoặc không muốn nhổ tận gốc các trại quân nổi dậy như thế này đã là một cái gai trong quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Myanmar, gây ra nhiều sự nghi kỵ trong quan hệ hai nước nhiều năm qua.

Giới chức Myanmar thường phủ nhận sự tồn tại của các căn cứ như thế.

Nhân tố Trung Quốc

Trong khi đó, Trung Quốc có lợi ích địa chiến lược thiết yếu ở Myanmar do có dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Ấn Độ không lên tiếng về cuộc đảo chính ở Myanmar do lo ngại nếu làm thế, Trung Quốc sẽ có thêm điều kiện củng cố các tham vọng của mình ở trong vùng.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, Bipin Rawat, đã tuyên bố công khai trong một hội thảo trực tuyến với chủ đề “Cơ hội và thách thức ở Đông Bắc Ấn Độ” vào ngày 24/7/2021 rằng “BRI của Trung Quốc sẽ có thêm xung lực mới với các lệnh trừng phạt nhằm vào Myanmar” hậu đảo chính.

Tướng Rawat nói rằng Ấn Độ cần theo dõi sát sao tình hình ở Myanmar, khi Trung Quốc đã đẩy mạnh gây ảnh hưởng ở Myanmar trong bối cảnh quốc tế áp đặt các lệnh trừng phạt lên Myanmar sau cuộc đảo chính vào ngày 1/2/2021.

Giới quan sát cho rằng Ấn Độ hiện nay sẽ rất khó có thể làm ngơ trước thực tế về liên minh mới giữa quân nổi dậy ở Ấn Độ và Tatmadaw./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Hun Sen sẽ gặp Thống tướng Min Aung Hlaing tại Myanmar vào đầu năm 2022
Thủ tướng Hun Sen sẽ gặp Thống tướng Min Aung Hlaing tại Myanmar vào đầu năm 2022

VOV.VN - Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ thăm Myanmar vào đầu tháng 1/2022 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ lâm thời Min Aung Hlaing.

Thủ tướng Hun Sen sẽ gặp Thống tướng Min Aung Hlaing tại Myanmar vào đầu năm 2022

Thủ tướng Hun Sen sẽ gặp Thống tướng Min Aung Hlaing tại Myanmar vào đầu năm 2022

VOV.VN - Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ thăm Myanmar vào đầu tháng 1/2022 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ lâm thời Min Aung Hlaing.

Quân đội Myanmar phải căng sức đối đầu với phe đối lập trên nhiều mặt trận
Quân đội Myanmar phải căng sức đối đầu với phe đối lập trên nhiều mặt trận

VOV.VN - Sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar vào tháng 2/2021, phong trào vũ trang phản kháng ngày càng nở rộ ở quốc gia này, với sự tham gia của nhiều lực lượng ở nhiều vùng, khiến quân đội Myanmar (Tatmadaw) ít nhiều buộc phải phân tán lực lượng ra các mặt trận.

Quân đội Myanmar phải căng sức đối đầu với phe đối lập trên nhiều mặt trận

Quân đội Myanmar phải căng sức đối đầu với phe đối lập trên nhiều mặt trận

VOV.VN - Sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar vào tháng 2/2021, phong trào vũ trang phản kháng ngày càng nở rộ ở quốc gia này, với sự tham gia của nhiều lực lượng ở nhiều vùng, khiến quân đội Myanmar (Tatmadaw) ít nhiều buộc phải phân tán lực lượng ra các mặt trận.

Quân đội Myanmar và chính quyền dân sự bị lật đổ tranh giành ghế nóng tại Liên Hợp Quốc
Quân đội Myanmar và chính quyền dân sự bị lật đổ tranh giành ghế nóng tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Cả chính quyền quân sự Myanmar lẫn chính quyền dân sự mới bị lật đổ hồi tháng 2/2021 ở quốc gia Đông Nam Á này đều nhận chiếc ghế của Myanmar tại Liên Hợp Quốc là thuộc về mình.

Quân đội Myanmar và chính quyền dân sự bị lật đổ tranh giành ghế nóng tại Liên Hợp Quốc

Quân đội Myanmar và chính quyền dân sự bị lật đổ tranh giành ghế nóng tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Cả chính quyền quân sự Myanmar lẫn chính quyền dân sự mới bị lật đổ hồi tháng 2/2021 ở quốc gia Đông Nam Á này đều nhận chiếc ghế của Myanmar tại Liên Hợp Quốc là thuộc về mình.

Myanmar rúng động trước lời kêu gọi "khởi nghĩa toàn quốc", giới trẻ lo sợ "tắm máu"
Myanmar rúng động trước lời kêu gọi "khởi nghĩa toàn quốc", giới trẻ lo sợ "tắm máu"

VOV.VN - Dư luận trong và ngoài Myanmar đang rúng động trước lời kêu gọi "khởi nghĩa toàn quốc" của phe đối lập chống đảo chính quân sự ở nước này. Giới trẻ Myanmar có một bộ phận ủng hộ lời kêu gọi đó nhưng cũng có nhiều người lo sợ sẽ xảy ra cảnh tắm máu, "nồi da nấu thịt"...

Myanmar rúng động trước lời kêu gọi "khởi nghĩa toàn quốc", giới trẻ lo sợ "tắm máu"

Myanmar rúng động trước lời kêu gọi "khởi nghĩa toàn quốc", giới trẻ lo sợ "tắm máu"

VOV.VN - Dư luận trong và ngoài Myanmar đang rúng động trước lời kêu gọi "khởi nghĩa toàn quốc" của phe đối lập chống đảo chính quân sự ở nước này. Giới trẻ Myanmar có một bộ phận ủng hộ lời kêu gọi đó nhưng cũng có nhiều người lo sợ sẽ xảy ra cảnh tắm máu, "nồi da nấu thịt"...

Phiến quân Myanmar ngày càng lớn mạnh, thiết lập hành lang chiến lược chống chính quyền
Phiến quân Myanmar ngày càng lớn mạnh, thiết lập hành lang chiến lược chống chính quyền

VOV.VN - Các Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) chống đảo chính quân sự ở Myanmar đang liên kết với các nhóm phiến quân dân tộc để hình thành một tuyến hành lang kháng chiến không thể công phá từ phía bắc đến phía tây nước này, đẩy quân đội Myanmar vào thế khó.

Phiến quân Myanmar ngày càng lớn mạnh, thiết lập hành lang chiến lược chống chính quyền

Phiến quân Myanmar ngày càng lớn mạnh, thiết lập hành lang chiến lược chống chính quyền

VOV.VN - Các Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) chống đảo chính quân sự ở Myanmar đang liên kết với các nhóm phiến quân dân tộc để hình thành một tuyến hành lang kháng chiến không thể công phá từ phía bắc đến phía tây nước này, đẩy quân đội Myanmar vào thế khó.

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar
Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

VOV.VN - Trung Quốc nổi tiếng về mối quan hệ nồng ấm với chính quyền quân sự Myanmar. Nhưng Nga còn tích cực chìa tay với Myanmar hơn nữa. Myanmar đang là cánh cổng địa chiến lược của Nga.

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

Nga vượt Trung Quốc về mức độ tích cực chìa tay với nhà cầm quyền quân sự Myanmar

VOV.VN - Trung Quốc nổi tiếng về mối quan hệ nồng ấm với chính quyền quân sự Myanmar. Nhưng Nga còn tích cực chìa tay với Myanmar hơn nữa. Myanmar đang là cánh cổng địa chiến lược của Nga.

Trung Quốc lặng yên trước cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar
Trung Quốc lặng yên trước cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar

VOV.VN - Siêu cường Trung Quốc tuyên bố rằng họ không muốn có bạo lực ở Myanmar (sau cuộc đảo chính quân sự tại đây vào đầu tháng 2/2021). Đến khi nổ ra vụ trấn áp biểu tình gây chết người ở đây vào hôm 28/2, về cơ bản Trung Quốc vẫn lặng thinh.

Trung Quốc lặng yên trước cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar

Trung Quốc lặng yên trước cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar

VOV.VN - Siêu cường Trung Quốc tuyên bố rằng họ không muốn có bạo lực ở Myanmar (sau cuộc đảo chính quân sự tại đây vào đầu tháng 2/2021). Đến khi nổ ra vụ trấn áp biểu tình gây chết người ở đây vào hôm 28/2, về cơ bản Trung Quốc vẫn lặng thinh.