Tròn 1 năm tiêm vaccine COVID-19: Việt Nam đã tiêm gần 198 triệu liều

VOV.VN - Đến ngày 8/3/2022 - tròn 1 năm sau những mũi tiêm đầu tiên - Việt Nam đã tiêm tổng số 197.910.353 liều vaccine COVID-19 cho người dân.

Sáng 8/3/2021, những mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam đã được tiêm cho các cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Hải Dương.

Đến ngày 8/3/2022 - tròn 1 năm sau những mũi tiêm đầu tiên - Việt Nam đã tiêm tổng số 197.910.353 liều vaccine COVID-19. Không chỉ bao phủ 2 liều cơ bản, Việt Nam cũng đang tích cực triển khai tiêm mũi 3, mở rộng độ tuổi tiêm chủng.

Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 180.887.693 liều gồm: mũi 1 là 70.860.108 liều; mũi 2 là 67.675.096 liều; mũi 3 là 1.500.984 liều; mũi bổ sung là 14.239.065 liều; mũi nhắc lại là 26.612.440 liều.

Tại nhiều địa phương cũng đã triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi được 17.022.660 liều, gồm: mũi 1 là 8.743.818 liều; mũi 2 là 8.278.842 liều.Loại vaccine phòng COVID-19 đầu tiên Việt Nam sử dụng là vaccine của AstraZeneca, 1 trong 3 loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua, chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và đến thời điểm đó đã được dùng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo Bộ Y tế, mỗi lô vaccine sau khi về đến Việt Nam đã được nhanh chóng cung ứng để triển khai tiêm chủng cho người dân theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ, hướng đến mục tiêu mở rộng độ bao phủ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam, sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc đẩy nhanh việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine thông qua chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.

Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- 11 tuổi; nghiên cứu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4.

Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi mỗi người Việt Nam chung sức phòng, chống dịch COVID-19, bằng cách tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đầy đủ theo khuyến cáo của ngành y tế, đi cùng với nghiêm túc thực hiện 5K để bảo vệ mình và cộng đồng./.

Ngày 10/7/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chính thức phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên toàn quốc - là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất, chưa từng có trong lịch sử. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khẳng định thông điệp, quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân Việt Nam với nỗ lực khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và đưa đất nước trở lại cuộc sống "bình thường mới".

Đến ngày 03/3/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 218 triệu liều vaccine; thực hiện phân bổ 204,4 triệu liều (còn khoảng 13,6 triệu liều chưa phân bổ đang tiến hành các thủ tục kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine). 

Trong 30 ngày triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa xuân (từ 29/01/2022 - 28/02/2022), cả nước tiêm được hơn 14 triệu liều, chủ yếu là liều bổ sung và liều nhắc lại (hơn 12 triệu liều), góp phần vào việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 liều vaccine cơ bản và tiêm mũi 3 trên toàn quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 1.400 trường hợp F0 ở Vĩnh Long là giáo viên và học sinh
Hơn 1.400 trường hợp F0 ở Vĩnh Long là giáo viên và học sinh

VOV.VN - Khoảng 1 tháng nay, từ khi cho học sinh đi học trực tiếp trở lại, ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long ghi nhận hơn 1.400 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 tại các cơ sở giáo dục. Trong số này có khoảng 230 giáo viên và gần 1.200 học sinh.

Hơn 1.400 trường hợp F0 ở Vĩnh Long là giáo viên và học sinh

Hơn 1.400 trường hợp F0 ở Vĩnh Long là giáo viên và học sinh

VOV.VN - Khoảng 1 tháng nay, từ khi cho học sinh đi học trực tiếp trở lại, ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long ghi nhận hơn 1.400 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 tại các cơ sở giáo dục. Trong số này có khoảng 230 giáo viên và gần 1.200 học sinh.

Test nhanh COVID-19, vạch đậm có phải bệnh nặng?
Test nhanh COVID-19, vạch đậm có phải bệnh nặng?

VOV.VN - Nhiều người khi test nhanh Covid-19 nghĩ rằng vạch đậm lên nghĩa là bệnh nặng và vạch mờ là bệnh nhẹ, điều này có đúng?

Test nhanh COVID-19, vạch đậm có phải bệnh nặng?

Test nhanh COVID-19, vạch đậm có phải bệnh nặng?

VOV.VN - Nhiều người khi test nhanh Covid-19 nghĩ rằng vạch đậm lên nghĩa là bệnh nặng và vạch mờ là bệnh nhẹ, điều này có đúng?

Dự báo cuối năm nay mới có thể coi COVID-19 là bệnh thông thường
Dự báo cuối năm nay mới có thể coi COVID-19 là bệnh thông thường

VOV.VN - Sau khi có thông tin về đề xuất coi COVID-19 là bệnh thông thường, Bộ Y tế đã khẳng định, thời điểm hiện tại chưa phải là lúc đề xuất này được chấp nhận.

Dự báo cuối năm nay mới có thể coi COVID-19 là bệnh thông thường

Dự báo cuối năm nay mới có thể coi COVID-19 là bệnh thông thường

VOV.VN - Sau khi có thông tin về đề xuất coi COVID-19 là bệnh thông thường, Bộ Y tế đã khẳng định, thời điểm hiện tại chưa phải là lúc đề xuất này được chấp nhận.